15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

668

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 14: Ôn tập chương 4 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Ôn tập chương 4. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14: Ôn tập chương 4

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

Câu 1: Poly (vinyl acetate) là polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp     

A. CH2=CH−COO−CH3.                                                                      

B. CH2=CH−COO−C2H5.

C. CH3COO−CH=CH2.                                       

D. C2H5COO−CH=CH2.

Đáp án đúng là: C

Poly (vinyl acetate) là polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp vinyl acetate: CH3COO−CH=CH2.      

Tên các ester còn lại: CH2=CH−COO−CH3: methyl acrylate; CH2=CH−COO−C2H5: ethyl acrylate; C2H5COO−CH=CH2: vinyl propionate.

Câu 2: Chỉ ra phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protein.

B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nylon là poliamide.

C. Quần áo nylon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.

D. Tơ nylon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt. 

Đáp án đúng là: D

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Đúng vì quần áo nylon, len, tơ tằm khi giặt với xà phòng có độ kiềm cao sẽ dễ bị thủy phân, do có chứa liên kết −CO−NH− trong phân tử.

D. Sai vì tơ nylon, tơ tằm, len kém bền với nhiệt. 

Câu 3: Phát biểu không đúng là

A. Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide (C6H10O5)n  nhưng cellulose có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.

B. Len, tơ tằm, tơ nylon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc kiềm.

C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.

D. Đa số các polymer đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.

Đáp án đúng là: B

A. Đúng.

B. Sai vì len, tơ tằm, tơ nylon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc kiềm do có chứa liên kết −CO−NH− trong phân tử.

C. Đúng

D. Đúng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Các vật liệu polymer thường là chất rắn không bay hơi.

B. Polymer là những chất có phân tử khối rất lớn và do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

C. Hầu hết các polymer tan trong nước và các dung môi hữu cơ.

D. Polyethylene và poly(vinyl chloride) là loại polymer tổng hợp, còn tinh bột và cellulose là loại polime thiên nhiên.

Đáp án đúng là: C

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Sai vì hầu hết các polymer không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.

D. Đúng.

Câu 5: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?

A. CH2=CHCl.                                                     

C. CH3−CH2−C≡CH.    

B. CH2=C(CH3)−CH=CH2.                                                                      

D. CH2=CH2.

Đáp án đúng là: C

Trùng hợp CH2=C(CH3)−CH=CH2 (isoprene) thu được cao su isoprene.

Câu 6. Tơ được sản xuất từ cellulose là

A. Tơ tằm.                      

B. Tơ visco.                    

C. Tơ nylon-6,6.             

D. Tơ capron.

Đáp án đúng là: B

Các loại tơ được sản xuất từ cellulose:

+ Tơ visco: hòa tan cellulose trong NaOH loãng và CS2 thu được dung dịch keo rất nhớt là tơ visco.

+ Tơ acetate: hòa tan cellulose với anhydride acetic (có H2SO4 đặc) thu được cellulose diacetate và cellulose triacetate.

Câu 7. Từ C2H2 và HCl có thể điều chế polymer

A. PE.                             

B. PVC. 

C. PS.                           

D. PVA.

Đáp án đúng là: B

Từ C2H2 và HCl có thể điều chế poly (vinyl chloride): PVC.

Phương trình hóa học:

C2H2 + HCl to, p, xt C2H3Cl

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Ôn tập chương 4

Câu 8: Thủy tinh hữu cơ có thể điều chế được bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp monome nào?

A. Methyl methacrylate.                                 

B. Acrylic acid.             

C. Methacrylic acid.                                                                       

D. Ethylene.

Đáp án đúng là: A

Thủy tinh hữu cơ: poly (methyl methacrylate) được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp methyl methacrylate: CH2=C(CH3)COOCH3 (trong phân tử có liên kết đôi C=C).

Câu 9: Khi đun nóng hỗn hợp terephthalic acid và ethylene glycol giải phóng phân tử nước và đồng thời thu được

A. poly (ethylene terephthalate).                                                        

B. poly (vinyl alcohol).

C. polethylene.               

D. poly (vinyl chloride).

Đáp án đúng là: A

Khi đun nóng hỗn hợp terephthalic acid và ethylene glycol giải phóng phân tử nước và đồng thời thu được một loại polyester đó là poly(ethylene terephthalate).

Câu 10: Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. HOOC−(CH2)2−CH(NH2)−COOH.                                                 

B. HOOC−(CH2)4−COOH và HO−(CH2)2−OH.

C. HOOC−(CH2)4−COOH và H2N−(CH2)6−NH2.

D. H2N−(CH2)5−COOH.

Đáp án đúng là: C

Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 2 chất có 6C trong phân tử đó là: HOOC−(CH2)4−COOH và H2N−(CH2)6−NH2.

Câu 11. Tơ tự nhiên là loại tơ có sẵn trong tự nhiên như bông, len, tơ tằm.

a. Thành phần chủ yếu của sợi bông là cellulose.                                

b. Sợi bông thuộc loại tơ thiên nhiên.

c. Len và tơ tằm có thành phần chính là protein.

d. Tơ không bền với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

a. Đúng.                        

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai vì tơ bền với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu. Một số tơ như polyamide, polyester bị thủy phân trong môi trường kiềm và acid.

Câu 12. Polymer là khái niệm được dùng cho các hợp chất cao phân tử (hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản). Polymer được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là nhựa, nhưng polymer bao gồm 2 lớp chính là polymer thiên nhiên và polymer nhân tạo.

a. Hầu hết polymer là chất rắn, không tan trong nước và không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

b. Polymer nhiệt dẻo khi bị đun nóng đến nóng chảy thì trở nên mềm, vật liệu này có thể đun nóng và tạo hình một lần duy nhất, không thể tái chế.

c. Polyethylene và nylon-6,6 là được sử dụng làm cao su.

d. Poly(vinyl chloride), cellulose và tinh bột là các polymer tự nhiên. 

a. Đúng.                        

b. Sai vì các polymer nhiệt dẻo đều có thể tái chế do chúng bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.

c. Sai vì polyethylene là nhựa và nylon-6,6 là tơ.

d. Sai vì poly(vinyl chloride) là polymer tổng hợp, được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp vinyl chloride.

Câu 13. Cho các polymer: poly(vinyl chloride) (1); polyacrilonitrile (2); polychloroprene (3); poly (urea-formaldehyde) (4); thủy tinh hữu cơ (5); nylon-6 (6); hồ tinh bột (7); cellulose acetate (8). Có bao nhiêu polymer được sử dụng làm tơ?

Đáp số: 3.

Polymer được dùng làm tơ là: polyacrilonitrile (2); nylon-6 (6); cellulose acetate (8).

Câu 14: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 amu. Số mắt xích trong công thức phân tử của loại cơ này là bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

Đáp số: 133.

Tơ capron: 

Số mắt xích của tơ là 15000113133 (mắt xích).

Câu 15: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ

CH4C2H2C2H3ClPVC

Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện chuẩn cần dùng là bao nhiêu m3?

Đáp số: 4958

Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, ta có: 2nCH4 ⟶ (C2H3Cl)n

nPVC 16.103n mol ⟶  nCH4= 16.103n × 2n = 32.103 mol

⟶ VCH4=793280 L=793,280 m3 

H = 20%, CH4 chiếm 80% khí thiên nhiên ⟶ V khí thiên nhiên = 793,280 20%×80%  4958 m3.

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 4

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

- Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.

- Các phản ứng đặc trưng của polymer: cắt mạch, tăng mạch, giữ nguyên mạch.

- Polymer thường được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.

- Một số vật liệu polymer phổ biến:

Vật liệu polymer

Thành phần, nguồn gốc

Tính chất

Chất dẻo

PE

Trùng hợp ethylene

Có tính dẻo

PP

Trùng hợp propylene

PVC

Trùng hợp vinyl chloride

PS

Trùng hợp styrene

Poly(methyl methacrylate)

Trùng hợp methyl methacrylate

Poly(phenol formaldehyde)

Trùng ngưng phenol với formaldehyde

Vật liệu composite

Vật liệu nền và vật liệu cốt.

Tính chất tốt hơn các vật liệu riêng rẽ ban đầu.

Tơ tự nhiên

Có nguồn gốc từ thiên nhiên: sợi bông, len, tơ tằm,...

Có dạng sợi mảnh, dai bền,...

Tơ bán tổng hợp

Chế biến từ polymer tự nhiên bằng phương pháp hoá học: tơ visco, tơ cellulose acetate.

 

Tơ tổng hợp

Chế biến từ các polymer tổng hợp như: tơ capron, nylon-6,6, tơ nitron.

Cao su

Cao su tự nhiên

Được lấy từ mủ cây cao su.

Có tính đàn hồi.

Cao su nhân tạo

Tổng hợp bằng phương pháp hoá học: cao su buna, buna-S, buna-N, cao su chloroprene, cao su isoprene,...

Keo dán

Nhựa vá săm

Cao su hoà tan trong dung môi hữu cơ.

Có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau.

Keo epoxy

Polymer tạo thành từ nhựa epoxy và một số amine.

Keo poly(urea- formaldehyde)

Polymer tạo thành do phản ứng trùng ngưng giữa urea và formaldehyde.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá