Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Thái sư Trần Thủ Độ trang 28, 29 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5.
Tiếng Việt lớp 5 Thái sư Trần Thủ Độ trang 28, 29
* Nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ: Câu chuyện kể về sự liêm khiết và giữ đúng phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, không vì chức vụ và quyền hạn của mình mà bao che nâng đỡ làm trái với phép nước
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức cầu đường. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
– Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
– Kẻ này dám tâu xuống với trầm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
– Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư
Đọc hiểu
Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trần Thủ Độ có địa vị đặc biệt như thế nào trong triều đình?
Trả lời
Trần Thủ Độ là người đã lập ra nhà Trần và là chú của Vua
Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sự việc nào cho thấy ông giữ nghiêm phép nước trong việc dùng người
Trả lời
Những sự việc cho thấy ông giữ nghiêm phép nước như:
+ Khi phu nhân của ông xin cho một người chức cầu đường, ông đã nói rằng “ Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt”
+ Khi phu nhân của ông về mách rằng có người quân hiệu ngăn kiệu của bà lại. Ông đã cho gọi người quân hiệu ấy đến và khi biết rõ sự việc thay vì trách phạt thì ông đã ban thưởng cho người đó
Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trần Thủ Độ có thái độ như thế nào đối với việc thưởng phạt?
Trả lời
Đối với việc thưởng phạt ông rất rõ ràng và không thiên vị, sẽ khen thưởng những người có công và làm đúng theo phép nước. Và phạt đúng tội với người làm sai
Câu 4 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sự việc nào cho thấy ông rất nghiêm khắc với bản thân?
Trả lời
Sự việc khi có người tâu với vua rằng “Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm” thay vì việc thắc mắc mình đã làm gì sai thì ông ngay lập tức nhận lỗi về mình và để nghị khen thưởng cho người đã tâu vua.
Câu 5 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ba sự việc trong bài đọc nói lên điều gì về Trần Thủ Độ?
Trả lời
Ba sự việc trong bài đọc nói lên Trần Thủ Độ là một thái sư chân chính liêm khiết, luôn trung thành với vua, làm đúng phép nước, trọng người tài và khen thưởng xử phạt đúng lúc với những người có tội.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chia sẻ và đọc: Người công dân số Một trang 20, 21, 22
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu trang 22
Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) trang 22, 23
Nói và nghe: Trao đổi: Bác Hồ của em trang 23
Đọc: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 24, 25
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép trang 25, 26
Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) trang 27
Đọc: Thái sư Trần Thủ Độ trang 28, 29
Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) trang 29, 30
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 30
Đọc: Bay trên mái nhà của mẹ trang 31
Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế câu ghép trang 31, 32
Góc sáng tạo: Viết quảng cáo trang 32, 33
Tự đánh giá: Những chấm nhỏ mà không nhỏ trang 33, 34
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác: