15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 1 (Kết nối tri thức) có đáp án: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

69

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Câu 1: Khi trình bày một báo cáo treo tường cần lưu ý gì?

A. Nội dung càng chi tiết càng tốt.

B. Bắt buộc chọn định dạng dọc để trình bày được nhiều nội dung.

C. Dùng ít chữ, tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thống qua hình ảnh và đồ thị.

D. Màu sắc sặc sỡ, kích thước chữ to dễ nhìn.

Đáp án đúng là: C

Khi trình bày một báo cáo treo tường cần lưu ý: Dùng ít chữ, tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thống qua hình ảnh và đồ thị.

Câu 2: Dụng cụ nào sau đây dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng?

A. Đồng hồ đo điện đa năng.

B. Điện kế.

C. Cuộn dây dẫn có hai đèn LED mắc song song.

D. Nhiệt kế.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng cuộn dây dẫn có hai đầu dây nối với hai đèn LED mắc song song, ngược cực theo sơ đồ để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học | Khoa học tự nhiên 9

Câu 3: Bảng chia độ dùng để làm gì?

A. Tạo ra chùm sáng hẹp.

B. Đo chiều dài.

C. Đọc giá trị góc tới, góc khúc xạ, góc phản xạ.

D. Quan sát ảnh qua thấu kính.

Đáp án đúng là: C

Bảng chia độ được sử dụng để đọc giá trị góc tới, góc phản xạ, góc khúc xạ khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 4: Để tạo ra tia sáng, chùm sáng ta có thể dùng dụng cụ nào?

A. Đèn pin.

B. Đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp.

C. Bản bán trụ và bảng chia độ.

D. Đồng hồ đo điện đa năng.

Đáp án đúng là: B

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng ta có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp

Câu 5: Điện kế dùng để làm gì?

A. Đo góc.

B. Phát hiện dòng điện cảm ứng.

C. Đo cường độ dòng điện.

D. Đo điện trở.

Đáp án đúng là: B

Điện kế là dụng cụ dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 6: Đâu là các dụng cụ thí nghiệm quang học thường dùng?

A. Nguồn sáng, bảng chia độ, điện kế, bát sứ.

B. Nguồn sáng, bảng chia độ, đồng hồ đo điện đa năng, bát sứ.

C. Nguồn sáng, bảng chia độ, đèn pin, thấu kính.

D. Nguồn sáng, bảng chia độ, điện kế, cuộn dây dẫn có hai đèn LED.

Đáp án đúng là: C

Các dụng cụ thí nghiệm quang học thường dùng: Nguồn sáng, bảng chia độ, đèn pin, thấu kính.

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây dùng để phân tán nhiệt khi đốt?

A. Lưới tản nhiệt.

B. Bát sứ.

C. Bình cầu.

D. Phếu chiết.

Đáp án đúng là: A

Bát sứ: trộn hoặc đun nóng chảy các chất rắn, cô đặc dung dịch. Thực hiện một số phản ứng tỏa nhiệt mạnh.

Phễu chiết: dùng để tách chất theo phương pháp chiết.

Bình cầu: đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất.

Lưới tản nhiệt: dùng để phân tán nhiệt khi đốt.

Câu 8: Các hóa chất cần được bảo quản như thế nào?

A. Trong chai hoặc lọ nhựa, để ở chỗ tối.

B. Trong chai hoặc lọ, được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

C. Trong chai hoặc lọ, có nắp đậy.

D. Trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

Đáp án đúng là: D

Các hóa chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

Câu 9: Thông thường bài báo cáo một vấn đề khoa học có cấu trúc như thế nào?

A. Gồm tiêu đề, phương pháp, thảo luận và kết quả.

B. Gồm tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, kết luận, tài liệu tham khảo, thảo luận và kết quả.

C. Gồm tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, thảo luận và kết quả.

D. Gồm tiêu đề, phương pháp, thảo luận, kết luận và kết quả.

Đáp án đúng là: B

Thông thường bài báo cáo một vấn đề khoa học có cấu trúc gồm tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, kết luận, tài liệu tham khảo, thảo luận và kết quả.

Câu 10: Nội dung báo cáo treo tường có cấu trúc như thế nào?

A. Giới thiệu, phương pháp, kết quả, kết luận, tài liệu tham khảo.

B. Giới thiệu, kết quả, thảo luận, tài liệu tham khảo.

C. Giới thiệu, phương pháp, kết quả, tài liệu tham khảo.

D. Giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận, tài liệu tham khảo.

Đáp án đúng là: D

Nội dung báo cáo treo tường có cấu trúc gồm giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận, tài liệu tham khảo.

Câu 11: Các dụng cụ cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bao gồm các dụng cụ thí nghiệm quang học, điện tử và thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Bản bán trụ là một khối thủy tinh trong suốt.

 

 

b. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính gồm TKHT, TKPK, màn chắn, đèn và khe hình chữ F.

 

 

c. Đồng hồ đo điện đa năng cho phép đo được các đại lượng như cường độ dòng điện, hiệu điện thế…..

 

 

d. Bình cầu dùng để rót chất lỏng hoặc dùng để lọc.

 

 

a - Đúng;

b - Đúng;

c - Đúng;

d – Sai. Bình cầu dùng để đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất.

Câu 12: Đối với các dụng cụ thí nghiệm cần có những lưu ý khi sử dụng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm.

 

 

b. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh.

 

 

c. Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột và dạng chất lỏng.

 

 

d. Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần phải dùng lưới tản nhiệt.

 

 

a – Đúng;

b – Đúng;

c – Sai. Vì:

- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.

- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.

d – Đúng.

Câu 13: Làm thế nào để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

Đáp án: ………………………………………………………

- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.

Câu 14: Có những hình thức nào để thuyết trình một vấn đề khoa học?

Đáp án: ………………………………………………………

Gồm 2 hình thức là thuyết trình trên các phần mềm trình chiếu và báo cáo treo tường.

Câu 15: Trình bày cấu trúc của một bài báo cáo 1 vấn đề khoa học.

Đáp án: ………………………………………………………

Cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học gồm có:

+ Tiêu đề

+ Tóm tắt

+ Giới thiệu

+ Phương pháp

+ Kết quả

+ Thảo luận

+ Kết luận

+ Tài liệu tham khảo

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

I. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm quang học

Dụng cụ

Chức năng

Nguồn sáng

- Đèn dây tóc được nối với nguồn điện 12 V và các tấm chắn sáng có một hoặc nhiều khe sáng.

- Nguồn laser mỗi tia sáng được điều khiển bằng một công tắc trên đèn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Bản bán trụ và bảng chia độ

Bản bán trụ là một khối thủy tinh trong suốt.

Bảng chia độ được sử dụng để đọc giá trị các góc khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính

Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính:

- Thấu kính hội tụ (1)

- Thấu kính phân kì (2)

- Màn chắn (3)

- Đèn (4)

- Khe hình chữ F (5)

- Giá quang học đồng trục (6)

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

2. Một số dụng cụ thí nghiệm điện từ

Dụng cụ

Chức năng

Điện kế

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Điện kế là dụng cụ dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng cho phép đo được các đại lượng khác nhau như I, U, R, … trong mạch điện một chiều cũng như mạch điện xoay chiều.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Cuộn dây dẫn có hai đèn LED

Sử dụng cuộn dây dẫn có hai đèn LED mắc song song, ngược cực để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

3. Một số dụng cụ thí nghiệm về chất và sự biến đổi chất

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

4. Một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể

Để quan sát nhiễm sắc thể cần sử dụng kính hiển vi và các tiêu bản cố định NST.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

- Khi quan sát tiêu bản ở độ phóng đại lớn (100x) cần sử dụng dầu soi kính hiển vi. Dùng dầu soi kính hiển vi giúp quan sát rõ các mẫu vật có kích thước rất nhỏ do đặc tính trong suốt, chỉ số khúc xạ cao.

II. Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

Các hóa chất cơ bản:

- Kim loại: Na, Fe, Cu, …

- Phi kim: S, I2, …

- Oxide: CuO, CaO, MnO2, …

- Acid: HCl, H2SO4, ….

- Base: NaOH, NH3, …

- Chất hữu cơ: C2H5OH, C6H12O6, …

- Chất chỉ thị: Giấy pH, phenolphthalein, …

Các hóa chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

III. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

IV. Bài thuyết trình một vấn đề khoa học

1. Thuyết trình trên các phần mềm trình chiếu

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Lưu ý: Khi thuyết trình sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính và tương tác với người nghe.

2. Báo cáo treo tường

Là một hình thức trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu và được xây dựng như sau:

1. Kích thước và định dạng: Kích thước tiêu chuẩn cho báo cáo treo tường là AO hoặc A1. Chọn định dạng dọc hoặc ngang tùy thuộc vào nội dung và sở thích cá nhân.

2. Tiêu đề và thông tin tác giả: Tiêu đề rõ ràng và dễ đọc từ khoảng cách xa, tên tác giả của báo cáo nên nằm dưới tiêu đề.

3. Định dạng nội dung và thiết kế:

- Chia báo cáo treo tường thành các phần/khu vực rõ ràng như: giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận và kết luận. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ và đồ thị để trình bày thông tin một cách trực quan.

- Cân nhắc việc sử dụng màu sắc: Màu nền không nên quá rực rỡ và nên có sự đối lập giữa màu chữ và màu nền. Font chữ nên đơn giản và dễ đọc, kích thước chữ phù hợp.

4. Nội dung báo cáo treo tường

- Giới thiệu: Mô tả ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu và mục tiêu.

- Phương pháp: Mô tả cách thức thu thập dữ liệu và tiếp cận vấn đề.

- Kết quả: Trình bày dữ liệu thông qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị.

- Thảo luận: Phân tích kết quả và so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có).

- Kết luận: Tóm tắt những phát hiện và đưa ra các gợi ý hoặc hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Tài liệu tham khảo: Liệt kê nguồn tham khảo đã sử dụng. Có thể sử dụng chữ nhỏ hơn ở phần này để tiết kiệm không gian.

Lưu ý khi trình bày: Dùng ít chữ và tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thông qua hình ảnh và đồ thị; đảm bảo hình ảnh và văn bản rõ ràng, sắc nét, trưng bày báo cáo treo tường ở nơi dễ nhìn và tiếp cận được.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá