Lý thuyết KHTN 9 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

513

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

I. Vòng năng lượng trên Trái Đất

1. Vòng năng lượng giữa các vật sống

Vòng năng lượng giữa các vật sống là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn thực vật (thông qua quá trình quang hợp) cho đến các động vật.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

- Việc phân hủy xác các vật sống bị vùi lấp do thiên tai qua hàng triệu năm đã hình thành nguồn năng lượng hóa thạch trên Trái Đất.

2. Vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước

- Các giai đoạn chủ yếu của vòng tuần hoàn nước là nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thnàh các đám mây và mưa. Sự thoát hơi nước ở thực vật trên cạn cũng chuyển vận một lượng hơi nước đáng kể vào bầu khí quyển. Nước ở bề mặt đất và nước ngầm có thể chảy xuống đại dương, khép kín vòng vận chuyển nước.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

- Vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước: Quá trình bắt đầu khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất và biển, làm nóng nước và khí quyển. Sự nóng lênnày tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất, gây ra sự chuyển động của không khí và các dòng hải lưu (dòng biển) trong đại dương, tạo ra gió và các hiện tượng thời tiết.

II. Năng lượng hóa thạch

- Năng lượng hóa thạch được tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than mỏ, dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. Nguồn năng lượng này được hình thành từ việc phân hủy xác các vật sống qua hàng triệu năm. Do đó, năng lượng hóa thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Năng lượng hóa thạch

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Sẵn có, dễ khai thác, chế biến, dễ vận chuyển, dễ tích trữ với khối lượng lớn.

+ Công nghệ khai thác và chuyển hóa năng lượng hóa thạch phổ biến, chi phí rẻ.

việc khai thác, xử lí, phân phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra nhiều mối đe dọa cho môi trường (gây động đất, ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, …).

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hóa thạch

- Giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác và nhiều yếu tố khác như nhu cầu sử dụng và cung cầu trên thị trường, tình hình kinh tế toàn cầu, chính sách của các quốc gia có trữ lượng nhiên liệu lớn, ….

- Chi phí khai thác bao gồm chi phí thăm dò, chi phí khoan khai thác, chi phí vận chuyển, chi phí tích trữ lưu kho và chi phí xử lí các vấn đề môi trường liên quan.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Câu 1. Làm thế nào là nhiên liệu hóa thạch được lấy từ trái đất?

A. Thu thập trên bề mặt đại dương.

B. Thông qua quá trình đốt cháy ngầm.

C. Qua giếng sâu và hầm mỏ.

D. Sử dụng nước để mang chúng lên mặt đất.

Đáp án đúng là: C

Nhiên liệu hóa thạch được lấy qua giếng sâu và hầm mỏ.

Câu 2. Khí tự nhiên khác với than như thế nào?

A. Khí thiên nhiên là một dạng dầu mỏ; than được khai thác từ các mỏ than.

B. Khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo;than là nhiên liệu hóa thạch.

C. Than là một dạng dầu mỏ; khí tự nhiên được phát ra từ núi lửa.

D. Than là nhiên liệu hóa thạch; khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo.

Đáp án đúng là: A

Khí thiên nhiên là một dạng dầu mỏ; than được khai thác từ các mỏ than.

Câu 3. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Ethanol.

B. Dầu mỏ.

C. Khí tự nhiên.

D. Than đá.

Đáp án đúng là: A

Ethanol hay còn gọi là Etanol, là một loại hợp chất hữu cơ có công thức C2H6O hoặc C2H5OH. Nó được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, công nghiệp và nhiều ứng dụng khác.

Câu 4: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?

A. Dầu hỏa.

B. Than đá.

C. Khí thiên nhiên.

D. Gỗ.

Đáp án đúng là: D

Gỗ là nhiên liệu.

Câu 5: Vòng năng lượng giữa các vật sống là gì?

A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn thực vật cho đến các động vật.

B. Là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn động vật cho đến các thực vật.

C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch cho đến nguồn năng lượng tái tạo.

D. Là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn năng lượng mặt trời cho đến các nguồn năng lượng hóa thạch.

Đáp án đúng là: A

Vòng năng lượng giữa các vật sống là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn thực vật cho đến các động vật.

Câu 6: Năng lượng hóa thạch được tạo nên từ:

A. Nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. Đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. Chỉ bao gồm dầu mỏ và than đá.

D. Việc phân hủy xác các vật sống qua hàng triệu năm.

Đáp án đúng là: D

Năng lượng hóa thạch được tạo nên từ việc phân hủy xác các vật sống qua hàng triệu năm, do đó năng lượng hóa thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời.

Câu 7: Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước cần lấy năng lượng từ:

A. Mặt trời.

B. Gió.

C. Dòng chảy.

D. Sóng biển.

Đáp án đúng là: A

Trong vòng tuần hoàn của nước cũng có sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng. Ở giai đoạn đầu của vòng tuần hoàn nước là nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thành các đám mây và mưa.

Câu 8: Nhiên liệu hóa thạch là:

A. nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.

C.chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Đáp án đúng là: D

Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 9: Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn phối hợp với nhau được gọi là các nước:

A. OEPC.

B. OPEC.

C. PEOC.

C. POEC.

Đáp án đúng là: B

Một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn đã phối hợp với nhau gọi là các nước OPEC để điều tiết lượng cung cầu ra toàn cầu.

Câu 10: Dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Hỏi nguồn cung cấp năng lượng của thế giới được sản xuất từ dầu mỏ chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 25%.

B. 33%.

C. 67%.

D. 84%.

Đáp án đúng là: B

Dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Hơn 33% nguồn cung năng lượng của thế giới được sản xuất từ dầu mỏ, nhiều hơn bất kì tài nguyên thiên nhiên nào khác.

Câu 11: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giữa các vật sống tạo thành một vòng năng lượng trên Trái Đất.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Thực vật lại bắt đầu hấp thụ năng lượng mặt trời để chuyển khí CO2 và nước thành phân tử đường hữu cơ.

 

 

b. Việc phân hủy xác các vật sống bị vùi lấp do thiên tai qua hàng triệu năm đã hình thành nguồn năng lượng hóa thạch trên Trái Đất.

 

 

c. Động vật lấy CO2 và nước từ quá trình phân giải thức ăn.

 

 

d. Động vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa năng lưu trữ trong dạ dày của chúng.

 

 

a- Đúng;

b – Đúng;

c – Sai. Động vật lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.

d – Sai. Thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa năng lưu trữ trong lục lạp của chúng.

Câu 12: Trong vòng tuần hoàn của nước cũng có sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thành các đám mây và mưa.

 

 

b. Vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 

 

c. Nước ở bề mặt đất và nước ngầm có thể chảy xuống đại dương, khép kín vòng chuyển vận nước.

 

 

d. Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước, cần lấy năng lượng gió chuyển hóa thành năng lượng từ Mặt Trời, năng lượng từ sóng biển.

 

 

a – Đúng;

b – Sai. Vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước diễn ra một cách tự nhiên và không được nhìn thấy bằng mắt.

c – Đúng;

d – Sai. Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước, cần lấy năng lượng từ Mặt Trời để chuyển hóa thành năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy….

Câu 13: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là gì?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.

Câu 14: Giá nhiên liệu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Chi phí khai thác, nhu cầu sử dụng và cung cầu trên thị trường, tình hình kinh tế toàn cầu.

Câu 15: Tại sao đốt nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Các khí phát ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thay đổi khí hậu toàn cầu.

Giải thích:

Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra chất thải rắn, phát thải các khí CO2, CO, NO2, NO….gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá