Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 1 (Kết nối tri thức): Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

837

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Mở đầu trang 6 Bài 1 KHTN 9Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

Lời giải:

Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn cần tìm hiểu kĩ về lí thuyết, cách thực hiện, an toàn trong thí nghiệm

I. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

Hoạt động trang 7 KHTN 9Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo

Lời giải:

Vạch 0 nằm giữa thang đo vì nếu đảo chiều dòng điện thì giá trị sẽ ngược lại

Câu hỏi và bài tập (trang 8)

Câu hỏi 1 trang 8 KHTN 9Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

Lời giải:

Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. Cần lưu ý cầm, nắm cẩn thận vì thủy tinh rất dễ vỡ

Câu hỏi 2 trang 8 KHTN 9Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần dùng lưới tản nhiệt?

Lời giải:

Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần dùng lưới tản nhiệt để trảnh phân bổ nhiệt không đều dẫn đến bị vỡ

II. Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

Hoạt động trang 9 KHTN 9Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base

Lời giải:

Những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ

Câu hỏi và bài tập (trang 9)

Câu hỏi 1 trang 9 KHTN 9: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

Lời giải:

Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng cần cho phép, đóng nắp khi không sử dụng

Câu hỏi 2 trang 9 KHTN 9: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?

Lời giải:

Cần đọc cẩn thận nhãn để tránh nhầm lẫn khi thực hành vì các chất có thể gây ra phản ứng mạnh.

Câu hỏi 3 trang 9 KHTN 9: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?

Lời giải:

Không tự ý nghiền, trộn hóa chất vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn hoặc có thể phát nổ.

Câu hỏi 4 trang 9 KHTN 9: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…)?

Lời giải:

Cần lưu ý đeo khẩu trang, găng tay, thao tác cẩn thận, làm theo hướng dẫn của giáo viên

Câu hỏi và bài tập (trang 14)

Câu hỏi trang 14 KHTN 9: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trinh báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường

Lời giải:

- Ưu điểm: Sống động, đều nêu ra được những nội dung cần thiết

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian nếu muốn bài thuyết trình hay và sống động

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Bài 2. Động năng. Thế năng

Bài 3. Cơ năng

Bài 4. Công và công suất

Bài 5. Khúc xạ ánh sáng

Bài 6. Phản xạ toàn phần

Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

I. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm quang học

Dụng cụ

Chức năng

Nguồn sáng

- Đèn dây tóc được nối với nguồn điện 12 V và các tấm chắn sáng có một hoặc nhiều khe sáng.

- Nguồn laser mỗi tia sáng được điều khiển bằng một công tắc trên đèn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Bản bán trụ và bảng chia độ

Bản bán trụ là một khối thủy tinh trong suốt.

Bảng chia độ được sử dụng để đọc giá trị các góc khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính

Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính:

- Thấu kính hội tụ (1)

- Thấu kính phân kì (2)

- Màn chắn (3)

- Đèn (4)

- Khe hình chữ F (5)

- Giá quang học đồng trục (6)

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

2. Một số dụng cụ thí nghiệm điện từ

Dụng cụ

Chức năng

Điện kế

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Điện kế là dụng cụ dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng cho phép đo được các đại lượng khác nhau như I, U, R, … trong mạch điện một chiều cũng như mạch điện xoay chiều.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Cuộn dây dẫn có hai đèn LED

Sử dụng cuộn dây dẫn có hai đèn LED mắc song song, ngược cực để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

3. Một số dụng cụ thí nghiệm về chất và sự biến đổi chất

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

4. Một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể

Để quan sát nhiễm sắc thể cần sử dụng kính hiển vi và các tiêu bản cố định NST.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

- Khi quan sát tiêu bản ở độ phóng đại lớn (100x) cần sử dụng dầu soi kính hiển vi. Dùng dầu soi kính hiển vi giúp quan sát rõ các mẫu vật có kích thước rất nhỏ do đặc tính trong suốt, chỉ số khúc xạ cao.

II. Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

Các hóa chất cơ bản:

- Kim loại: Na, Fe, Cu, …

- Phi kim: S, I2, …

- Oxide: CuO, CaO, MnO2, …

- Acid: HCl, H2SO4, ….

- Base: NaOH, NH3, …

- Chất hữu cơ: C2H5OH, C6H12O6, …

- Chất chỉ thị: Giấy pH, phenolphthalein, …

Các hóa chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

III. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

IV. Bài thuyết trình một vấn đề khoa học

1. Thuyết trình trên các phần mềm trình chiếu

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Lưu ý: Khi thuyết trình sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính và tương tác với người nghe.

2. Báo cáo treo tường

Là một hình thức trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu và được xây dựng như sau:

1. Kích thước và định dạng: Kích thước tiêu chuẩn cho báo cáo treo tường là AO hoặc A1. Chọn định dạng dọc hoặc ngang tùy thuộc vào nội dung và sở thích cá nhân.

2. Tiêu đề và thông tin tác giả: Tiêu đề rõ ràng và dễ đọc từ khoảng cách xa, tên tác giả của báo cáo nên nằm dưới tiêu đề.

3. Định dạng nội dung và thiết kế:

- Chia báo cáo treo tường thành các phần/khu vực rõ ràng như: giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận và kết luận. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ và đồ thị để trình bày thông tin một cách trực quan.

- Cân nhắc việc sử dụng màu sắc: Màu nền không nên quá rực rỡ và nên có sự đối lập giữa màu chữ và màu nền. Font chữ nên đơn giản và dễ đọc, kích thước chữ phù hợp.

4. Nội dung báo cáo treo tường

- Giới thiệu: Mô tả ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu và mục tiêu.

- Phương pháp: Mô tả cách thức thu thập dữ liệu và tiếp cận vấn đề.

- Kết quả: Trình bày dữ liệu thông qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị.

- Thảo luận: Phân tích kết quả và so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có).

- Kết luận: Tóm tắt những phát hiện và đưa ra các gợi ý hoặc hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Tài liệu tham khảo: Liệt kê nguồn tham khảo đã sử dụng. Có thể sử dụng chữ nhỏ hơn ở phần này để tiết kiệm không gian.

Lưu ý khi trình bày: Dùng ít chữ và tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thông qua hình ảnh và đồ thị; đảm bảo hình ảnh và văn bản rõ ràng, sắc nét, trưng bày báo cáo treo tường ở nơi dễ nhìn và tiếp cận được.

Đánh giá

0

0 đánh giá