Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 12: Người công dân | Cánh diều

111

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 12: Người công dân sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 12: Người công dân

Chia sẻ và đọc: Người công dân số Một trang 20, 21, 22

Chia sẻ

Câu hỏi 1 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để giải các ô chữ sau:

Người công dân số Một lớp 5 (trang 20, 21, 22) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời

1. Tổ Quốc

2. Non Sông

4. Giữ Gìn

5. Xây dựng

7 Việt Nam

Câu hỏi 2 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.

Trả lời

- Từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh là từ: Công Dân

- Công dân có nghĩa là: Công dân là một cá nhân cụ thể có quốc tịch của một quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. 

Bài đọc 1: Người công dân số Một

* Nội dung bài Người công dân số Một: Bài đọc nói về cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành về nguồn gốc và quan hệ đồng bào của mình

Người công dân số Một

Cảnh trí

Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành. Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thềm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống

Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì .... ờ …anh là người nước nào?

Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cũng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên đống máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ. Đèn hoa kỳ lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.

Lê: Anh kể chuyện đó làm gì

Thành: Vì anh với tôi.. Chúng ta là công dân nước Việt...

                                                               (Còn nữa)

THEO HÀ VĂN CẦU - VŨ ĐÌNH PHÒNG

Người công dân số Một lớp 5 (trang 20, 21, 22) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào bài đọc và hiểu biết của em về tiểu sử của Bác Hồ, hãy cho biết câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào.

Trả lời

Theo em, câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh Bác Hồ đang tìm đường để cứu nước

Câu 2 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Anh Lê trao đổi với anh Thành về việc gì?

Trả lời

Anh Lê đã trao đổi với anh Thành về việc ngày mai có thể đến nhận công việc mà anh Lê xin giúp anh Thành

Câu 3 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh đang nghĩ đến một việc lớn lao hơn chuyện tìm việc làm ở Sài Gòn?

Trả lời

Câu nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống

Câu 4 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em hiểu anh Thành muốn nói điều gì qua việc so sánh các ngọn đèn?

Trả lời

Qua việc so sánh các ngọn đèn em hiểu anh Thành đang muốn nói đến việc phải làm sao để nước ta cũng phát triển như những ngọn đèn của nước khác

Câu 5 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Cách trình bày một vở kịch có gì khác với cách trình bày một câu chuyện, bài thơ?

Trả lời

Cách trình bày một vở kịch khác với cách trình bày một câu chuyện, bài thơ ở chỗ: Vở kịch có phần giới thiệu tên các nhân vật, Vở kịch có phần miêu tả quang cảnh (cảnh trí) Vở kịch trình bày lời đối thoại của các nhân vật theo thứ tự; ghi rõ đó là lời của ai; hết mỗi lời đối thoại đều xuống dòng.

Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu trang 22

Câu 1 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu.

- 1 bài văn tả phong cảnh.

Trả lời

* 2 câu chuyện về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu:

- Câu chuyện: Hai bà Trưng

- Câu chuyện: Thánh gióng

* 1 bài văn tả phong cảnh

Tại vùng quê em, có một góc thiên đàng tuyệt đẹp hơn cả, và đó chính là cánh đồng lúa chín vàng rực.

Cánh đồng lúa ở quê em không phải là một mảnh diện tích rộng lớn, không có hình ảnh cò bay vút qua trong những cuốn sách miêu tả. Thế nhưng, đó là sự kết hợp của nhiều mẫu ruộng nằm gần nhau, tạo thành một dải đất dài lê thê, là nguồn sống nuôi dưỡng hàng thế kỷ của cả làng quê. Giữa những thửa ruộng ấy, có những lối đi nhỏ mòn mạt, trải thảm cỏ xanh non, chỉ đủ rộng cho một người đi qua.

Và khi mùa lúa chín tới, bông lúa trở nên to tròn, như những viên ngọc màu vàng sặc sỡ. Những bông lúa này quá nặng, khiến thân lúa không thể đứng thẳng, mà cúi đầu xuống, như một người cong gù vì gánh nặng cuộc sống. Điều đặc biệt là, như thể các cây lúa đã được chỉ định trước, chúng ngả hướng một chiều như được vẽ ra bởi bàn tay tài hoa. Mùi thơm của lúa chín ấm áp và ngọt ngào tràn ngập, lan tỏa khắp làng, là lời kêu gọi để mọi người đổ ra thu hoạch.

Những cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín không chỉ nằm ở sự rực rỡ của cây lúa, mà còn được tô điểm bởi nụ cười hạnh phúc, tận hưởng của những người nông dân. Ánh nắng mặt trời chiếu qua hàng lúa, gắn liền với những nụ cười ấm áp, ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt họ. Đây mới thực sự là yếu tố tạo nên vẻ đẹp sâu sắc, không thể phai mờ của cánh đồng lúa chín vàng.

Câu 2 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).

Trả lời

+ Tên bài đọc: Hai Bà Trưng

+ Tên tác giả: Truyền thuyết Việt Nam

+ Cảm nhận của em: Qua câu chuyện em thấy một lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Dù là phụ nữ nhưng hai người vẫn rất dũng cảm, kiên cường đứng lên cầm quân đánh giặc

Câu 3 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em chuẩn bị nội dung để giới thiệu với các bạn trong lớp của mình.

Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) trang 22, 23

Đề bài trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào kết quả quan sát ở tiết học trước, em hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một phong cảnh mà em thích.

Gợi ý

1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:.

– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

– Lựa chọn, kết nối các ý:

* Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.

• Bỏ những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.

• Sắp xếp lại các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

2. Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả phong cảnh đã học ở Bài viết 1 (trang 6 - 7).

Trả lời

1. Sơ đồ tư duy

Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) trang 22, 23 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

2. Lập dàn ý cụ thể

I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió của một vùng quê yêu dấu. quê hương tôi có những cánh đồng dài thẳng tắp, những con sông dài ngoằn ngoèo,…. Con người ở đây rất hiền hòa và thân thiện, tôi yêu tất cả những gì ở đây. Cảnh là tôi thích nhất ở quê tôi là buổi sáng, một buổi sáng trong xanh và em dịu sẽ mang cho tôi cảm giác sảng khoái cho một ngày làm việc mệt nhọc. buổi sáng nơi tôi sinh ra có những đặc điểm khác biệt rất ít nơi có.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

– Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

– Mùi lúa chín thơm

– Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

2. Tả chi tiết: 

a. Khi trời còn tối

– Trời mát mẻ, dễ chịu

– Bầu trời tôi tối

– Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

– Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

– Có vài nhà bật đèn 

– Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

– Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

b. Khi trời bắt đầu sang

– Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

– Hầu như mọi người đều đã dậy

– Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

– Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

– Những chú chim kêu rả rích

c. Khi trời sáng hẳn

– Mặt trời lên, trời trong xanh

– Nắng bắt đầu gắt

– Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

– Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

– Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

– Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

– Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

– Nêu tình cảm với quê hương

– Và gắn bó với quê hương như thế nào.

Nói và nghe: Trao đổi: Bác Hồ của em trang 23

Câu 1 trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Kể một câu chuyện (hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát) về Bác Hồ.

Trả lời

- Chuyện: Giữ lời hứa:

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

Câu 2 trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi về tác phẩm được giới thiệu.

Gợi ý về nội dung trao đổi

– Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài hát) đó nói về điều gì

+ Ca ngợi Bác Hồ.

+ Thể hiện tình cảm của thiếu nhi (hoặc của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế) với Bác Hồ.

– Em thích chi tiết (hoặc hình ảnh) nào trong tác phẩm?

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời

- Câu chuyện đó nói về việc giữ lời hứa của Bác Hồ: Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Việc mình đã hứa thì phải nhớ, phải làm, đó mới cách đối nhân xử thế được người khác yêu mến.

- Em thích chi tiết sau hai năm trở về bác Hồ vẫn nhớ đến lời hứa năm xưa và mua cho cô bé một chiếc lắc bạc

Đọc: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 24, 25

* Nội dung bài Người công dân số Một: Trong bài đọc tiếp theo cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành được thảo luận về sự chênh lệch giữa ta và nước họ, và ý nghĩ sẽ ra nước ngoài của anh Thành để học kiến thức từ họ về để cứu dân minh

Người công dân số Một (Tiếp theo)

Lê: Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được gì nào? Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?

Thành: Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình...

Lê: Anh ơi, Phú Lăng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi.

Một suất về hàng ngàn đồng. Lấy tiền đầu mà đi

Thành: Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên là Mai, quân Hải Phòng. Anh ấy làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rôn-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó...

(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)

Mai (Với anh lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp.

Thành: Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?

Mai: Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khổ nhọc lắm đầy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loại súng chào, rồi "A-lê hấp!", cho phẳng xuống biển. là rồi đời.

Thành: Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay có được không, anh?

Mai: Cũng được.

(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)

Lê: Này... Còn ngọn đèn hoa kì...

Thành: Sẽ có một ngọn đèn khác, anh ạ. Chào anh nhé! (Cũng Mai đi ra cửa)

Le: Ch...ào!

(Tắt đèn)

Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG

Người công dân số Một (tiếp theo) lớp 5 (trang 24, 25) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Vì sao anh Thành quyết định ra nước ngoài để tìm đường cứu nước?

Trả lời

Vì anh Thành muốn ra nước họ để xem cách họ làm ăn, học trí khôn của họ, để đưa những điều đó về cứu dân mình.

Câu 2 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm trong vở kịch những câu nói thể hiện niềm tin và quyết tâm của anh Thành.

Trả lời

- Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình...

- Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra)

- Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay có được không, anh?

Câu 3 trang 25  SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em hiểu câu nói "Sẽ có một ngọn đèn khác." của anh Thành như thế nào?

Trả lời

Anh Lê muốn nhắc đến cây đèn nhằm mục đích nhắc anh thành nhớ mang theo đèn để dùng vì tài sản của anh Thành rất nghèo ,chỉ có sách vở và ngọn đèn hoa kỳ và câu nói của anh Thành nghĩa là sau khi anh đi và sau này trở về anh sẽ mang về đất nước này một cây đèn khác tốt hơn

Câu 4 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, vì sao vở kịch viết về Bác Hồ được đặt tên là Người công dân số Một?

Trả lời

Trong đoạn kịch có viết “Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân” và theo em tác giả khi viết vở kịch này đã có niềm tin với việc bác Hồ chắc chắn sẽ trở về và xoá bỏ được kiếp nô lệ của nước ta thời bấy giờ, và bác chính là người công dân đầu tiên xoá bỏ được kiếp nô lệ.

Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép trang 25, 26

I. Nhận xét

Câu hỏi 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

a) Tháng Chạp khô héo, hoa kim ngân nở vàng từng búi.

TÔ HOÀI

b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.

THEO NGUYỄN PHAN HÁCH

c) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SẢNH

d) Dù Tuyết chưa một lần đến Huế nhưng cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ mộng của dòng sông

QUANG MINH

Trả lời

a)  Tháng Chạp khô héo, hoa kim ngân nở vàng từng búi.

             Vế 1                                   Vế 2

b)  Trời vẫn còn lạnh lắm  những thân cây vẫn còn run rẩy.

              Vế 1                                     Vế 2

c) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

              Vế 1                                             Vế 2

d) Dù Tuyết chưa một lần đến Huế nhưng cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ

                      Vế 1                                                                Vế 2

mộng của dòng sông

Câu hỏi 2 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2:Trong mỗi câu trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

Trả lời

Nội dung đang được cập nhật

II. Bài học

Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:

1. Nối bằng kết từ, cặp kết từ hoặc những cặp từ khác có tác dụng nối ( vừa... đó... chưa ... đó... đâu... đấy, càng... công... bao nhiêu... bấy nhiêu,..).

2. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

III. Luyện tập

Câu 1 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?

a) Hoa buởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dương như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Trả lời

a) Câu ghép gồm: Hoa buởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi

       Câu ghép này được nối với nhau bằng dấu ,

b) Câu ghép gồm: Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.

     Câu ghép này được nối với nhau bằng dấu ,

Câu 2 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hãy thay mỗi kí hiệu bằng một kết từ (hoặc dấu câu) và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép.

a) Chim chóc hát ca…

b) Mới ngày nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non…

d) Vì trời mưa ngày càng to hơn…

Trả lời

a) Chim chóc hát ca và chúng cùng nhau nhảy nhót trên những cành cây.

b) Mới ngày nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non nhưng giờ chúng đã cao quá đầu người.

c) Vì trời mưa ngày càng to hơn nên tớ không thể đi đá bóng.

Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) trang 27

Câu 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a)

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. Những "tranh họa đồ" giờ đây không phải chỉ có “non xanh nước biếc.

HOÀI THANH - THANH TỊNH, Phong cảnh quê Bắc

b) Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi

c) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cũng nhạt dẫn cũng là khi giỗ bắt đầu lộng lên. Không khi dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Theo NGUYÊN THỤY KHA, Chiều ngoại ô

d) Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuộm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mua đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điện đảo trên cảnh cây.

TÔ HOÀI, Mưa rào

1) Mở bài trực tiếp:

Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.

2) Mở bài gián tiếp:

Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.

Trả lời:

a) Mở bài gián tiếp

b) Mở bài trực tiếp

c) Mở bài trực tiếp

d) Mở bài gián tiếp

Câu 2 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết một đoạn mở bài trực tiếp, một đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả phong cảnh theo đề mà em đã chọn ở Bài 12.

Trả lời

Quê hương - hai tiếng thiêng liêng mà tha thiết ấy là tiếng gọi mà em luôn trân quý. Đối với em, quê hương luôn xinh đẹp lạ kì, và đẹp nhất chính là vào những buổi sớm bình minh.

Đọc: Thái sư Trần Thủ Độ trang 28, 29

* Nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ: Câu chuyện kể về sự liêm khiết và giữ đúng phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, không vì chức vụ và quyền hạn của mình mà bao che nâng đỡ làm trái với phép nước

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức cầu đường. Trần Thủ Độ bảo người ấy:

– Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

  Kẻ này dám tâu xuống với trầm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

– Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư

Thái sư Trần Thủ Độ lớp 5 (trang 28, 29) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trần Thủ Độ có địa vị đặc biệt như thế nào trong triều đình?

Trả lời

Trần Thủ Độ là người đã lập ra nhà Trần và là chú của Vua

Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sự việc nào cho thấy ông giữ nghiêm phép nước trong việc dùng người

Trả lời

Những sự việc cho thấy ông giữ nghiêm phép nước như:

+ Khi phu nhân của ông xin cho một người chức cầu đường, ông đã nói rằng “ Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt”

 Khi phu nhân của ông về mách rằng có người quân hiệu ngăn kiệu của bà lại. Ông đã cho gọi người quân hiệu ấy đến và khi biết rõ sự việc thay vì trách phạt thì ông đã ban thưởng cho người đó

Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trần Thủ Độ có thái độ như thế nào đối với việc thưởng phạt?

Trả lời

Đối với việc thưởng phạt ông rất rõ ràng và không thiên vị, sẽ khen thưởng những người có công và làm đúng theo phép nước. Và phạt đúng tội với người làm sai

Câu 4 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sự việc nào cho thấy ông rất nghiêm khắc với bản thân?

Trả lời

Sự việc khi có người tâu với vua rằng “Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm” thay vì việc thắc mắc mình đã làm gì sai thì ông ngay lập tức nhận lỗi về mình và để nghị khen thưởng cho người đã tâu vua.

Câu 5 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ba sự việc trong bài đọc nói lên điều gì về Trần Thủ Độ?

Trả lời

Ba sự việc trong bài đọc nói lên Trần Thủ Độ là một thái sư chân chính liêm khiết, luôn trung thành với vua, làm đúng phép nước, trọng người tài và khen thưởng xử phạt đúng lúc với những người có tội.

Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) trang 29, 30 

Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xếp các kết bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẽ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muốn mẫu muốn sắc ấy, phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

VŨ TÚ NAM, Biển đẹp

b) Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi

c) Mùa thu. Hồn tôi hoá thành chiếc sáo trúc nâng ngang mỗi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động của đồng quê.

NGUYỄN TRỌNG TẠO, Mùa thu ở đồng quê

d) Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vốn mới ra, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn i oe cậy chuồng rịt mũi với ăn. Cái ao làng chan chứa tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, mẹ ôm tôi vào lòng, chấm bộp vỗ về, rốt vào tâm hồn trong trắng, thơ ngày của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc:

Con  mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Theo VŨ DUY HUÂN. Ao làng

1) Kết bài mở rộng:

Kết thúc bài viết bằng một số cầu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

2) Kết bài không mở rộng:

Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

Trả lời

a) Kết bài gián tiếp

b) Kết bài trực tiếp

c) Kết bài gián tiếp

d) Kết bài gián tiếp

Câu 2 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết một đoạn kết bài mở rộng, một đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả phong cảnh theo đề bài em đã chọn và lập dàn ý (trang 22)

Trả lời

Kết bài mở rộng: Cảnh núi rừng là nơi gắn bó tuổi thơ em và đầy ắp những kỉ niệm nơi đây. Em rất yêu cảnh núi rừng quê em. Em mơ ước sau này sẽ trở thành kĩ sư nông nghiệp để giúp bà con trồng rừng và có ý thức bảo vệ rừng để rừng ở quê em ngày càng xanh tốt, tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên và mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Kết bài không mở rộng: Em rất yêu cảnh núi rừng quê em.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 30

Câu 1 trang 30 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu

Gợi ý

– Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)

– Danh nhân đất Việt (Văn Lang, Quỳnh Cư, Nguyễn Anh)

 Kể chuyện Bác Hồ (Nhiều tác giả)

– Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi (Nhiều tác giả)

– Dòng Lô xanh thẳm (Đồ Hàn)

Trả lời

Giới thiệu tác phẩm: Việt sử giai thoại

Nội dung tập sách trình bày về những Giai thoại từ thời Hùng Vương đến thế kỷ XIX. Từ thời kỳ dựng nước và giữ nước cho đến nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Tập sách gồm những mẫu giai thoại nói về các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Điều này giúp bạn đọc bổ sung kiến thức lịch sử của mình một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất. Những mẩu chuyện của tập sách nhỏ này chắc chắn sẽ giúp bạn đọc cảm thấy yêu quê hương, yêu đất nước và con người Việt Nam chúng ta hơn.

Nói và nghe lớp 5 trang 30 (Em đọc sách báo) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu 2 trang 30 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu

a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?

Trả lời

a) Em thích hình ảnh thiên nhiên đất nước và Lịch sử hào dùng của dân tộc Việt Nam được tái hiện lại qua mỗi trang sách từ những ngọn núi, con sông…. Vì qua những trang sách đó, bản thân em cảm nhận được một trang sử hào hùng của dân tộc được tái hiện lại đầy đủ

b) Sách gồm những giai thoại được trích lục từ các bộ chính sử của dân tộc như : Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… Các giai thoại đều được tác giả ghi chú giản lược mà đầy đủ những dữ kiện, tư liệu để độc giả tiện tra cứu, đồng thời lại có thêm lời bình khá hóm hỉnh. Bộ sách góp phần nâng cao kiến thức về lịch sử dân tộc qua các niên đại cho nhiều thế hệ bạn đọc và bồi dưỡng tình yêu đất nước, con người Việt Nam.

Đọc: Bay trên mái nhà của mẹ trang 31

* Nội dung của bài Bay trên mái nhà của mẹ: Nội dung bài thơ kể về chàng phi công với những chuyến bay qua mọi miền Tổ quốc của mình, nhưng trong chuyến bay này của chàng phi công là một chuyến bay bay ngang qua nhà với nhiều cảm xúc tuổi thơ ùa về.

Bay trên mái nhà của mẹ

(Trích)

Con đã bay qua nhiều miền đất lạ

Đỏ Tây Nguyên hay xanh biếc Biên Hoà

Giàn khoan đứng giữa mịt mù sóng biển

Những bãi bờ dâng răng đỏ phù sa.

 

Trong giấc mơ, con chuồn chuồn bằng thép

Bay cao hơn cánh diều giấy tuổi thơ

Mùi rơm rạ cứ bồn chồn dưới cánh

Vì sao xa như đốm lửa chăn bò.

 

Đã cùng con canh trời một thuở

Cánh chim xa nhớ tổ lại quay về

Giờ con bay trên mái nhà của mẹ

Hoa mướp vàng, xoan tim, cỏ triển đề.

Xuyên qua ngày và xuyên qua đêm

Những cánh bay của hoà bình mải miết

Sau tay lái con chuồn chuồn bằng thép

Con sẽ về bé bỏng giữa quê hương.

ANH NGỌC

Bay trên mái nhà của mẹ lớp 5 (trang 31) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Đọc hiểu

Câu 1 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 2:  Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ là lời của một phi công?

Trả lời

Những từ ngữ hình ảnh như: “Con đã bay qua nhiều miền đất lạ” “Sau tay lái con chuồn chuồn bằng thép”

Câu 2 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những hình ảnh đẹp về bầu trời và quê hương, đất nước trong bài thơ. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời

Những hình ảnh đẹp mà em thích như: Đỏ Tây Nguyên hay xanh biếc Biên Hoà, Giàn khoan đứng giữa mịt mù sống biển, Những bãi bờ dâng ráng đỏ phù sa.

- Qua những hình ảnh tác giả miêu tả, gợi cho em một vẻ đẹp của quê hương ta, từ Bắc vào Nam, và thậm chí là cả ngoài biển khơi rộng lớn, vẫn làm toát lên được vẻ đẹp và sự oai hùng của Đất Nước ta

Câu 3 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Qua các từ ngữ “canh trời”, “cánh bay của hoà bình”, em hiểu người phi công trong bài thơ đã và đang làm gì cho quê hương, đất nước?

Trả lời

Qua những từ ngữ đó em hiểu rằng người phi công trong bài thơ đang bay trên bầu trời của Đất nước ta, đây cũng là một cách để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên không của nước ta. Bên cạnh đó ngành hàng không phát triển cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế văn hoá và du lịch cho Đất Nước

Câu 4 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao có thể nói mỗi khổ thơ đều thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước.

Trả lời

Vì trong mỗi khổ thơ đều nhắc đến những địa danh, những hình ảnh đặc trưng của quê hương Đất Nước, cho thấy một tình yêu sâu sắc và trân trọng quê hương của tác giả

Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế câu ghép trang 31, 32

Câu 1 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?

a) Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

 THEO NGUYÊN THỤY KHA

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

c Lúa gạo qúy vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.

TRỊNH MẠNH

d) Mây đen đang ùn ùn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.

THÁI AN

Trả lời

a. Sử dụng dấu ,

b. Sử dụng dấu ,

c, Sử dụng kết từ 

d, Sử dụng dấu :  

Câu 2 trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm kết từ phù hợp với mỗi kí hiệu … để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây:

a) …cuối tuần qua trời đẹp … bố mẹ cho chúng em đi thăm vườn thú.

b) … rét vẫn kéo dài … cây cối đã đâm chồi, nảy lộc.

c) … cây tre tượng trưng cho lòng ngay thẳng … hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

d)  Tiếng cười … đem lại niềm vui cho mọi người … nó còn là một liều thuốc bổ.

tuy... nhưng...; nếu...thì; chẳng những... mà;  vì… nên

Trả lời

a. Vì… nên

b. Tuy… nhưng

c. Nếu… thì

d. Chẳng những… mà

Câu 3 trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép sử dụng cặp từ thích hợp dưới đây để nối các về câu.

vừa... đã...; bao nhiêu... bấy nhiêu; … chưa... đã;  càng…càng

Trả lời

Khi bầu trời còn chưa hé tia sáng nào vài nhà trong bản đã thổi lửa buổi sớm. Khói bếp bay quanh uốn lượn bên những ngọn đồi. Trời càng ngày càng sáng ra, những tia sáng đầu tiên của ngày mới ló rạng cũng là lúc mọi người tất bật với công việc của mình. Người nhanh chân đi chợ, người vội vã dắt trâu ra đồng, đám nhỏ rục rịch chuẩn bị đến trường. Mặt trời vừa ló rạng đã đem đến những tia nắng lung linh cho ngày mới, quang cảnh hiện ra rõ hơn trước mắt tôi, trời càng sáng bao nhiêu mọi thứ xung quanh lại hiện lên đẹp đẽ bấy nhiêu.

Góc sáng tạo: Viết quảng cáo trang 32, 33

Câu 1 trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đọc bản quảng cáo sau đây và trả lời câu hỏi:

Trả lời

Viết quảng cáo trang 32, 33 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

a) Các bạn lớp 5B viết bản quảng cáo này để làm gì

b) Bản quảng cáo cho em biết những thông tin nào về hoạt động triển lãm của lớp 5B?

c) Em có nhận xét gì về cách trình bày bản quảng cáo?

Trả lời

a) Các bạn lớp 5B viết bản quảng cáo này để quảng bá và giới thiệu đến mọi người buổi triển lãm của lớp mình

b) Bản quảng cáo của lớp 5B cho em biết về tên buổi triển lãm, các hoạt động sẽ diễn ra, thời điểm tổ chức

c) Bản quảng cáo được trình bày có bố cục chặt chẽ và gây được sự chú ý

Câu 2 trang 33 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết bản quảng cáo về một hoạt động thể thao (hoặc văn nghệ, triển lãm,...) của trường hoặc lớp em để mời mọi người cũng tham gia.

Trả lời

Viết quảng cáo trang 32, 33 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Tự đánh giá: Những chấm nhỏ mà không nhỏ trang 33, 34 

A. Đọc và làm bài tập 

Những chấm nhỏ mà không nhỏ

Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bôi trù phú.

Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:

– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.

Bo gật đầu:

– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.

Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:

– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.

Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:

– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.

A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.

THEO PHONG THU

Những chấm nhỏ mà không nhỏ trang 33, 34 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo em, cô giáo ra bài tập về bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:

a)  Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ Tổ quốc.

b)  Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

c)  Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.

d)  Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.

Trả lời

Ý đúng: b

Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao Thanh ngạc nhiên về nhận xét của bối Tìm ý đúng:

a) Vì Thanh không hiểu tấm bản đồ em và còn thiếu nội dung gì.

b) Vì Thanh không nghĩ là bố sẽ khen tấm bản đồ em và khá đẹp.

c) Vì Thanh không nghĩ là hồi bằng tuổi em, bố cũng đã làm bài tập tương tự.

d) Vì Thanh nghĩ rằng bố yêu cầu em phải điền tên sông, núi và các tỉnh, thành.

Trả lời

Ý đúng: a

Câu 3 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Thanh đã khắc phục lỗi như thế nào? Tìm ý đúng.

a) Thanh đã điền tên một số sông lớn, núi cao.

b) Thanh đã đánh dấu địa giới các tỉnh, thành.

c) Thanh đã bổ sung các quần đảo và đảo vào bản đồ.

d) Thanh đã sửa những nét gấp khúc trên bản đồ cho đúng.

Trả lời

Ý đúng: c

Câu 4 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trong hai câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Chỉ ra các vế của câu ghép đó:

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được..

Trả lời

Câu ghép: Vẽ bản đồ// không phải vẽ tranh, ai// cũng có thể vẽ được…

                                      Vế 1                                      Vế 2

Câu 5 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.

Trả lời

Qua bài đọc giúp em có cái nhìn bao quát hơn về đất nước mình. Đất nước mình là một đất nước với lịch sử dân tộc hào hùng, nghìn năm văn hiến. Một dải chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với thiên nhiên hùng vĩ, với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Không chỉ có như thế bên cạnh đó chúng ta còn có những hòn đảo, quần đảo ở ngoài khơi xa. Bài đọc này đã hình thành một bản đồ Việt Nam trọn vẹn, toàn vẹn lãnh thổ trong em

B. Tự nhận xét

Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.

Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời

Em tự đưa ra ý kiến nhận xét về những điều em cần cố gắng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Cuộc sống muôn màu

Bài 12: Người công dân

Bài 13: Chủ nhân tương lai

Bài 14: Gương kiến quốc

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Cánh chim hoà bình

Đánh giá

0

0 đánh giá