15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2 (Kết nối tri thức) có đáp án: Động năng. Thế năng

686

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 2: Động năng. Thế năng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Động năng. Thế năng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

Câu 1. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì?

A. Thế năng của vật giảm, động năng của vật tăng.

B. Thế năng của vật giảm, động năng của vật giảm.

C. Thế năng của vật tăng, động năng của vật tăng.

D. Thế năng của vật tăng, động năng của vật giảm.

Đáp án đúng là: D

Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì độ cao của vật so với gốc thế năng tăng dần, vận tốc vật giảm dần.

⇒ Thế năng của vật tăng, động năng của vật giảm.

Câu 2. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng lên 10 lần thì thế năng của vật

A. tăng 10 lần.     

B. giảm 10 lần.     

C. tăng 100 lần.    

D. giảm 100 lần.

Đáp án đúng là: A

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó: + P là trọng lượng của vật

                + h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc

Khối lượng m tăng 10 lần ⇒ trọng lượng P tăng 10 lần ⇒ Wt tăng 10 lần.

Câu 3. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi giảm độ cao của vật xuống 4 lần thì thế năng của vật

A. tăng 4 lần.       

B. giảm 4 lần.      

C. tăng 2 lần .

D. giảm 2 lần.

Đáp án đúng là: B

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó:+ P là trọng lượng của vật (N)

                + h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc (m)

Khi độ cao giảm 4 lần thì thế năng cũng giảm 4 lần.

Câu 4. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng và độ cao của vật lên 4 lần thì thế năng của vật

A. tăng 8 lần.       

B. giảm 8 lần.      

C. tăng 16 lần.      

D. giảm 16 lần.

Đáp án đúng là: C

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó: + P là trọng lượng của vật (N)

                + h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc (m)

Khi tăng khối lượng và độ cao của vật lên 4 lần thì thế năng của vật tăng 4.4 = 16 lần.

Câu 5. Một vật đang chuyển động có thể không có

A. động lượng.              

B. động năng.                

C. thế năng.                   

D. cơ năng.

Đáp án đúng là: C

Vì khi đó vật có thể đang ở gốc thế năng.

Câu 6: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào

A. khối lượng của vật.   

B. trọng lượng của vật.  

C. độ cao của vật.          

D. tốc độ của vật.

Đáp án đúng là: D

Thế năng trọng trường là năng lượng của 1 vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vật được chọn làm gốc để tính độ cao.

Câu 7. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì

A. thế năng của vật giảm dần.                         

B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật tăng dần.                          

D. động lượng của vật giảm dần.

Đáp án đúng là: A

Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì độ cao của vật giảm dần, tốc độ của vật tăng dần ⇒ Thế năng của vật giảm dần, động năng của vật tăng dần.

Câu 8. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là

A. Thế năng đàn hồi.     

B. Động năng.               

C. Cơ năng.                  

D. Thế năng trọng trường.

Đáp án đúng là: D

Thế năng trọng trường là năng lượng của 1 vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vật được chọn làm gốc để tính độ cao.

Người ta thường chọn mặt đất làm gốc để tính độ cao.

Câu 9. Xét một vật chuyển động nhanh dần theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Động năng.     

B. Cơ năng.

C. Thế năng.        

D. Vận tốc.

Đáp án đúng là: C

Giá trị của thế năng phụ thuộc vào gốc chọn để tính độ cao. Khi vật chuyển động theo phương nằm ngang thì độ cao của vật so với gốc thế năng không đổi ⇒ thế năng của vật không đổi.

Câu 10. Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường)?

A. Vị trí vật.

B. Vận tốc vật.     

C. Khối lượng vật.

D. Độ cao.

Đáp án đúng là: B

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó: + P là trọng lượng của vật (N).

                 + h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc (m).

Câu 11: Một vật khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Vật không có thế năng trọng trường.

 

 

b. Độ lớn của thế năng trọng trường được tính bằng Wt = Ph

 

 

c. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.

 

 

d. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = dh

 

 

a – Sai. Vật có thế năng trọng trường. Thế năng trọng trường là năng lượng của 1 vật khi nó ở 1 độ cao với gốc thế năng.

b – Đúng;

c – Sai. Đơn vị đo thế năng trọng trường là J.

d – Sai. Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph.

Câu 12: Một vật khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất và chuyển động với vận tốc v.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương.

 

 

b. Giá trị của thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng.                             

 

 

c. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật.                                                

 

 

d. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn.                  

 

 

a – Sai. Vật ở dưới giếng sâu hoặc dưới hầm cách mặt đất một độ cao h ⇒ Thế năng trọng trường mang giá trị âm.

b – Đúng,

c – Đúng,

d – Đúng.

Câu 13: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất, khi đó vật ở độ cao bao nhiêu?

Đáp án: ……………………………………………………………

Đáp án đúng là: 0,4m

Giải thích:

Vật có khối lượng 2kg thì có trọng lượng là P = 10m = 10.2 = 20N

Ta có: Wt = Ph ⇒ h = Wt : P = 8 : 20 = 0,4m

Vậy vật ở độ cao 0,4 m.

Câu 14: Một vật khối lượng m ở độ cao 20m so với mặt đất có thế năng 100J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Khối lượng của vật là bao nhiêu?

Đáp án: ……………………………………………………………

Đáp án đúng là: 0,5kg

Giải thích:

Ta có: Wt = Ph ⇒ P = Wt : h = 100 : 20 = 5 (N)

Vật có trọng lượng 5N thì có khối lượng là P = 10m ⇒ m = 5 : 10 = 0,5kg

Vậy vật có khối lượng là 0,5 kg.

Câu 15: Một vật khối lượng 5kg, ở độ cao 15m so với mặt đất và chuyển động với tốc độ 2m/s. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng và động năng của vật là bao nhiêu?

Đáp án: ……………………………………………………………

Đáp án đúng là: Wt = 750 J; Wđ = 10 J.

Giải thích:

Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng của vật là P = 10m = 10.5 = 50N.

Thế năng của vật là: Wt = Ph = 50.15 = 750 J

Động năng của vật là: Wt=12mv2=12.5.22=10J

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

I. Động năng

Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của nó.

Công thức tính: Wd=12mv2

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.

+ v là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.

+ Wd là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).

II. Thế năng

Thế năng trọng trường (thế năng) là năng lượng của một vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vị trí được chọn làm gốc để tính độ cao.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

Công thức tính: Wt = P.h

Trong đó:

+ P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là niuton (N).

P = 10m, với m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kilôgam (kg).

+ h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc, đơn vị đo là mét (m).

+ Wt là thế năng trọng trường của vật, đơn vị đo là jun (J).

Giá trị của thế năng phụ thuộc vào gốc chọn để tính độ cao (gốc thế năng). Người ta thường chọn mặt đất làm gốc để tính độ cao.

Mở rộng:

- Thế năng đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

- Thế năng tĩnh điện có được khi một điện tích đặt cạnh một điện tích khác, lực tương tác giữa các điện tích tạo ra thế năng của hệ điện tích.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá