Lý thuyết KHTN 9 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Lăng kính

641

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 7: Lăng kính sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 7: Lăng kính

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Lăng kính

I. Cấu tạo của lăng kính

Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song, thường có dạng lăng trụ hình tam giác.

Về phương diện quang hình học, một lăng kính được đặc trưng bởi: góc chiết quang A; chiết suất n của chất làm lăng kính.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 7: Lăng kính

II. Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Hiện tượng tác sắc ánh sáng là khi chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp đi qua lăng kính, ta sẽ thu được dài màu từ đỏ đến tím. Dải màu này là quang phổ của ánh sáng trắng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7: Lăng kính

- Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau => Lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng.

- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

III. Sự truyền ánh sáng đơn sắc qua lăng kính

- Khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 7: Lăng kính

- Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ nên tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất.

IV. Màu sắc của vật

Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Dưới ánh sáng trắng, vật có màu là do nó phản xạ ánh sáng màu đó vào mắt ta và hấp những màu còn lại.

- Vật màu đen hấp thụ tất cả các ánh sáng màu và không có ánh sáng phản xạ. Ta nhận ra vật có màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác nhau.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7: Lăng kính

- Trong thực tế, người ta còn có thể tạo ra ánh sáng đơn sắc bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu (tấm lọc màu có thể là tấm kính màu hoặc mảnh giấy bóng có màu). Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó nhưng hấp thụ mạnh ánh sáng có màu khác.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7: Lăng kính

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 7: Lăng kính

Câu 1. Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Đáp án đúng là: C

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 2. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

A. Ánh sáng màu trắng.

B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm – tím.

C. Một dải gồm ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Ánh sáng đỏ.

Đáp án đúng là: B

Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm - tím. (tuân theo định luật khúc xạ).

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 3. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. Chùm sáng trắng.

B. Chùm sáng màu đỏ.

C. Chùm sáng đơn sắc.

D. Chùm sáng màu lục.

Đáp án đúng là: C

Nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là chùm sáng đơn sắc.

Câu 4. Chùm sáng trắng là chùm sáng:

A. Có màu trắng.

B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

C. Không có màu.

D. Có màu đỏ.

Đáp án đúng là: B

Qua sự phân tích ánh sáng trắng ta rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

Câu 5. Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Hiện tượng cầu vồng.

B. Ánh sáng màu trên váng dầu.

C. Bong bóng xà phòng.

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Đáp án đúng là: D

- Hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là hiện tượng phân tích ánh sáng.

- Hiện tượng ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy - là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Câu 6. Đâu là đặc điểm của ánh sáng đơn sắc?

A. Ánh sáng có 1 màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Ánh sáng có 1 màu nhất định và bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Ánh sáng có nhiều màu và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Ánh sáng có nhiều màu và bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Đáp án đúng là: A

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Câu 7. Ta nhận ra vật có màu đen vì

A. nó có màu đen.        

B. nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác.

C. có ánh sáng màu đen từ vật truyền tới mắt ta.                               

D. nó phản xạ ánh sáng màu đen tới mắt ta.

Đáp án đúng là: B

Ta nhận ra vật có màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác.

Câu 8. Khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính có đặc điểm gì?

A. Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

B. Vuông góc với tia tới.

C. Bị lệch về phía đáy so với tia tới.                 

D. Song song với tia tới.

Đáp án đúng là: C

Khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.

Câu 9. Vật liệu nào không được dùng làm lăng kính?

A. Thuỷ tinh trong.                                     

B. Nhựa trong.

C. Nhôm.                                                   

D. Nước.

Đáp án đúng là: C

Ta có: Lăng kính được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa)

Câu 10. Lăng kính là gì?

A. Một khối trong suốt, hình lăng trụ tam giác.

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Một khối có màu đen, hình lăng trụ tam giác.

Đáp án đúng là: A

Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.

Câu 11: Ta nhìn thấy mọi vật có sắc màu. Ta thấy cánh hoa màu vàng, lá màu xanh và phần nhụy có màu nâu vì chúng phản xạ các màu sắc đó đến mắt chúng ta.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định.

 

 

b. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

 

 

c. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính, thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau, tạo thành dải màu như cầu vồng.

 

 

d. Ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới lăng kính.

 

 

a – Đúng;

b – Đúng;

c – Sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

d – Sai. Khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.

Câu 12: Hình ảnh dưới đây cho biết đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính là ánh sáng đơn sắc hoặc ánh sáng trắng.

 

 

b. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI.

 

 

c. Lăng kính có tác dụng làm thay đổi phương truyền của tia sáng.

 

 

d. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua lăng kính sẽ bị lệch về phía đáy lăng kính với những góc lệch như nhau.

 

 

a – Đúng;

b – Đúng;

c – Đúng;

d – Sai. Vì chiết suất của lăng kính khác nhau về giá trị đối với từng loại ánh sáng đơn sắc nên khi các ánh sáng đơn sắc đi qua lăng kính sẽ bị lệch về phía đáy lăng kính với những góc lệch khác nhau. Do vậy chúng không bị chồng chất lên nhau mà tách nhau ra thành một dải màu biến thiên liên tục.

Câu 13: Chiếu tia sáng vuông góc với mặt bên của lăng kính có tiết diện là tam giác vuông cân và A = 900 như hình vẽ. Xác định phương của tia ló?

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Đáp án: ………………………………………………………………

Đáp án đúng là: Tia ló vuông góc với mặt bên AC

Giải thích:

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Tại mặt huyền BC: sin igh = 1n=11,5 = 0,67 ⇒ igh  = 420

Tia sáng bị phản xạ toàn phần do i = 450 >  igh

Câu 14: Khi chiếu một chùm ánh sáng Mặt Trời hẹp đi qua lăng kính, ta sẽ thu được dải màu có đặc điểm gì?

Đáp án: ………………………………………………………………

Đáp án đúng là: Dải màu biến thiên từ đỏ đến tím

Giải thích:

Ánh sáng mặt trời khi đi qua lăng kính sẽ bị tách ra thành chùm sáng có màu biến thiên từ đỏ đến tím. Dải màu này là quang phổ của ánh sáng trắng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Câu 15: Làm cách nào để đổi phương truyền của tia sáng đi 90o hoặc 1800?

Đáp án: ………………………………………………………………

Đáp án đúng là: Sử dụng lăng kính

Giải thích:

Lăng kính có tác dụng làm thay đổi phương truyền của tia sáng. Chiếu một tia sáng tới lăng kính, tia ló lệch một góc D so với tia tới.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Lăng kính | Khoa học tự nhiên 9

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá