Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 | Cánh diều

92

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 1 trang 65, 66

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Mỗi học sinh đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 95 – 100 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

B. Đọc và làm bài tập

Một sáng thu xưa

Một chiến sĩ đứng gần thưa với Bác:

– Đền thờ một ông vua gì

– Nhưng vua nào? – Bác mỉm cười trìu mến, nhìn bộ đội.

Một cán bộ trả lời:

– Dạ, Vua Hùng!

– Thế các chú cổ biết các Vua Hùng là những vị vua thế nào không? Tất cả đều lặng im. Bắc giải thích:

– Các Vua Hùng có công dụng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta Rồi Bác ân cần dặn mọi người: "Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Lời Bác dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người.

THEO ĐOÀN MINH TUẤN

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 1 trang 65, 66 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chi tiết nào trong bài đọc thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của Bác Hồ đối với các chiến sĩ?

Trả lời

Ông đã ban hành những chính sách khuyến khích nông nghiệp, và nhiều lần tự mình làm ruộng để khuyến khích nông dân

Câu 2 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo em, vì sao Bác Hồ hỏi các chiến sĩ về đền thờ và về các Vua Hùng?

Trả lời

Bác nhắc các chiến sĩ về đền thờ Vua Hùng để muốn nhắc cho các chiến sĩ biết nguồn gốc của Đất Nước ta và công lao của các Vua Hùng là lập ra đất nước ta.

Câu 3 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Lời căn dặn của Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào đối với các chiến sĩ và toàn dân ta?

Trả lời

Lời căn dặn của Bác muốn nhắc chúng ta về cội nguồn dân tộc và cả lòng yêu nước, vì các Vua Hùng đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc để xây dựng nên nền móng của đất nước Việt Nam ta thì ngày nay, nhân dân ta phải biết phát huy lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc và tiếp tục thúc đẩy đất nước phát triển

Câu 4 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm trong bài đọc:

a) Một tên riêng của cơ quan, tổ chức.

b) Một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Trả lời

a) Đại đoàn Quân tiên phong

b) Bác Hồ, Đền Hùng, Vua Hùng

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 2 trang 66

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết

Đề bài trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể lại đoạn em thích nhất trong câu chuyện Một sáng thu xưa bằng lời của một chiến sĩ

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 2 trang 66 Cánh diều

Trả lời

          Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 3 trang 67

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu

Câu 1 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Thay các kí hiệu … bằng cặp kết từ phù hợp để hoàn thiện mỗi câu ghép dưới đây.

a) …Đền Hùng là một di tích lịch sử nổi tiếng … rất nhiều người đến tham quan.

b) … các chiến sĩ chỉ gặp Bác Hồ một thời gian ngắn … họ sẽ nhớ mãi hình ảnh của Bác.

c) … em thích tìm hiểu về lịch sử … em nên đi thăm các viện bảo tàng.

nếu... thì ; vì .. nên ; tuy... nhưng...

Trả lời

a) Vì … nên

b) Tuy … nhưng

c) Nếu… thì

Câu 2 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Trả lời

Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính.
Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. Cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy. Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, Hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nơi mà Lê Lợi đã đến Hồ trả gươm thần. Nơi có những con Rùa khổng lồ đang sống. Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm, em mong hè nào cũng được ra Hà Nội thăm ông bà và thăm cảnh đẹp của thủ đô yêu dấu.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 4 trang 67

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết

Lập bảng tổng kết về cách viết bài văn tả phong cảnh theo gợi ý sau:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 4 trang 67 Cánh diều

Trả lời

Các phần của văn bản

Cách viết

Mở bài

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

Thân bài

- Tả theo trình tự không gian hoặc thời gian

- Tả theo trình tự thời gian: Cái nào xuất hiện trước tả trước, xuất hiện sau tả sau tả theo thứ tự

- Tả theo trình tự không gian: Tả từ xa về gần không cần theo thứ tự

Kết bài

1. Kết bài trực tiếp

2. Kết bài gián tiếp

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 5 trang 67, 68

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu

Câu 1 trang 67 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các điệp từ, điệp ngữ dưới đây có tác dụng gì?

a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!

Con bướm vàng

Con bướm vàng

Con bướm vàng

Bay nhẹ nhàng

Trên bờ cỏ

 

Con bướm vàng

Em thích quá

Em đuổi theo

Con bướm vàng

Nó vỗ cánh

Vút lên cao

Em nhìn theo

Con bướm vàng

Con bướm vàng....

 

TRẦN ĐĂNG KHOA

a) Trong đoạn văn có điệp từ điệp ngữ như: Tre giữ

Điệp từ Tre giữ nhấn mạnh lên sự quan trọng, vai trò của cây tre trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của nước ta

b) Trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có điệp từ điệp ngữ: Con bướm vàng

cảm xúc của bạn nhỏ khi con bướm vàng bay đến là tò mò là thích thú

Cảm xúc của bạn nhỏ khi con bướm vàng bay đi là sự nuối tiếc, không nỡ

Câu 2 trang 68 SGK Tiéng Việt 5 tập 1: Viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em, trong đoạn văn có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

Trả lời

Ước mơ của em là được trở thành một bác sĩ. Làm bác sĩ, em có thể khám và chữa bệnh cho mọi người trong gia đình, làm bác sĩ em sẽ giúp đỡ được những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Em sẽ học tập thật chăm chỉ, không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ của mình.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 6 trang 68, 69

(Bài luyện tập đọc hiểu)

Yêu tiếng Việt

(Trích)

Từ khi còn bé xíu

Líu lo lời đầu tiên

Tiếng Việt nghe dịu hiền

Trong từ "Bà", từ "Mẹ".

 

Trong câu chuyện vui vẻ

Trong một điệu hát hay

Trong bài học hôm nay.

Đều thân thương tiếng Việt.

 

Ông bảo nhớ da diết

Khi tới một nước xa

Tiếng Việt như quê nhà

Có tâm hồn lắng đọng.

Bà kể chuyện Thánh Giống

 Lạc Long Quân, Âu Cơ

"Truyện Kiều" khắc câu thơ

 Từ người xưa gửi lại.

Tiếng Việt tuôn chảy mãi

Theo mạch nguồn thời gian

Vượt bão tổ gian nan

Nhờ bao đời gìn giữ.

 

Em và bạn nhắn nhủ

Chăm đọc sách mỗi ngày

Nắn nót bài văn hay

Cùng nâng niu tiếng Việt

HUỲNH MAI LIÊN

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 6 trang 68, 69 Cánh diều

Câu 1 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chủ đề của bài thơ là gì? Tìm ý đúng

a) Miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt.

b) Thể hiện tình yêu tiếng Việt.

c) Hướng dẫn cách học tiếng Việt.

d) Nói về tiếng Việt qua những câu chuyện cổ.

Trả lời

Ý đúng: a

Câu 2 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Qua bài thơ, em hiểu vì sao tiếng Việt còn mãi? Tìm ý đúng.

a) Tiếng Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

b) Tiếng Việt có từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.

c) Tiếng Việt được lan truyền tới những nước xa.

d) Tiếng Việt rất thân thương và dịu hiền.

Trả lời

Ý đúng: a

Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Khổ thơ nào trong bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ? Tìm ý đúng

a) Khổ thơ thứ nhất.

b) Khổ thơ thứ hai.

c) Khổ thơ thu ba

d) Khổ thơ thứ tư.

Trả lời

Ý đúng: b

Câu 4 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Ý chính của khổ thơ cuối là gì?

Trả lời

Khổ thơ cuối muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ là luôn chăm chỉ và gìn giữ được nét đẹp của Tiếng Việt mãi sau này.

Câu 5 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Dựa theo gợi ý từ bài thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên tình cảm của em với Tiếng Việt và những việc em sẽ làm để giỏi Tiếng Việt hơn.

Trả lời

Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 trang 69

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương em.

Trả lời

Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.

Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

Đề 2 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.

Trả lời:

Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Gương kiến quốc

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Cánh chim hoà bình

Bài 17: Vươn tới trời cao

Bài 18: Sánh vai bè bạn

Bài 19: Ôn tập cuối năm học

Đánh giá

0

0 đánh giá