Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng T đã quyết định đầu tư sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm điện tử tiêu dùng

73

Với giải Bài 12 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Bài 12 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng T đã quyết định đầu tư sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm điện tử tiêu dùng. Khi đưa ra quyết định này, công ty đã đánh giá cơ hội và rủi ro. Trong đó cơ hội là gia tăng nhu cầu của khách hàng và chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao của Chính phủ. Bên cạnh đó, công ty cũng đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp xử lí như sau:

Rủi ro

Biện pháp xử lý

Rủi ro về tài chính: chi phí đầu tư, chi phí nhân công cao.

Lập kế hoạch tài chính chi tiết nhằm đảm bảo có đủ vốn để mở rộng và duy trì hoạt động trong trường hợp khó khăn tài chính xuất hiện.

Rủi ro về cung ứng: nguy cơ phụ thuộc vào một số nhà cung ứng duy nhất.

Thực hiện đa dạng hoá nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.

Rủi ro về thị trường: Xu hướng tiêu dùng công nghệ biến đổi nhanh chóng.

Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo | hướng tiêu dùng công nghệ dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm biến đổi nhanh chóng. và duy trì sự cạnh tranh.

a) Từ trường hợp trên, em hãy xác định những cơ hội, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.

b) Em hãy kể tên những biện pháp để ứng phó với những rủi ro có thể gặp phải

Lời giải:

a) Những cơ hội, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh

Cơ hội:

- Gia tăng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm điện tử tiêu dùng.

- Chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao của Chính phủ.

Rủi ro:

- Rủi ro về tài chính: Chi phí đầu tư và chi phí nhân công cao.

- Rủi ro về cung ứng: Nguy cơ phụ thuộc vào một số nhà cung ứng duy nhất.

- Rủi ro về thị trường: Xu hướng tiêu dùng công nghệ biến đổi nhanh chóng.

b) Biện pháp ứng phó với rủi ro:

Rủi ro về tài chính:

- Lập kế hoạch tài chính chi tiết nhằm đảm bảo có đủ vốn để mở rộng và duy trì hoạt động trong trường hợp khó khăn tài chính xuất hiện.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ hoặc vay vốn từ các tổ chức tài chính.

- Quản lý chi phí hiệu quả để giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực tài chính.

Rủi ro về cung ứng:

- Thực hiện đa dạng hóa nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.

- Ký kết hợp đồng dài hạn với nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo nguồn cung ổn định.

- Theo dõi và đánh giá hiệu suất của các nhà cung cấp định kỳ để đảm bảo chất lượng và khả năng cung ứng.

Rủi ro về thị trường:

- Thực hiện nghiên cứu thị trường định kỳ và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh.

- Đổi mới và cải tiến sản phẩm liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường.

- Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.

Đánh giá

0

0 đánh giá