20 Bài tập Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số lớp 8 (sách mới) có đáp án

62

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 8 Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 8 Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

A. Bài tập Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Bài 1: Một bình đựng 6 viên bi chỉ khác nhau về màu sắc, trong đó có 3 viên bi xanh và 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất để được 2 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu xanh.

  • A.
    13
  • B.
    920
  • C.
    310
  • D.
    25
  • Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

Gọi 3 viên bi xanh lần lượt là A1, A2, A3;

3 viên bi đỏ lần lượt là B1, B2, B3.

Các kết quả có thể của biến cố “lấy ngẫu nhiên 3 viên bi” là: A1A2A3; B1B2A1; B1B2A2; B1B2A3; B2B3A1; B2B3A2; B2B3A3; B1B3A1; B1B3A2; B1B3A3; A1A2B1; A1A2B2; A1A2B3; A2A3B1; A2A3B2; A2A3B3; A1A3B1; A1A3B2;A1A3B3; B1B2B3. Vậy có 20 kết quả có thể.

Các kết quả thuận lợi của biến cố “lấy ngẫu nhiên 3 viên bi sao cho có 2 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu xanh. ” là B1B2A1; B1B2A2; B1B2A3; B2B3A1; B2B3A2; B2B3A3; B1B3A1; B1B3A2; B1B3A3. Vậy có 9 kết quả có thể

Xác suất để được 2 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu xanh là: 920

Bài 2: Biến cố không thể có xác suất bằng bao nhiêu?

  • A.
    Bằng 1
  • B.
    Bằng 0,5
  • C.
    Bằng 0
  • D.
    Các đáp án trên đều sai
  • Hướng dẫn giải:

Đáp án : C

Bài 3: Đội văn nghệ có 2 bạn nam và 7 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.

  • A.
    0,5.
  • B.
    79 .
  • C.
    19 .
  • D.
    29 .
  • Hướng dẫn giải:

Đáp án : D

Đội văn nghệ có: 2 + 7 = 9 bạn nên số kết quả có thể là 9. Vì mỗi bạn đều có khả năng được chọn nên các kết quả là đồng khả năng.

Có 2 bạn nam nên có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Bạn được chọn là nam”

Xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam” là 29

Bài 4: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.

  • A.
    0.
  • B.
    0,2
  • C.
    0,4.
  • D.
    1.
  • Hướng dẫn giải:

Đáp án : A

Gieo con xúc xắc 6 mặt nên có 6 kết quả có thể xảy ra là : mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm., mặt 6 chấm.

Do đó khi gieo không thể xuất hiện mặt lớn hơn 6 chấm nên không có kết quả thuận lợi của biến cố :“ Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.

Vậy xác suất của biến cố cần tìm bằng 0.

Bài 5: Một hộp chứa 3 viên bi xanh, 2 viên bi đỏ, 4 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi. Xác suất để viên bi lấy được là viên bi vàng là:

  • A.
    29
  • B.
    49
  • C.
    13
  • D.
    59 .
  • Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

Tổng số viên bi trong hộp là : 3+2+4=9 (viên)

Xác suất để viên bi lấy được là viên bi vàng là: 49

B. Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

1. Tính xác suất bằng tỉ số

Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

 

2. Cách tính xác suất bằng tỉ số

Việc tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng sẽ gồm các bước sau:

Bước 1. Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2. Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3. Đếm các kết quả thuận lợi cho biên cố E;

Bước 4. Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Ví dụ: Gieo một con xúc xắc.

Các kết quả có thể của hành động trên là 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm. Có 6 kết quả có thể.

Biến cố E: “Gieo được số chấm lẻ” xảy ra khi gieo được các số lẻ. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố E là 1, 3, 5. Có 3 kết quả thuận lợi

Xác suất của biến cố E là: P(E)=36=12

Sơ đồ tư duy Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Đánh giá

0

0 đánh giá