Năm 2023, Chính phủ đã bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

102

Với giải Bài 14 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: An sinh xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 4: An sinh xã hội

Bài 14 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Năm 2023, Chính phủ đã bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,1% (hiện còn 2,93%). Lĩnh vực lao động, việc làm chuyển biến tích cực; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,76%; đã đưa 155 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,55% so với năm 2022; thực hiện hiệu quả các chính sách, chế độ hỗ trợ cho người lao động, nhất là lao động bị mất việc, giảm giờ làm.

(Theo Báo điện tử Chính phủ, chinhphu.vn, ngày 05/01/2024)

a) Theo em, thông tin trên đề cập đến kết quả thực hiện chính sách nào trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam?

b) Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội này có ý nghĩa như thế nào đối với người dân?

Lời giải:

a) Thông tin trên đề cập đến kết quả thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.

b) Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân như sau:

- Cải thiện đời sống: Thu nhập bình quân của người lao động tăng, giúp nâng cao mức sống và ổn định cuộc sống.

- Giảm nghèo: Giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự công bằng xã hội.

- Tạo việc làm: Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường ổn định xã hội.

- Hỗ trợ người lao động: Hỗ trợ người lao động bị mất việc hoặc giảm giờ làm, giúp họ vượt qua khó khăn, đảm bảo quyền lợi và an toàn xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá