Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Phần 1. 10 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 1. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây?
A. Hội nhập toàn cầu.
B. Hội nhập song phương.
C. Hội nhập đa phương.
D. Hội nhập khu vực.
Đáp án đúng là: A
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập toàn cầu.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây không phải là dịch vụ thu ngoại tệ?
A. Giao thông vận tải quốc tế.
B. Xuất nhập khẩu lao động.
C. Du lịch nội địa.
D. Du lịch quốc tế.
Đáp án đúng là: C
Dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiếm, xuất nhập khẩu lao động, thanh toán và tín dụng, ... Có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ giúp cái thiện cán cân thanh toán quốc tế. Một số hoạt động còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như du lịch, thông tin liên lạc, ...
Câu 3. Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế nào?
Thông tin. Là hiệp định được kí kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác song phương giữa hai nước đã góp phần thúc đẩy liên kết đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia. Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4 978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí gần 69 tỉ USD tính đến tháng 12/2022, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. |
A. Hội nhập kinh tế khu vực.
B. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
C. Hội nhập kinh tế đa phương.
D. Hội nhập kinh tế song phương.
Đáp án đúng là: D
Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Câu 4. Xét về hình thức, có mấy cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế?
A. 2 cấp độ.
B. 4 cấp độ.
C. 3 cấp độ.
D. 1 cấp độ.
Đáp án đúng là: C
Xét về hình thức, có 3 cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế, lần lượt là: hội nhập kinh tế song phương; hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Câu 5. Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập nào dưới đây?
A. Hội nhập song phương.
B. Hội nhập toàn cầu.
C. Hội nhập đa phương.
D. Hội nhập khu vực.
Đáp án đúng là: B
Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập toàn cầu.
Câu 6. Hình thức hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là
A. hợp tác đa phương.
B. hợp tác toàn cầu.
C. hợp tác song phương.
D. hợp tác khu vực.
Đáp án đúng là: D
Hình thức hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là hợp tác khu vực.
Câu 7. Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là
A. đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
B. thanh toán và tín dụng quốc tế.
C. xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
D. đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đáp án đúng là: D
Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. nghiêm cấm tư bản nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
B. siết chặt hàng rào thuế quan để bảo hộ thị trường nội địa.
C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
D. hạn chế việc xuất khẩu lao động và xuất khẩu hàng hóa.
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính;
+ Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài;
+ Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế;...
Câu 9. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn trích sau: “…. là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung”?
A. Đa dạng hóa - đa phương hóa.
B. Hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Toàn cầu hóa.
D. Khu vực hóa.
Đáp án đúng là: B
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Khiến các quốc gia phải hi sinh lợi ích của mình.
B. Giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường.
C. Giúp mỗi quốc gia thu hút vốn đầu tư.
D. Tạo cơ hội việc làm cho các tầng lớp dân cư.
Đáp án đúng là: A
Khiến các quốc gia phải hi sinh lợi ích của mình là nhận định không chính xác khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
- Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.
- Sự cần thiết:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, nhu cầu phát triển của mọi quốc gia.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tiếp cận, sử dụng nguồn lực: vốn, nguồn lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí,...
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
- Xét theo mức độ, có các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế sau: hội nhập song phương, hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu.
+ Hội nhập song phương: quá trình liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên; hai nước kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
+ Hội nhập khu vực: quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ Hội nhập toàn cầu: các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
- Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Quan điểm định hướng là chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, sâu rộng, sử dụng linh hoạt, hiệu quả nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế.
- Một số chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính;
+ Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài;
+ Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế;...
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Trắc nghiệm Bài 4: An sinh xã hội
Trắc nghiệm Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp