Lý thuyết KHTN 9 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Công và công suất

555

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 4: Công và công suất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 4: Công và công suất

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Công và công suất

I. Công

Công cơ học (Công) là số đo phần năng lượng được truyền từ vật này qua vật khác trong tương tác giữa các vật.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 4: Công và công suất

Công A của một lực F không đổi làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực được xác định bởi biểu thức: A = F.s

Trong đó:

+ F là lực tác dụng lên vật, đơn vị đo là niuton (N).

+ S là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, đơn vị đo là mét (m).

- Đơn vị của công là jun, kí hiệu là J (1 J = 1 N.m)

+ 1 kJ = 103 J + 1 MJ = 106 J

+ 1 BTU = 1055 J + 1 cal = 4,186 J

+ 1 kcal = 1 000 cal = 4186 J

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 4: Công và công suất

- Trong trường hợp vật dịch chuyển không theo phương của lực, công của lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s được tính theo công thức:

(với α là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng và hướng dịch chuyển của vật).

- Nếu vật dịch chuyển theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.

II. Công suất

Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công.

Công thức tính: P = At

Trong đó:

+ A là công thực hiện được, đơn vị đo là jun (J).

+ t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là giây (s).

P là công suất, đơn vị đo là oát (W). 1W=1J1s

1 kW = 103 W; 1 MW = 106 W

1 GW = 109 W; 1 HP = 746 W

1 BTU/h = 0,293 W

- Công suất cũng được sử dụng để mô tả tốc độ chuyển hóa năng lượng của các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, điện năng.

Ví dụ: Một bóng đèn có công suất 50 W có nghĩa là bóng đèn đó có thể chuyển hóa 50 J điện năng trong 1 s thành các dạng năng lượng khác như quang năng, nhiệt năng.

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 4: Công và công suất

Câu 1. Đổi 2kWh bằng bao nhiêu Jun (J)? 

A. 3,6.106 J.

B. 1,8.106 J.

C. 5,4.106 J.

D. 7,2.106 J.

Đáp án đúng là: D

2kWh = 2000 Wh = 2000 W. 1h = 2000W . 3600s = 7200000 Ws = 7,2.106 Ws = 7,2. 106 J

Câu 2. Một ô tô có công suất của động cơ 100kW đang chạy trên đường. Tính công của động cơ thực hiện trong thời gian 10s.

A. 1000J.   

B. 1000000J.

C. 10000J.

D. 100000J.

Đáp án đúng là: B

Đổi 100kW = 100000W

Ta có 𝒫=At⇒ A = 𝒫.t = 100000.10 = 1000000 (J)

Vậy công của động cơ thực hiện trong 10s là 1.000.000 J

Câu 3. Một thang máy có trọng lượng 10000N được kéo đều lên tầng 5 cao 20 m mất thời gian 1 phút 20 giây. Công suất của động cơ thang máy bằng bao nhiêu?

A. 1250 W.

B. 2500 W.

C. 5000 W.

D. 1000 W.

Đáp án đúng là: B

Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây

Công để kéo vật lên cao là: A = F.s = P.h = 10000. 20 = 200000 (J)

Công suất là 𝒫=At20000080=2500W

Câu 4. Một động cơ thực hiện 1000J trong thời gian 5 giây. Công suất của động cơ là bao nhiêu?

A. 125 W.  

B. 200 W.   

C. 500 W.   

D. 600 W.

Đáp án đúng là: B

Công suất là 𝒫=At10005=200W

Câu 5. Một máy bơm nước trên nhãn mác có ghi 1kWh. Ý nghĩa của thông số đó là gì?

A. Công của máy bơm nước có công suất là 1kW thực hiện trong thời gian 1 phút.

B. Công của máy bơm nước có công suất là 10kW thực hiện trong thời gian 1 giờ.

C. Công của máy bơm nước có công suất là 1kW thực hiện trong thời gian 1 giờ.

D. Công của máy bơm nước có công suất là 1kW thực hiện trong thời gian 1 ngày.

Đáp án đúng là: C

Công suất là 𝒫=At⇒ A = 𝒫 .t

Đơn vị của công suất 𝒫 là kW; thời gian t là giờ.

Như vậy đơn vị của công cơ học là kWh.

Câu 6. Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Khi đó công suất được tính theo công thức:

A. 𝒫=At.  

B. 𝒫=tA.  

C. 𝒫=As.  

D. 𝒫=sA.  

Đáp án đúng là: A

Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫=At.  

Câu 7. 1W bằng

A. 1 J.s.      

B. 1 J/s.      

C. 10 J.s.    

D. 10 J/s.

Đáp án đúng là: B

Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫=At.  

Trong đó: + A là công thực hiện được (J)

                + t là thời gian thực hiện công (s)

1W = 1J1s

Câu 8. Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?

A. W.

B. J/s.

C. HP.

D. m/s.

Đáp án đúng là: D

m/s là đơn vị đo tốc độ.

Câu 9. Một lực F không đổi làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực được xác định bởi biểu thức:

A. A = F/s.

B. A = F.s.

C. A = F + s.

D. A = F – s.

Đáp án đúng là: B

Một lực F không đổi làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực được xác định bởi biểu thức: A = F.s

Câu 10. Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong l0s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứưg. Công suất người đó thực hiện được tính theo HP (mã lực l HP = 746 W) là:

A. 480 HP.

B. 2,10 HP.

C. l,56 HP. 

D. 0,643 HP.

Đáp án đúng là: D

Công để kéo vật lên cao là: A = F.s = P.h = 10mh = 10. 60. 8 = 4800 (J)

Công suất là 𝒫=At= 480010=480W ≈ 0,643 HP

Câu 11: Để đánh giá việc thực hiện công của người hay thiết bị sinh công, người ta quan tâm đến việc công này được thực hiện nhanh hay chậm. Tốc độ thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công được gọi là công suất.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

 

 

b. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.

 

 

c. Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.

 

 

d. Công suất có đơn vị là Jun.

 

 

a – Đúng,

b – Đúng;

c – Sai. Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫=At

Trong đó: + A là công thực hiện được (J)

                + t là thời gian thực hiện công (s)

D – Sai. Đơn vị của công suất là: J/s.

Câu 12: Công cơ học (công) là số đo phần năng lượng được truyền từ vật này qua vật khác trong tương tác giữa các vật.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Công A của một lực F không đổi làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực được xác định bởi biểu thức: A = F/s.

 

 

b. Đơn vị đo công có thể là Jun, BTU hay calo.

 

 

c. Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.

 

 

d. Những lực có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì không sinh công.

 

 

a – Sai. Công A của một lực F không đổi làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực được xác định bởi biểu thức: A = F.s

b – Đúng;

c – Sai. Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫=At

d – Đúng. Khi vật dịch chuyển theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.

Câu 13: Một động cơ thực hiện 1000J trong thời gian 10 giây. Tính công suất của động cơ.

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 100W

Giải thích:

Áp dụng công thức: 𝒫=At100010=100W

Câu 14: 1kWh bằng bao nhiêu Jun (J)?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 3,6.106

Giải thích:

1kW=1000W

1h = 3600s

Vậy 1kWh= 1000.3600 = 3,6.106 ( J)

Câu 15: Coi công suất trung bình của trái tim là 3W. Trong một ngày – đêm trung bình trái tim thực hiện một công là bao nhiêu?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 259200 (J)

Giải thích:

Biểu thức mối liên hệ giữa công, công suất và thời gian: 𝒫=At ⇒ A = 𝒫.t

Trong đó: + A là công của vật thực hiện (J)

             + 𝒫 là công suất (W)

             + t: thời gian vật thực hiện công (s)

Đổi 1 ngày = 86400 s.

Trong 1 ngày đêm, trái tim thực hiện được một công là:

A = 𝒫.t = 3. 86400 = 259200 (J)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá