15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Câu 1. Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm yếu tố nào sau đây?

A. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư.

B. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

C. Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

D. Giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.

Đáp án đúng là: D

Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.  

Câu 2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

B. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.  

D. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoa - hiện đại hoa: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.

Câu 3. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. GNI/ người.   

B. Gini.

C. HDI.

D. MPI.

Đáp án đúng là: A

- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người) là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng  kinh tế của một quốc gia.

Câu 4. Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số nào dưới đây?

A. HDI. 

B. GDP.

C. GDI.

D. GNI.

Đáp án đúng là: A

Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). HDI phản ánh sự phát triển của con người trên cả 3 phương diện là: sức khỏe, giáo dục và thu nhập

Câu 5. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế

A. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.  

B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.

C. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.

D. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Đáp án đúng là: A

Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là tăng trưởng kinh tế.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.

B. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

C. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.   

D. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đáp án đúng là: C

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. 

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Câu 7. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua yếu tố nào sau đây?

A. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.  

B. Loại bỏ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

C. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.

D. Chỉ số đói nghèo có sự gia tăng nhanh chóng.

Đáp án đúng là: A

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng; chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.

Câu 8. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện như thế nào?

A. Tạo chậm trễ cho việc thích nghi với những công nghệ mới.

B. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.  

C. Tăng cường chi phí cho khai thác tài nguyên thiên nhiên.

D. Làm gia tăng sự không ổn định trong hệ thống tài chính.

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện ở việc: giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.

Câu 9. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội được gọi là

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển kinh tế.           

C. Tăng trưởng kinh tế.

D. Thành phần kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

Câu 10. Tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt là

A. NDI.

B. GNI.

C. GDP.  

D. HDI.

Đáp án đúng là: C

GDP là viết tắt của chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội.

Câu 11. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. …. là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hoá, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

A. Chỉ số phát triển con người (HDI).

B. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

C. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).   

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Đáp án đúng là: B

Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Đáp án đúng là: C

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.  

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả sự biến đổi về chất và lượng của nền kinh tế). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

Câu 13. Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của

A. chuyển dịch kinh tế.

B. phát triển bền vững.       

C. chuyển đổi kinh tế.

D. thành phần kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của phát triển bền vững.

Câu 14. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố nào sau đây?

A. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.

B. Số lao động tham gia sản xuất.

C. Tổng diện tích đất được sử dụng.

D. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.     

Đáp án đúng là: D

Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Câu 15. GDP/ người là viết tắt của chỉ số nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân.

B. Tổng sản phẩm quốc nội.

C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.  

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Đáp án đúng là: C

GDP/ người là viết tắt của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).

- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Phát triển kinh tế

a) Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng, chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng không phải chỉ cần tăng trưởng kinh tế là đã đạt được phát triển kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.

- Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, quốc gia luôn hướng tới mục tiêu tiến bộ xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Vai trò của phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia:

+ Với những tác động từ kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, phát triển kinh tế đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

+ Phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

+ Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…

- Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.

+ Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Trắc nghiệm Bài 3: Bảo hiểm

Trắc nghiệm Bài 4: An sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá