15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 8 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

634

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 30: Ôn tập chương 8 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 30: Ôn tập chương 8. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 30: Ôn tập chương 8

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 8

Câu 1. Cho phức chất có dạng hình học như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 30 (có đáp án): Ôn tập chương 8

Dạng hình học của phức chất trên là

A. vuông phẳng.

B. tứ diện.

C. bát diện.

D. lưỡng tháp tam giác.

Đáp án đúng là: C.

Phức chất trên có dạng hình học là bát diện.

Câu 2. Nguyên tử trung tâm trong phức chất Na2[Zn(OH)4] là

A. Na+.

B. Zn2+.

C. O2−.

D. OH.

Đáp án đúng là: B.

Zn2+ là nguyên tử trung tâm, liên kết phối trí với 4OH.

Câu 3. Số oxi hóa của Cr trong phức [Cr(OH)6]3− 

A. +3.

B. +4.

C. +5.

D. +6.

Đáp án đúng là: A.

Gọi số oxi hóa của Cr là a. Ta có a + (−2).6 + (+1).6 = −3. Vậy a = +3.

Câu 4. Kim loại có độ dẫn điện cao nhất trong 4 kim loại: Cu, Li, Ca, Na là

A. Li.

B. Ca.

C. Na.

D. Cu.

Đáp án đúng là: D.

Kim loại có độ dẫn điện cao nhất trong 4 kim loại: Cu, Li, Ca, Na là Cu (được sử dụng làm dây dẫn điện).

Câu 5. Xác định A trong phương trình sau:

[Cr(H2O)3(OH)3](aq)  + 3OH(aq)  → A(aq) + 3H2O(l)

A. [Cr(OH)6]3−

B. [Cr(OH)6]2−

C. [Cr(H2O)6]3−

D. [Cr(H2O)6]2−

Đáp án đúng là: A.

Do có 3 phối tử OH thay thế H2O nên trong A không còn nước phối trí. Do vế trái phương trình có điện tích = −3, vế phải có H2O không mang điện nên đáp án phải chọn là A.

Câu 6. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết

A. cho − nhận.

B. cộng hóa trị phân cực.

C. ion.

D. cộng hóa trị không phân cực.

Đáp án đúng là: D.

Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết cho − nhận.

Câu 7. Phối tử trong phức chất [Ni(CO)4] là

A. Ni.

B. C.

C. O.

D. CO.

Đáp án đúng là: D.

Phối tử trong phức chất [Ni(CO)4] là CO.

Câu 8. Cấu hình e của Ni2+ là (biết Ni có Z = 28)

A. 1s2s22p63s23p63d84s2

B. 1s2s22p63s23p63d8

C. 1s2s22p63s23p63d64s2

D. 1s22s22p63s23p63d74s1

Đáp án đúng là: B.

Cấu hình e của Ni là 1s2s22p63s23p63d84s2 nên cấu hình e của Ni2+ là 1s2s22p63s23p63d8.

Câu 9. Số oxi hóa của Cr trong hợp chất K2CrO4 

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. +8.

Đáp án đúng là: C.

Gọi số oxi hóa của Cr trong K2CrO4 là a. Ta có + 1.2 + a + (−2).4 = 0. Vậy a = +6.

Câu 10. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3. Ban đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục (1). Sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lá cây (2). Hiện tượng cho thấy phức chất tạo thành là hiện tượng nào?

A. Hiện tượng (1).

B. Hiện tượng (2).

C. Cả hiện tượng (1) và hiện tượng (2).

D. Không có hiện tượng nào cho thấy sự tạo thành phức chất.

Đáp án đúng là: B.

Do (1) là quá trình hình thành kết tủa Cr(OH)3, (2) là quá trình hòa tan kết tủa thành phức chất.

Câu 11. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 loãng.

a. Dung dịch từ màu xanh chuyển sang màu vàng.

b. Phức chất [Cu(H2O)4]2+  được tạo thành.

c. Các phối tử H2O trong phức chất [Cu(H2O)4]2+ đã bị thay thế bởi phối tử SO42−.

d. Phức chất tạo thành có dạng bát diện.

a. Đúng.

b. Sai vì phức chất tạo thành là [CuCl4]2−.

c. Sai vì các phối tử H2O trong phức chất [Cu(H2O)4]2+ đã bị thay thế bởi phối tử Cl.

d. Sai vì phức chất tạo thành có dạng vuông phẳng.

Câu 12. Để xác định nồng dộ iron (II) sulfate trong dung dịch X người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ với dung dịch thuốc tím trong môi trường acid.

a. Dung dịch thu được sau phản ứng có màu hồng tím.

b. Có sự xuất hiện của MnO2 màu đen.

c. Có khí SO2 tạo thành trong quá trình làm thí nghiệm.

d. Cứ 1 mol KMnO4 tham gia phản ứng sẽ tác dụng với 5 mol FeSO4.

a. Sai vì dung dịch tạo thành có chứa Fe3+  nên sẽ có màu vàng nhạt.

b. Sai vì số oxi hóa của Mn từ +7 sẽ xuống số oxi hóa +2 nên không có mặt của MnO2.

c. Sai vì H2SO4 ­ không thể hiện tính oxi hóa mà chỉ đóng vai trò là môi trường cho phản ứng do đó không sinh ra khí SO2.

d. Đúng vì phương trình phản ứng hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O.

Câu 13. Theo QCVN 01−1:2018/BYT, hàm lượng sắt tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,3mg/L. Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần ngưỡng cho phép, giả thiết sắt trong mẫu nước tồn tại ở dạng Fe2(SO4)3 và FeSO4  với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 8. Quá trình tách loại sắt trong 10m3 mẫu nước trên được thực hiện bằng cách sử dụng m gam vôi tôi (vừa đủ) để tăng pH, sau đó sục không khí:

Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3CaSO4 (1)

4FeSO4 + 4Ca(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 + 4CaSO4 (2)

Giả thiết vôi tôi chỉ chứa Ca(OH)2. Giá trị của m là bao nhiêu gam? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp số: 122.

Giải thích:

mFe = 0,3.28.10000 = 84000 mg = 84 g

⟹ nFe3+ = 0,3 mol; nFe2+ = 1,2 mol

nOH = 0,3.3 + 1,2.2 = 3,3 mol ⟹ nCaOH2  = 1,65 mol

Vậy m = 74.1,65 = 122 g.

Câu 14. Xét phản ứng sau:

[Cr(H2O)6]3+(aq) + 3OH(aq) → [Cr(H2O)3(OH)3]↓(s) + 3H2O(l)

Hãy cho biết trong phản ứng trên có bao nhiêu phối tử H2O bị thay thế bởi phối tử OH.

Đáp số: 3.

Giải thích:

Do phức chất được tạo thành Cr(H2O)3(OH)3]↓(s) có 3 phối tử H2O mà phức chất ban đầu [Cr(H2O)6]3+ (aq) có 6 phối tử.

Câu 15. Trong phòng thí nghiệm, nồng độ iron(II) sulfate có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ theo phương trình hóa học sau:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Chuẩn độ 10 mL dung dịch FeSO4 a M cần 50 mL dung dịch KMnO4 0,02 M. Tìm giá trị của a.

Đáp số: 0,5.

Giải thích:

Theo phương trình: Số mol FeSO4 gấp 5 lần số mol KMnO4 ⇒10.a = 5.50.0,02 ⇒ a = 0,5.

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 8

1. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm 9 nguyên tố thuộc chu kì 4, từ Sc (Z = 21) đến Cu (Z = 29).

- Cấu hình electron của nguyên tử các kim loại chuyển tiếp có dạng 3d1-104s1-2.

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy cao, thường có độ cứng lớn, khá nặng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

- Các nguyên tố chuyển tiếp có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. Các ion kim loại chuyển tiếp thường có màu sắc phong phú.

- Sự có mặt của ion Cu2+ hoặc ion Fe3+ trong dung dịch được nhận biết bằng phản ứng tạo thành kết tủa màu xanh nhạt của Cu(OH)2 hoặc nâu đỏ của Fe(OH)3.

2. Sơ lược về phức chất

- Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử.

- Phức chất có dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

- Trong phức chất, phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm tạo liên kết cho - nhận.

- Sự tạo thành phức chất trong dung dịch có thể được nhận ra nhờ dấu hiệu xuất hiện kết tủa, hoà tan kết tủa, thay đổi màu sắc.

- Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp đều tạo phức chất aqua, hầu hết có dạng hình học bát diện. Các phối tử trong phức chất có thể bị thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn bởi các phối tử khác.

- Phức chất có ứng dụng trong y học, công nghiệp hóa chất. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá