Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Khoa học tự nhiên 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng
A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng
I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
II. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sin i) và sin của góc khúc xạ (sin r) luôn không đổi:
hằng số
III. Chiết suất của môi trường
1. Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 (môi trường chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (môi trường chứa tia tới).
- Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn.
- Nếu n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn.
2. Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối (chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân khổn.
Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng.
Công thức tính chiết suất tuyệt đối n của một môi trường:
Trong đó:
+ c là tốc độ ánh sáng trong chân không (c = 3.108 m/s).
+ v là tốc độ ánh sáng trong môi trường.
Lưu ý:
B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 5: Khúc xạ ánh sáng
Câu 1. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
D. tia khúc xạ và điểm tới.
Đáp án đúng là: A
Góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới (Góc N’IK)
Câu 2. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia tới và mặt phân cách.
D. tia tới và điểm tới.
Đáp án đúng là: A
Góc SIN là góc tới, kí hiệu là i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Câu 3. Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng.
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu.
D. Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ.
Đáp án đúng là: B
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 5. Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.
B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.
C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Đáp án đúng là: D
A, B, C - đúng
D - sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
Câu 6. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0o .
B. góc tới bằng góc khúc xạ.
C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Đáp án đúng là: A
Ta có:
Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
⇒ Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o.
Câu 7. Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
A. có sự khúc xạ ánh sáng.
B. có sự phản xạ toàn phần.
C. có sự phản xạ ánh sáng.
D. có sự truyền thẳng ánh sáng.
Đáp án đúng là: A
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn ⇒ mắt nhìn thấy được đồng xu.
Câu 8. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 9. Pháp tuyến là đường thẳng:
A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.
C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Đáp án đúng là: B
Pháp tuyến NN’ là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
Câu 10. Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Đáp án đúng là: D
Ta thấy:
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
⇒ Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 11: Một viên sỏi được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng độ cao h.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Khi chưa có nước thì không thấy viên sỏi nhưng khi cho nước vào lại trông thấy viên sỏi. |
|
|
b. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc. |
|
|
c. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi. |
|
|
d. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. |
|
|
a – Đúng;
b – Đúng;
c – Sai.
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
+ Ảnh của viên sỏi không nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
d – Đúng.
Câu 12: Một tia sáng truyền tới mặt nước tạo ra một tia phản xạ và một tia khúc xạ.
Đúng |
Sai |
|
a. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới. |
|
|
b. Góc phản xạ và góc tới bằng nhau. |
|
|
c. Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r. |
|
|
d. Tia sáng truyền từ không khí vào nước theo đường thẳng. |
|
|
a – Đúng. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới.
b – Đúng. Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc phản xạ bằng góc tới.
c – Sai. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
d – Sai. Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 13: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu?
Đáp án: …………………………………………………………………
Đáp án đúng là: 00
Giải thích:
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
Câu 14: Tính chiết suất của môi trường thứ 2. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 60° thì góc khúc xạ trong môi trường thứ 2 là r = 30°
Đáp án: …………………………………………………………………
Đáp án đúng là:
Giải thích:
Chiết suất của môi trường thứ 2 là n =
Câu 15: Tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 45° thì góc khúc xạ trong nước là bao nhiêu? Biết chiết suất của nước là 1,33.
Đáp án: …………………………………………………………………
Đáp án đúng là: 32o
Giải thích:
Ta có: n = ⇔1,33 =
⇒ sin r = 0,53
⇒ r ≈ 32o
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: