15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 3 (Kết nối tri thức) có đáp án: Cơ năng

390

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 3: Cơ năng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Cơ năng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 3: Cơ năng

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 3: Cơ năng

Câu 1. Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với vật khác được gọi là

A. động năng.

B. cơ năng.

C. thế năng.

D. hoá năng.

Đáp án đúng là: C

Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với các vật khác được gọi là: thế năng.

Câu 2. Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang nếu bỏ qua lực cản?

A. Thế năng.

B. Động năng.

C. Cơ năng.

D. Năng lượng.

Đáp án đúng là: C

Nếu cơ năng của vật không chuyển hóa thành dạng năng lượng khác thì cơ năng của vật được bảo toàn.

Câu 3. Đơn vị của cơ năng là gì?

A. Jun (J).

B. Niuton (N).

C. Kilogam (kg).

D. Mét (m).

Đáp án đúng là: A

Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. Đơn vị của động năng và thế năng là Jun (J). ⇒ Đơn vị của cơ năng là Jun (J).

Câu 4. Khi vật rơi từ trên cao xuống thì:

A. Động năng giảm, thế năng tăng.

B. Động năng giảm, thế năng giảm.

C. Động năng tăng, thế năng giảm.

D. Động năng tăng, thế năng tăng.

Đáp án đúng là: C

Khi vật chuyển động từ trên cao xuống, độ cao vật giảm dần và tốc độ vật tăng dần.

⇒ Thế năng giảm, động năng tăng.

Câu 5. Một vật có khối lượng m = 1kg được thả rơi từ độ cao h = 3m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật vừa đến chạm mặt đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật.

A. 215m/s.

B. 415m/s.

C. 15m/s.

D. 260m/s.

Đáp án đúng là: A

Ở độ cao h vật có thế năng là Wt = m.g.h = 1.10.3 = 30 J

Ở tại vị trí vừa chạm mặt đất vật có động năng là:

 Wđ = 12mv2 12.1.v2=0,5v2

Do toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật nên:

t = Wđ ⇔ 30 =  0,5.v2⇒ v = 215m/s

Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:

A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.

B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.

C. động năng bằng thế năng.

D. động năng bằng nữa thế năng.

Đáp án đúng là: B

Khi vật chuyển động lên cao, độ cao vật tăng dần và tốc độ vật giảm gần. Ở độ cao cực đại thế năng của vật cực đại, tốc độ của vật bằng 0 ⇒ động năng = 0.

Câu 7. Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:

A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.

C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát.

D. vật không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản.

Đáp án đúng là: C

Nếu cơ năng của vật không chuyển hóa thành dạng năng lượng khác thì tổng động năng và thế năng của vật không đổi, cơ năng của vật được bảo toàn.

Câu 8. Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

A. Động năng giảm, thế năng tăng.

B. Động năng giảm, thế năng giảm.

C. Động năng tăng, thế năng giảm.

D. Động năng tăng, thế năng tăng.

Đáp án đúng là: A

Khi vật chuyển động lên cao, độ cao vật tăng dần và tốc độ vật giảm gần.

⇒ Thế năng tăng, động năng giảm.

Câu 9. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình vật rơi

A. động năng của vật không thay đổi.

B. thế năng của vật không thay đổi.

C. tổng động năng và thế năng của vật không đổi.

D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.

Đáp án đúng là: C

Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng; do vật được thả rơi tự do nên vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực do đó cơ năng là đại lượng được bảo toàn.

Câu 10. Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

A. thế năng của người giảm và động năng không đổi.

B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.

C. thế năng của người tăng và động năng tăng.

D. thế năng của người giảm và động năng tăng.

Đáp án đúng là: B

Thang máy đi đều lên trên, nên người và thang cùng vận tốc, không thay đổi nên động năng không đổi

Độ cao của người và thang máy tăng dần nên thế năng của người tăng.

Câu 11: Khi sử dụng búa máy để đóng cọc, đầu búa được nâng lên đến một độ cao nhất định rồi thả cho rơi xuống cọc cần đóng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Trong quá trình rơi, động năng của búa luôn bằng 0.

 

 

b. Khi búa càng gần cọc, thế năng của búa càng lớn.

 

 

c. Trong quá trình rơi, động năng và thế năng của đầu búa chuyển hóa qua lại lẫn nhau.                                                

 

 

d. Trong quá trình rơi, động năng của hệ được bảo toàn.                   

 

 

a – Sai. Trong quá trình rơi, có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng. Độ cao của đầu búa giảm, tốc độ của đầu búa tăng nên thế năng của đầu búa giảm và động năng của đầu búa tăng lên.

b – Sai. Khi búa càng gần cọc, thế năng của búa càng nhỏ.

c – Đúng;

d – Sai. Trong quá trình rơi, động năng cùa đầu búa tăng lên.

Câu 12: Con lắc đơn được treo vào giá thí nghiệm bằng một sợi dây không dãn. Kéo vật nặng đến vị trí A ở độ cao h rồi thả nhẹ, vật nặng chuyển động đến vị trí thấp nhất O rồi tiếp tục đi lên và dừng lại tại điểm B, sau đó chuyển động ngược lại.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Động năng và thế năng của con lắc đơn có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

 

 

b. Sau một thời gian chuyển động, độ cao của vật nặng giảm dần vì một phần năng lượng của vật nặng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

 

 

c. Tại A, động năng của vật là lớn nhất.                                                

 

 

d. Tại O, thế năng của vật là nhỏ nhất.                   

 

 

a – đúng;

b – đúng;

c – sai. Khi chuyển động, con lắc đơn ma sát với các phân tử trong không khí nên cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng, cơ năng sẽ không còn được bảo toàn. Tại A, vật ở vị trí cao nhất nên thế năng là lớn nhất, động năng nhỏ nhất. Tại O, vật ở vị trí thấp nhất nên thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất.

d – đúng.

Câu 13: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5kg. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?

Đáp án: …………………………………………………………

Đáp án đúng là: 5J

Giải thích:

Vật có khối lượng 0,5kg thì trọng lượng của vật là P = 10m = 10. 0,5 = 5N

Ta có: Cơ năng của vật là WC = 12mv2 + Ph = 12.0,5.22 + 5.0,8 = 5J

Câu 14: Một vật khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Tốc độ lớn nhất vật đạt được là bao nhiêu?

Đáp án: …………………………………………………………

Đáp án đúng là: 20 m/s

Giải thích:

Đổi đơn vị: 400 g = 0,4 kg; v0 = 0 m/s

Trọng lượng của vật là P = 10m = 10.0,4 = 4 N

Thế năng của vật là Wt = Ph = 4. 20 = 80 (J)

Trong quá trình rơi, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

Khi động năng của vật lớn nhất thì thế năng bằng 0 nhưng tổng cơ năng của vật là không đổi.

Wđmax = Wtmax 12mvmax2=Phmax

120,4vmax2=4.20

⇒ vmax = 20 (m/s)

Câu 15: Xác định cơ năng của một vật có khối lượng 2kg rơi từ độ cao 5m xuống mặt đất?

Đáp án: …………………………………………………………

Đáp án đúng là: 100J

Giải thích:

Khi vật rơi, cơ năng của vật bằng thế năng của vật khi vật ở độ cao lớn nhất.

WC = Wđ + Wt = Wtmax = Phmax = 10.2.5 = 100J

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 3: Cơ năng

I. Cơ năng

Cơ năng của vật là tổng động năng và thế năng.

WC=Wd+Wt=12mv2+P.h

Đơn vị của cơ năng là jun (J).

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 3: Cơ năng

II. Sự chuyển hóa năng lượng

Nếu cơ năng của vật không chuyển hóa thành dạng năng lượng khác thì tổng động năng và thế năng của vật luôn không đổi, cơ năng của vật được bảo toàn.

Trong nhiều trường hợp, cơ năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, khi đó cơ năng không được bảo toàn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 3: Cơ năng

Mở rộng: Cơ năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng do trong quá trình chuyển động vật chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản của môi trường. Khi cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng, cơ năng sẽ không còn bảo toàn nhưng năng lượng vẫn được bảo toàn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Động năng. Thế năng

Đánh giá

0

0 đánh giá