Lý thuyết KHTN 9 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024): Một số dạng năng lượng tái tạo

322

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

I. Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

II. Ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

1. Năng lượng mặt trời

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Ưu điểm

Nhược điểm

- Luôn có sẵn trong thiên nhiên, khó có khả năng cạn kiệt trong tương lai gần.

- Không gây ra tiềng ồn khi sử dụng.

- Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Khai thác trực tiếp trong các trường hợp: chiếu sáng, làm khô quần áo, sấy nông sản – thực phẩm, làm muối, chuyển hóa thành năng lượng điện của pin mặt trời.

- Khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt để làm nóng nước, chạy nhà máy nhiệt điện, ….

- Giá thành sản xuất tấm pin mặt trời còn cao.

- Hệ thống hấp thụ nhiệt mặt trời có hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp.

- Các tấm pin mặt trời khi hết hạn sử dụng sẽ tạo ra rác thải điện tử, chất thải rắn khó phân hủy,…

- Lắp đặt quá nhiều các tấm pin mặt trời, hệ thống thu nhiệt mặt trời trong thành phố sẽ phản xạ mạnh ánh sáng vào ban ngày gây ô nhiễm ánh sáng.

- Nhà máy điện mặt trời chiếm diện tích lớn dẫn đến vấn đề mặt đất, mặt nước bị che phủ quá lớn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, quá trình quang hợp của thực vật hoặc làm thay đổi môi trường sống và sự phát triển các loài động vật ở khu vực đó.

2. Năng lượng từ gió

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Ưu điểm

Nhược điểm

- Luôn có sẵn trong thiên nhiên.

- Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Công nghệ khai thác năng lượng từ gió phát triển mạnh.

- Năng lượng từ gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn.

- Có nhiều khu vực biển ở nước ta có tiềm năng năng lượng từ gió.

- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp.

- Giá thành đầu tư ban đầu cao.

- Các nhà máy điện gió phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật.

- Tua-bin điện gió có thể làm nhiễu tín hiệu phát thanh, ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các loài chim (đặc biệt là chim di cư) và dơi.

3. Năng lượng từ sóng biển

Ưu điểm

Nhược điểm

- Luôn có sẵn trong tự nhiên.

- Không tạo chất thải.

- Công nghệ khai thác hiện đại phát triển để chuyển hóa thành điện năng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng của con người.

- Hiệu suất chuyển đổi thành năng lượng thấp.

- Gây ảnh hưởng đến giao thông đường biển, hệ sinh thái.

- Giá thànhd đầu tư ban đầu cao.

- Phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

4. Năng lượng từ dòng sông

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Ưu điểm

Nhược điểm

- Có sẵn trong thiên nhiên.

- Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng từ hóa thạch.

- Hiệu suất chuyển đổi thành năng lượng điện cao hơn năng lượng từ mặt trời, từ gió,…

- Sử dụng đập để tích trữ nước cho thủy điện gây ảnh hưởng đến môi trường, các loài động vật không có khả năng di chuyển từ hạ nguồn lên thượng nguồn.

- Xây đập làm thay đổi môi trường sống của sinh vật, gây áp lực lớn lên địa chất, gãy địa tầng, gây động đất, …

- Diện tích rừng bị suy giảm, tác động đến chất lượng nước và việc khai thác, sử dụng nước.

- Phải di chuyển số lượng lớn dân cư ra khỏi vùng sinh sống ở gần sông, làm thay đổi văn hóa, tập quán sinh sống của họ.

- Nếu vỡ đập thủy điện sẽ gây ngập lụt diện rộng, sức công phá ảnh hưởng nặng nề tới vật chất và con người.

III. Một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

- Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc dùng ít năng lượng hơn để thực hiện cùng một việc hoặc cùng một chức năng của thiết bị, máy móc.

- Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biển đổi khí hậu.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

=> Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu quả năng lượng là để thực hiện tiết kiệm năng lượng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Câu 1: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là

A. năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.

B. năng lượng của gió.

C. năng lượng của sóng biển.

D. năng lượng của dòng nước.

Đáp án đúng là: B

Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là năng lượng của gió.

Câu 2: Đặc điểm của năng lượng mặt trời:

A. Chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

B. Phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật.

C. Được khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt.

D. Phụ thuộc lớn và các mùa trong năm

Đáp án đúng là: C

Năng lượng mặt trời chuyển hóa thành năng lượng điện của pin mặt trời hoặc khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt để làm nóng nước, chạy nhà máy nhiệt điện…

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của năng lượng mặt trời?

A. Nguồn năng lượng luôn sẵn trong thiên nhiên.

B. Không phát thải các chất gây ô nhiễm.

C. Không gây hiệu ứng nhà kính.

D. Giá thành sản xuất pin mặt trời rẻ.

Đáp án đúng là: D

Giá thành sản xuất pin mặt trời cao.

Câu 4: Đâu là nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời?

A. Khó có khả năng bị cạn kiệt trong tương lai.

B. Không gây ra tiếng ồn.

C. Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí.

D. Hệ thống hấp thụ nhiệt mặt trời có hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp.

Đáp án đúng là: D

Giá thành sản xuất pin mặt trời cao, hệ thống hấp thụ nhiệt mặt trời có hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp.

Câu 5: Đâu là nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông?

A. Có sẵn trong thiên nhiên.

B. Ít tác động tiêu cực đến môi trường.

C. Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí.

D. Tác động đến chất lượng nước, làm diện tích rừng bị suy giảm.

Đáp án đúng là: D

Khai thác năng lượng từ dòng sông để làm thủy điện dẫn đến các vấn đề về sinh thái và đa dạng sinh học, làm diện tích rừng bị suy giảm, tác động đến chất lượng nước và việc khai thác, sử dụng nước.

Câu 6: Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có:

A. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

B. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng nhân tạo.

C. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

D. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng tái tạo.

Đáp án đúng là: A

Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có: Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 7: Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng từ than đá.

B. Năng lượng từ xăng.

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng khí gas.

Đáp án đúng là: C

Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng từ sinh khối.

B. Năng lượng từ địa nhiệt.

C. Năng lượng từ gió.

D. Dầu diesel.

Đáp án đúng là: D

- Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

- Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng tượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối….

Câu 9: Đâu không là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường.

B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng.

C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất.

D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng.

Đáp án đúng là: C

Ưu điểm của năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Khai thác và sử dụng một số dạng năng lượng tái tạo không gây phát thải khí nhà kính, giúp bảo vệ môi trường.

Câu 10: Điểm nào sau đây không là ưu điểm của năng lượng từ gió?

A. Không gây ô nhiễm môi trường.

B. Không tốn nhiên liệu.

C. Thiết bị gọn nhẹ.

D. Có công suất rất lớn.

Đáp án đúng là: C

Năng lượng từ gió có hiệu suất chuyển đổi thấp, giá thành đầu tư ban đầu cao.

Câu 11: Năng lượng từ gió luôn có sẵn trong thiên nhiên và ngày càng được khai thác và sử dụng rộng rãi.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Một số dạng năng lượng tái tạo | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Khai thác và sử dụng năng lượng từ gió thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.

 

 

b. Năng lượng từ gió có hiệu suất chuyển đổi thấp, giá thành đầu tư ban đầu cao.

 

 

c. Tuabin điện gió có thể làm nhiễu tín hiệu phát thanh, ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các loài chim.

 

 

d. Năng lượng từ gió đất liền thường ổn định và mạnh hơn ngoài khơi nên được đẩy mạnh khai thác.

 

 

a – Sai. Khai thác và sử dụng năng lượng từ gió không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

b – Đúng;

c – Đúng;

d – Sai. Tốc độ gió trên dại dương thường ổn định và mạnh hơn so với tốc độ gió trên đất liền nên năng lượng từ gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn.

Câu 12: Năng lượng từ sóng biển ngày càng được khai thác và sử dụng rộng rãi.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Một số dạng năng lượng tái tạo | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Năng lượng từ sóng biển có nguồn gốc từ hoạt động của các con sóng.

 

 

b. Năng lượng từ sóng biển là dạng năng lượng tái tạo.

 

 

c. Năng lượng từ sóng biển chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

 

 

d. Năng lượng từ sóng biển có giá thành đầu tư ban đầu thấp, không phụ thuộc vào thời tiết.

 

 

Câu 13: Nhược điểm của năng lượng tái tạo là gì?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Hiệu suất thấp, chi phí đầu tư ban đầu cao.

Câu 14: Nêu mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu quả năng lượng.

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Giảm năng lượng hao phí, giảm khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch giúp giảm lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.

Giải thích:

- Mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu quả năng lượng là để thực hiện tiết kiệm năng lượng như:

+ Giảm năng lượng hao phí, nhờ đó giảm chi phí sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống.

+ Giảm khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch giúp giảm lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.

Câu 15: Nêu đặc điểm năng lượng từ dòng sông.

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Năng lượng từ dòng sông là năng lượng tái tạo, là năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước và ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng hóa thạch.

Giải thích:

Sông là dòng nước chảy thường xuyên trên Trái Đất, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan bổ sung thường xuyên. Năng lượng từ dòng sông là năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước. Dạng năng lượng này có sẵn trong thiên nhiên, ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng hóa thạch.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Lý thuyết Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Lý thuyết Bài 18: Tính chất chung của kim loại

Lý thuyết Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

Lý thuyết Bài 20: Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

Lý thuyết Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Đánh giá

0

0 đánh giá