Tailieumoi.vn xin giới thiệu Công thức tính chu vi hình bình hành và 20 bài tập vận dụng được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Hình bình hành. Mời các bạn đón xem:
Công thức tính chu vi hình bình hành
1. Hình bình hành là gì?
Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song.
2. Công thức tính chu vi hình bình hành
Chu vi của hình bình hành bằng hai lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Hay, chu vi hình bình hành là tổng độ dài của bốn cạnh hình bình hành.
C = (a + b) x 2
Trong đó:
3. Bài tập tính chu vi hình bình hành
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành?
A. Hình B
B. Hình C
C. Hình D
D. Hình A
Câu 2: Tính chu vi của hình bình hành sau:
A. 48m
B. 62m
C. 55m
D. 52m
Câu 3: Tính chu vi của miếng bìa sau:
A. 80cm
B. 90cm
C. 92cm
D. 100cm
Bài tập tự luận
Bài 1. Một hình bình hành có cạnh dài bằng 40 cm, cạnh ngắn bằng 25 cm. Tính chu vi của hình bình hành đó?
Hướng dẫn giải
Chu vi của hình bình hành là:
(50 + 25) x 2 = 130 cm
Bài 2. Một hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp lần lượt là 7 cm và 15 cm. Tính chu vi hình bình hành đó
Hướng dẫn giải
Chu vi hình bình hành đó là:
(7 + 15) x 2 = 44 cm
Bài 3. Chu vi hình bình hành bằng 48 cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4 cm.
Hướng dẫn giải
Nửa chu vi của hình bình hành la:
48 : 2 = 24 cm
Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:
(24 + 4) : 2 = 14 cm
Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành la:
24 - 14 = 10 cm
Bài tập tự luyện
Bài 1: Tính chu vi của hình bình hành ABCD:
Bài 2: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là AB = 6 cm, BC = 8 cm và chiều cao AH = 3 cm.
Bài 3: Cho hình bình hành có chu vi là 480 cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia. Tính chiều dài các cạnh của hình bình hành đó?