Giải SGK Công nghệ lớp 12 (Cánh diều): Ôn tập chủ đề 6

347

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 12 Ôn tập chủ đề 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Ôn tập chủ đề 6 từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 12.

Giải Công nghệ lớp 12 Ôn tập chủ đề 6

1. Hệ thống kiến thức

Câu hỏi trang 84 Công nghệ 12Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây trang 84 Công nghệ 12

Lời giải:

1. Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản:

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống thủy sản

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống thủy sản

- Vai  trò của giống trong nuôi thủy sản:

+ Giống thuỷ sản quyết định năng suất nuôi trồng

+ Giống thuỷ sản quyết định đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng.

2. Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống:

- Đặc điểm sinh sản:

+ Tuổi sinh sản

+ Phương thức sinh sản

- Kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống:

+ Bước 1: Chuẩn bị ao

+ Bước 2: Lựa chọn và thả cá/ tôm giống

+ Bước 3: Chăm sóc, quản lí

+ Bước 4: Thu hoạch

2. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 84 Công nghệ 12: Hãy nêu vai trò của con giống trong nuôi trồng thuỷ sản.

Lời giải:

Vai trò của con giống trong nuôi trồng thủy sản:

- Đóng vai trò quyết định năng suất nuôi trồng. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, các giống thuỷ sản khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.

- Có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng.

Câu hỏi 2 trang 84 Công nghệ 12: Trình bày ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo, chọn và nhân giống thuỷ sản.

Lời giải:

Ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo, chọn và nhân giống thuỷ sản:

Trường hợp

Ứng dụng

Tạo giống

+ Công nghệ tạo giống đơn tính

+ Công nghệ tạo giống đa bội

Chọn giống

Công nghệ chỉ thị phân tử giúp chọn lọc các cá thể thuỷ sản dựa trên các gene quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn như gene tăng trưởng nhanh, gene kháng bệnh, gene chịu lạnh,... Thông qua các chỉ thị phân tử này, việc chọn giống thuỷ sản có thể được thực hiện với thời gian ngắn hơn do có thể chọn lọc ngay ở giai đoạn còn non và cho kết quả chính xác hơn.

Nhân giống

Ứng dụng để nâng cao chất lượng và số lượng con giống, đồng thời giúp người nuôi chủ động mùa vụ.

 

Câu hỏi 3 trang 84 Công nghệ 12: Hãy nêu đặc điểm sinh sản của cá và tôm.

Lời giải:

Đặc điểm sinh sản của cá và tôm:

Đặc điểm

Tôm

Tuổi sinh sản

Mỗi loài có tuổi thành thục khác nhau tùy theo loài

Tuổi sinh sản lần đầu sau 1 tuổi

Mùa sinh sản

Đa số các loài cá sinh sản theo mùa, tập trung vào những tháng có nhiệt độ ấm.

Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 3 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

Phương thức sinh sản

Hầu hết sinh sản bằng phương thức đẻ trứng. Vào mùa sinh sản cá đực và cá cái thường bơi cặp với nhau. Khi điều kiện môi trường thuận lợi cá cái đẻ trứng ra môi trường nước và ngay sau đó cá đực sẽ phóng tinh để thụ tinh. Phôi và cá con phát triển tự nhiên trong môi trường nước. Do quá trình thụ tỉnh và phát triển của con non diễn ra bên ngoài cơ thể nên tỉ lệ sống rất thấp do dịch hại, môi trường bất lợi và thức ăn không đầy đủ.

Vào mùa sinh sản khi tôm bô mẹ thành thục sinh dục, tôm đực sẽ ghép cặp với tôm cái mới lột xác và gắn túi tinh vào thelycum (giữa đôi chân bỏ thứ 4 và 5) của tôm cái. Khi trứng thành thục con cái sẽ đẻ trứng và được thụ tinh với tinh trùng từ trong túi tỉnh. Quá trình thụ tỉnh, phát triển của phôi cũng diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ và phát triển theo các giai đoạn

Điều kiện sinh sản

Hầu hết các loài cá nước ngọt cần các điều kiện sinh thái phù hợp để thực hiện quá trình sinh sản như: tốc độ dòng chảy vừa phải (khoảng 2-5 m/s), oxygen hoà tan cao (khoảng 6-8 mg/L), có giả thể để trứng bám (đối với trứng dính), độ đục vừa phải để tránh dịch hại, nền đáy sạch, nhiệt độ khoảng 25 – 28 °C, thức ăn cho con non dồi dào....

Tôm chỉ sinh sản khi có môi trường thích hợp.

Sức sinh sản

Khác nhau tùy từng loài có thể dao động từ vài trăm đến hàng triệu trứng.

Một mùa sinh sản, tôm có thể đẻ từ 3 đến 4 đợt.

 

Câu hỏi 4 trang 84 Công nghệ 12: Trình bày kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống.

Lời giải:

Kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống:

 

Cá giống

Tôm giống

 

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

 

Bước 1: Chuẩn bị

- Nên chọn ao hình chữ nhật có diện tích từ 1 500 đến 2 000 m² và sâu khoảng 1,2 – 1,5 m, đáy ao phăng và có lớp bùn từ 10 đến 15 cm, bờ ao chắc chắn.

- Làm cạn ao, tẩy dọn (có thể dùng vôi bột hoặc các loại hoá chất diệt tạp khác), phơi ao tối thiểu 3 ngày nhằm diệt trừ địch hại và mầm bệnh.

- Cấp nước vào ao qua túi lọc (hạn chế chất thải và sinh vật địch hại). Tiến hành bón phân vi sinh, phân vô cơ và phân xanh để bổ sung các chất dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển, làm thức ăn cho cá.

- Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nước trong ao đã ổn định và có màu xanh của tảo (xanh nõn chuối) là có thể thả cá vào ao.

Các bước chuẩn bị ao tương tự như chuẩn bị ao ương cá bột.

Bể ương ấu trùng tôm cần phải đặt nổi trong nhà để giảm thiểu tác động của môi trường. Bể ương tôm giống thường có dung tích từ 9 đến 12 m³ và độ cao không quá 1,2 m. Có thể kết nối bể với hệ thống lọc tuần hoàn để đảm bảo chất lượng nước luôn ở ngưỡng tối ưu. Bể ương ấu trùng và toàn bộ vật dụng phải được sát trùng. Nước sau khi được lọc và xử lí bằng hoá chất cần được sục khí để loại bỏ các chất độc trước khi cấp vào bể ương rồi cấp tảo tươi vào bể. Nước cần đảm bảo được các thông số như: độ mặn từ 28 đến 32 %%; nhiệt độ từ 27 đến 30 °C; pH từ 7,5 đến 8,5; DO 4 mg/L; NH, <0,1 mg/L; NO < 0,02 mg/L

Bước 2: Lựa chọn và thả giống

- Lựa chọn cá: Chọn cá bột từ 2 đến 10 ngày tuổi tính từ khi nở (tuỳ theo loài).

- Mùa vụ thả: Miền Bắc thường có 2 thời điểm chính là cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 9 hằng năm (để nuôi lưu qua mùa đông). Miền Nam có thể thả nuôi quanh năm nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa.

- Thả cá: thả với mật độ từ 250 đến 350 con/m². Thả túi dựng cá bột xuống ao để cân bằng nhiệt độ trước khi mở và cho cá từ từ bơi ra khỏi túi. Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Lựa chọn cả: cả có chiều dài cơ thể từ 0,16 đến 7 cm (tuỳ theo từng loài).

- Mùa vụ thả: Sau khi kết thúc giai đoạn ương cá bột lên cả hương tiến hành ương cá hương lên cá giống. Ở miền Bắc, ương cá hương thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (ương giống qua mùa đông).

- Thả cả: mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi. Ví dụ: các loài như mè vinh, he vàng, sặc rằn có thể thả với mật độ từ 100 đến 120 con/m². Đối với các loài chép, trắm cỏ, trôi, mè trắng, tai tượng, trê vàng và trê lai, mật độ thả từ 40 đến 50 con/m².

Lựa chọn ấu trùng tôm hoạt động nhanh nhẹn và đồng đều, không dị hình và không có dấu hiệu của bệnh. Trước khi thả tôm vào bể ương cần phải tiến hành tắm sát trùng cho tôm bằng iodine. Có thể tiến hành thả với mật độ từ 350 đến 400 ấu trùng/L nước.

Bước 3: Chăm sóc, quản lí

- Trong 2 tuần đầu có thể cho ăn các loại thức ăn dạng bột mịn như lòng đỏ trứng gà, sữa đậu nành, bột ngô, ... với lượng thức ăn từ 100 đến 200 g cho 10 000 cá/ngày và cho ăn làm 2 lần (sáng và chiều). Từ tuần thứ 3 trở đi cả đã bắt đầu ăn thức ăn đặc trưng của loài nên cần quan sát để điều chỉnh thức ăn và bổ sung phân bón. Nếu cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì cho ăn với lượng từ 10 đến 15% tổng khối lượng thân cả (cần cân lấy mẫu cá để ước lượng tổng khối lượng cá). Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh.

- Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein từ 28 đến 35% đối với cá chép, rô phi, rô đồng và 35 đến 40% đối với cả trắm đen, cá lóc, cá trê. Hai tuần đầu tiên cho cả ăn với lượng thức ăn là 3 kg/10 000 cá/ngày. Những tuần tiếp theo cho cả ăn với lượng thức ăn là 5 kg/10 000 cá/ngày. Đối với các loài như mè vinh, trắm cỏ, thì cần phải cho ăn thêm các loại bèo tấm, cỏ xanh....

- Người nuôi cần thường xuyên quan sát để căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

- Tôm rất phàm ăn nên có thể cho chúng ăn 8 đến 10 bữa trong một ngày và cho ăn đến no để tránh hiện tượng tấn công đồng loại khiến tỉ lệ hao hụt cao. Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm và tỉnh trạng thức ăn trong ống tiêu hoá để điều chỉnh lượng thức ăn. 

- Trong quá trình ương, cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, siphon đáy để hút loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác chết ấu trùng tích tụ ở đáy bể ra ngoài. Có thể siphon thay nước 10 đến 50% lượng nước trong bể tuỳ theo chất lượng nước. Ngoài ra, có thể bổ sung men vi sinh hoặc áp dụng ương tôm theo công nghệ biofloc

Bước 4: Thu hoạch

Sau khi ương từ 25 đến 30 ngày, cả đạt đến giai đoạn cá hương, tiến hành thu hoạch hoặc san thưa để ương tiếp lên cá giống. Dùng cho cá ăn ít nhất một ngày trước khi kéo lưới đánh bắt. Cá cần phải được luyện, ép để loại bỏ chất thải trong ống tiêu hoá và quen với điều kiện thiếu dưỡng khí trước khi vận chuyển, tránh hiện tượng chết hàng loạt.

Thường sau 2 đến 3 tháng nuôi là cả hương có thể đạt kích cỡ của cá giống và có thể chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm. Lưu ý: cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt vận chuyển.

Khi tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng PL12 (đối với tôm thẻ chân trắng) và PL15 (đối với tôm sú) là có thể thu tôm để bán giống hoặc chuyển sang hệ thống nuôi thương phẩm

 

Câu hỏi 5 trang 84 Công nghệ 12: Vì sao cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt vận chuyển?

Lời giải:

Cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt vận chuyển:

Lí do

Phân tích

Giảm thiểu chất thải

+ Cá thải ra phân và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển. Chất thải này sẽ tiêu thụ oxy trong nước, dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan và gây nguy hiểm cho cá.

+ Luyện cá nhịn đói 1-2 ngày trước khi vận chuyển giúp giảm lượng chất thải trong cơ thể cá, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nước trong quá trình vận chuyển.

Tăng cường sức khỏe

Việc ép cá vận động trước khi vận chuyển giúp tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng của cá. Cá khỏe mạnh sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường mới và ít bị stress hơn trong quá trình vận chuyển

Giảm nguy cơ bệnh tật

+ Luyện cá nhịn đói giúp giảm lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa của cá, hạn chế nguy cơ phát bệnh trong quá trình vận chuyển.

+ Tắm cho cá bằng dung dịch muối NaCl nồng độ 2-3% trong 7-10 phút trước khi vận chuyển giúp sát trùng và phòng bệnh cho cá.

Giữ cá đẹp

Gây mê cá trước khi vận chuyển giúp cá không bị trầy xước, bong tróc vẩy trong quá trình vận chuyển.

 

Xem thêm các bài giải bài tập Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Ôn tập chủ đề 6

Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản

Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản

Ôn tập chủ đề 7

Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến

Đánh giá

0

0 đánh giá