15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

696

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 11: Ôn tập chương 3 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Ôn tập chương 3. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11: Ôn tập chương 3

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 3

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.

B. Amino acid có tính chất lưỡng tính.

C. Dung dịch valine làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

D. Protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác base.

Đáp án đúng là: C

Valine có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH nên dung dịch valine có môi trường trung tính, không làm quỳ tím đổi màu

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch lysine không làm đổi màu quỳ tím.

B. Methylamine là chất tan nhiều trong nước.

C. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino acid.

D. Phân tử Gly-Ala-Val có ba nguyên tử nitrogen.

Đáp án đúng là: C

Lysine có 2 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH nên dung dịch lysine có môi trường base, làm quỳ tím đổi màu xanh.

Câu 3. Aniline (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch

A. NaOH.  

B. Na­2CO3 

C. NaCl.    

D. HCl.

Đáp án đúng là: A

PTHH: C6H5NH2 + HCl ⟶ C6H5NH3Cl

Câu 4. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: methylamine, aniline, acetic acid là

A. phenolphtalein.         

B. quỳ tím. 

C. sodium hydroxide.              

D. sodium chloride.

Đáp án đúng là: B

Dung dịch methyamine có môi trường base nên làm quỳ tím đổi màu xanh, dung dịch aniline có môi trường base yếu nên không làm quỳ tím đổi màu, dung dịch acetic acid có môi trường acid nên làm quỳ tím chuyển hồng.

Câu 5. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Methylamine, dimethylamine, trimethylamine và ethylamine là những chất khí mùi khai khó chịu.

(2) Để khử mùi tanh của cá người ta có thể rửa cá với giấm.

(3) Aniline có tính base và làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) Lực base của các amine luôn lớn hơn lực base của ammonia.

A. (1), (2).  

B. (2), (3), (4).      

C. (1), (2), (3).     

D. (1), (2), (4).

Đáp án đúng là: A

Bao gồm: (1), (2).

(3) Sai vì aniline có tính base yếu không làm đổi màu quỳ tím.

(4) Sai vì lực base của amine thơm yếu hơn ammonia.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác enzyme.

B. Dung dịch valine làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

C. Amino acid có tính chất lưỡng tính.

D. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.

Đáp án đúng là: B

Valine chứa 1 nhóm −COOH và 1 nhóm −NH2 trong phân tử nên dung dịch valine có môi trường trung tính, không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 7. Số nhóm amino (NH2) trong phân tử alanine là

A. 4.

B. 2.  

C. 3.

D. 1.

Đáp án đúng là: D

Alanine có công thức là: CH3CH(NH2)COOH

Vậy alanine có 1 nhóm amino trong phân tử.

Câu 8. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.        

B. H2NCH2COOH.        

C. CH3NH2.

D. C2H5OH.

Đáp án đúng là: B

- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh chúng không có màu.

- Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

- Glycine: H2NCH2COOH là một amino acid, là chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường

Câu 9. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. C6H5NH2

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH3COOH      

D. C2H5OH

Đáp án đúng là: B

PTHH: CH3CH(NH2)COOH + KOH ⟶ CH3CH(NH2)COOK + H2O

CH3CH(NH2)COOH + HCl ⟶ CH3CH(NH3Cl)COOH

Câu 10. Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử glycine là

A. 3.

B. 2.  

C. 1.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Glycine có công thức là H2NCH2COOH: có 1 nhóm carboxyl (COOH).

Câu 11. Xét tính chất điện di của amino acid.

a. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid phụ thuộc vào pH của dung dịch và bản chất của amino acid.

b. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.

c. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.

d. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc và pH của môi trường.

a. Đúng.

b. Sai vì pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.

c. Sai vì pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường

Câu 12. Xét amine có công thức phân tử C3H9N.

a. Có ba amine là đồng phân cấu tạo có cùng công thức C3H9N.

b. Công thức phân tử trên là của alkylamine.

c. Có hai amine bậc hai đều có cùng công thức phân tử C3H9N.

d. Tên gọi gốc – chức của amin bậc ba ứng với công thức C3H9N là trimethylamine.

a. Sai vì có 4 amine: CH3–CH2–CH2–NH2, (CH3)2CH–NH2, CH3–NH–C2H5, (CH3)3N.

b. Đúng.

c. Sai vì chỉ có một amine bậc hai có công thức phân tử C3H9N.

d. Đúng vì (CH3)3N: trimethylamine.

Câu 13. Có bao nhiêu dipeptide tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanine và glycine?

Đáp số 4.

Bao gồm: Gly-Gly, Ala-Ala, Gly-Ala, Ala-Gly.

Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 29,2 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp số: 41,6.

nGly – Ala = 0,2 mol.

PTHH: Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O

                  0,2            →           0,2     →  0,2                (mol)

 mmuối = 0,2.(75 + 22) + 0,2.(89 + 22) = 41,6 gam.

Câu 15. Cho 30 gam hỗn hợp X gồm methylamine, ethylamine, dimethylamine phản ứng vừa đủ với 0,8 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp số 59,2.

Ta có: X (các amine) + HCl ⟶ muối

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mmuối = 30 + 36,5.0,8 = 59,2 gam.

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 3

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

 

AMINE

AMINO ACID

PEPTIDE

PROTEIN

 

 

 

Khái

niệm

Dẫn xuất của ammonia. Trong đó nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia được thay thế bằng gốc hydrocarbon.

Hợp chất tạp chức chứa nhóm amino và nhóm carboxyl.

Cấu tạo từ các đơn vị α-amino acid qua liên kết peptide.

Hợp chất cao phân tử, được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.

 

 

Phân

loại

-Theo bậc amine: Amine bậc 1, 2, 3;

- Theo gốc hydrocarbon: Alkylamine và arylamine.

 

 

Protein đơn giản và protein phức tạp.

 

 

Tính

chất

vật

- Một số amine có nguyên tử carbon nhỏ ở thể khí, tan tốt trong nước.

- Aniline là chất lỏng, ít tan trong nước.

Chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao, thường tan tốt trong nước.

 

Protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng hình cầu tan được trong nước tạo dung dịch keo.

 

 

 

 

 

 

Tính

chất

hóa

học

- Amine có tính base yếu.

- Methylamine, ethylamine, ... có phản ứng tạo phức với Cu(OH)2.

- Amine bậc một phản ứng với nitrous acid.

- Aniline tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzne dễ hơn benzene.

- Có phản ứng đặc trưng của nhóm amino và nhóm carboxyl.

- Có tính lưỡng tính.

- Các ε- và ω-amino acid tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polyamide.

- Bị thủy phân một phần thành các peptide nhỏ hơn và bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các α-amino acid.

- Tripeptide trở lên tham gia phản ứng màu biuret.

- Bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các α-amino acid.

- Tạo sản phẩm rắn có màu vàng khi tác dụng với nitric acid đặc.

- Bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng.

- Tham gia phản ứng màu biuret.

 

Điều

chế

Amine được điều chế bằng cách alkyl hóa ammonia hoặc khử hợp chất nitro.

Ứng

dụng

- Aniline là nguyên liệu tổng hợp một số dược phẩm, phẩm nhuộm, polymer.

- Protein là một trong các nguồn thức ăn chính của con người, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể sống, có nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành công nghệ sinh học.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá