Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

2.4 K

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Mở đầu trang 6 KTPL 12: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Theo Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua một số năm như sau:

+ Năm 2010 : 1318 USD/ người/ năm

+ Năm 2015 : 2085 USD/ người/ năm

+ Năm 2021 : 3743 USD/ người/ năm

+ Năm 2022: 4.110 USD/ người/ năm

1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế

Câu hỏi trang 6 KTPL 12: Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm.

Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế

Lời giải:

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2018 – 2022, quy mô GDP và GDP/ người của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh. Cụ thể:

+ Quy mô GDP tăng 1017,87 nghìn tỉ đồng.

+ GDP/ người tăng 8,082 nghìn tỉ đồng.

- Từ năm 1996 – 2021, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người cũng có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể: thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 3590 USD/ người, gấp khoảng 11,96 lần so với năm 1996

Câu hỏi trang 6 KTPL 12: Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ tiêu nào; những chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.

Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ  tiêu nào

Lời giải:

Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ tiêu như:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

+ GDP là tổng giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

+ GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.

- Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người):

+ GDP/ người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

+ Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người (HDI).

- Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

+ Tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài trong một thời kì nhất định.

+ GNI là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và đo lường, theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.

- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người)

+ GNI/ người được tính bằng công thức: Tổng thu nhập của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

+ GNI/người dùng để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính tỉ lệ nghèo nhằm hoạch định chính sách góp phần nâng cao mức sống, xoá đói, giảm nghèo.

2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu của phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 8 KTPL 12: Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Lời giải:

Trong giai đoạn từ 2017 – 2022, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển nhanh. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng của các chỉ tiêu về: GDP, các chỉ số thể hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cụ thể:

+ Về tốc độ tăng trưởng GDP: năm 2022, GDP của Việt Nam đạt 8,02% (tăng 0.55% so với năm 2018).

+ Về chỉ số phát triển con người (HDI), năm 2021 đạt 0,726 (tăng 0.033 so với năm 2018)

+ Tỉ lệ nghèo đa chiều năm 2021 đạt 4.4% (giảm 1,4% so với năm 2018)

+ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập năm 2021 đạt 0,374 (giảm 0.051 so với năm 2018)

+ Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại – tức là: tăng tỉ trọng trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu hỏi trang 8 KTPL 12: Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.

Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế

Lời giải:

Phát triển kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: được thể hiện ở các chỉ số GDP; GDP/ người; GNI và GNI/ người

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí:

+ Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.

+ Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng xã hội, trình độ khoa học công nghệ,...

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: Được thể hiện qua các chỉ số cơ bản như:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI): phản ánh sự phát triển của con người trên ba phương diện là sức khoẻ giáo dục và thu nhập.

+ Chỉ số đói nghèo: thể hiện qua tỉ lệ nghèo đa chiều, phản ánh những thiếu hụt mà người nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiểu hụt các dịch vụ cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

+ Chỉ số bất bình đẳng xã hội: thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini), phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Câu hỏi trang 11 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Lời giải:

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:

+ Tăng trưởng kinh tế là nội dung cơ bản, điều kiện cần của phát triển bền vững;

+ Tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ dẫn đến hậu quả như: môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt; phân hoá giàu nghèo; sự bất bình đẳng; ảnh hưởng xấu đến văn hoá truyền thống, đạo đức, lối sống,…

Câu hỏi trang 11 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.

Lời giải:

Chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam:

- Quan điểm chỉ đạo phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; trong đó chú trọng các vấn đề như:

+ Kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường;

+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là :

+ Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển;

+ Xây dựng một xã hội Việt Nam hoà bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 13 KTPL 12: Em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế theo gợi ý dưới đây

NỘI DUNG

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Các chỉ tiêu

 

 

Vai trò

 

 

 

Lời giải:

NỘI DUNG

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Các chỉ tiêu

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

- Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)

- Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

- Tăng trưởng kinh tế (GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên;

+ Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

+ Chỉ số phát triển con người HDI tăng;

+ Chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini) giảm.

Vai trò

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia:

+ Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

+ Góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

+ Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dụng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…

- Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

Luyện tập 2 trang 14 KTPL 12: Nhận định nào sau đây đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vì sao?

a. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).

b. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định.

c. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

d. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.

e. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.

g. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.

Lời giải:

- Nhận định a. Đúng. Vì: Trăng trưởng kinh tế được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

- Nhận định b. Đúng. Vì: GDP là tổng giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.

- Nhận định c. Đúng. Vì: Chỉ số GNI/ người được tính bằng công thức: tổng thu nhập của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. GNI/người dùng để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính

- Nhận định d. Đúng. Vì: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

- Nhận định e. Đúng. Vì: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất dịnh (so với thời kì gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện trong quy mô và tốc độ. Trong đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng thể hiện sự thay đổi nhanh hay chậm giữa các thời kì.

- Nhận định g. Không đúng. Vì: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả chất và lượng (tức là bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.)

Luyện tập 3 trang 14 KTPL 12: Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:

a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.

b. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khoẻ của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần.

c. Bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số Gini giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Thông qua hệ số Gini cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Lời giải:

- Thông tin a.

+ Chỉ tiêu: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người)

+ Nhận xét: trong giai đoạn 2011 – 2020, GNI/ người của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Cụ thể là: năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011.

- Thông tin b.

+ Chỉ tiêu: chỉ số phát triển con người (HDI)

+ Nhận xét: so với giai đoạn trước, chỉ số HDI của Việt Nam năm 2021 đã có sự tăng lên, cụ thể: chỉ số HDI Việt Nam năm 2021 là 0,703, được xếp hạng 115/191 quốc gia trên thế giới.

- Thông tin c.

+ Chỉ tiêu: chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

+ Nhận xét: từ 2016 – 2020, hệ số Gini của Việt Nam đã giảm 0.058 (0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020) và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Luyện tập 4 trang 14 KTPL 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

a. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

b. Các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nhưng muốn phát triển được phải dựa vào tăng trưởng kinh tế.

c. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Lời giải:

- Nhận định đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Luyện tập 5 trang 15 KTPL 12: Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế trong thông tin sau:

Thông tin. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu phấn dấu dể đến giữa thế kỉ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là điều kiện để thanh niên thể hiện tài năng, sáng tạo, sức trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra những cơ hội mới cho thanh niên tiếp cận công nghệ hiện đại và tri thức văn minh của nhân loại trong thời đại mới. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ đối với công tác thanh niên: tăng cường giáo dục thế hệ trẻ lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lời giải:

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ: thế hệ trẻ đóng là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Để thực hiện trách nhiệm đó, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên.

+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

+ Tham gia các hoạt động cộng đồng, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện,…

Vận dụng

Vận dụng trang 15 KTPL 12: Em hãy sưu tầm thông tin về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với lĩnh vực giáo dục, y tế ở một quốc gia mà em biết.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Thông tin về vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển bền vững đất nước phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa và hợp lý các mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011) đã nêu là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó có mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.

Nhìn một cách tổng quát, phát triển kinh tế chính là tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện để con người có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với bảo đảm các vấn đề xã hội và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường nhân văn, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết và quản lý thống nhất của Nhà nước, để vừa bảo đảm tự do cho kinh tế thị trường phát triển, vừa bảo đảm định hướng chính trị ưu việt của chế độ XHCN.

Mặt khác, văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế và văn hóa là nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Đây chính là điểm tương đồng, nơi hội tụ định hướngphát triển của kinh tế và văn hóa.

Sự khác biệt giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở đây chính là sự khác biệt về vai trò, chức năng xã hộitrong việc tham gia vào quá trình phát triển con người để tạo nên sự phát triển tổng thể cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người (bao gồm cá nhân và cộng đồng, dân tộc và nhân loại, các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau).

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 3: Bảo hiểm

Bài 4: An sinh xã hội

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).

- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Phát triển kinh tế

a) Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng, chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng không phải chỉ cần tăng trưởng kinh tế là đã đạt được phát triển kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.

- Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, quốc gia luôn hướng tới mục tiêu tiến bộ xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Vai trò của phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia:

+ Với những tác động từ kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, phát triển kinh tế đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

+ Phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

+ Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…

- Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.

+ Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

Đánh giá

0

0 đánh giá