Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 13: Điện phân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 13: Điện phân
A. Lý thuyết Điện phân
1. Điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch
- Nguyên tắc điện phân nóng chảy
+ Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương
+ Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hóa ion âm
- Nguyên tắc điện phân dung dịch: ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hóa mạnh hơn; ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn
2. Ứng dụng
- Phương pháp điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là điều chế, tinh chế một số kim loại, mạ điện,…
Sơ đồ tư duy Điện phân
B. Trắc nghiệm Điện phân
Câu 1. Điện phân dung dịch chất nào sau đây (với điện cực trơ, không có màng ngăn điện cực), thu được dung dịch có khả năng tẩy màu?
A. CuSO4.
B. NaCl.
C. K2SO4.
D. AgNO3.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ, không có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Do không màng ngăn nên tiếp tục có phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Dung dịch thu được là nước Giaven có tính tẩy màu.
Câu 2. Khi điện phân dung dịch gồm Cu(NO3)2 1 M và AgNO3 1 M, thứ tự điện phân ở cathode là
A. Cu2+, Ag+, H2O.
B. Ag+, Cu2+, H2O.
C. H2O, Cu2+, Ag+.
D. Cu2+, H2O, Ag+.
Đáp án đúng là: B
Thứ tự điện phân tại cathode: ion và chất có tính oxi hóa mạnh ưu tiên điện phân trước.
Câu 3. Cách nào sau đây không được dùng để điều chế NaOH?
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
C. Cho Na2O tác dụng với nước.
D. Dẫn khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
Đáp án đúng là: D
NH3 có tính base yếu hơn NaOH.
Câu 4. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm và có cùng nồng độ. Các chất được tạo ra đầu tiên ở anode (cực dương) và ở cathode (cực âm) lần lượt là
A. Cl2 và H2.
B. Cl2 và Cu.
C. O2 và Cu.
D. O2 và H2.
Đáp án đúng là: B
Tại cathode: Cu2+ + 2e Cu.
Tại anode: 2Cl- Cl2 + 2e.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng khi nói về bản chất quá trình hóa học ở điện cực cathode trong quá trình điện phân?
A. Tại cathode, chất khử mạnh hơn bị oxi hóa trước.
B. Tại cathode, chất oxi hóa mạnh hơn bị khử trước.
C. Tại cathode, Chất khử yếu hơn bị oxi hóa trước.
D. Tại cathode, chất oxi hóa yếu hơn bị khử trước.
Đáp án đúng là: B
Quá trình hóa học ở điện cực cathode trong quá trình điện phân: chất oxi hóa mạnh hơn bị khử trước.
Câu 6: Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) tạo ra khí nào sau đây ở cathode?
A. Hydrogen.
B. Chlorine.
C. Oxygen.
D. Hydrogen chloride.
Đáp án đúng là: A
Tại cathode xảy ra quá trình: 2H2O + 2e H2 + 2OH-.
Câu 7. Điện phân dung dịch chất nào sau đây (dùng điện cực trơ), thu được dung dịch có khả năng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. NaBr.
B. NaCl.
C. CuSO4.
D. CuCl2.
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4, tại anode xảy ra quá trình
2H2O 4H+ + O2 + 4e. Môi trường acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Câu 8. Điện phân CaCl2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình nào?
A. Oxi hóa ion Ca2+.
B. Khử ion Ca2+.
C. Oxi hóa ion Cl-.
D. Khử ion Cl-.
Đáp án đúng là: B
Trong điện phân, tại cathode xảy ra quá trình khử cation kim loại.
Câu 9. Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại tách ra đầu tiên ở cathode khi điện phân dung dịch là
A. Fe.
B. Cu.
C. Zn.
D. Na.
Đáp án đúng là: B
Thứ tự điện phân tại cathode: cation kim loại có oxi hóa càng mạnh thì ưu tiên khử trước.
Câu 10. Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn giữa 2 điện cực các dung dịch sau: NaCl, AgNO3, KNO3, CuCl2, CuSO4, ZnCl2. Số dung dịch sau điện phân hoàn toàn có khả năng hòa tan Al2O3 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: B
Các dung dịch AgNO3 và CuSO4 sau điện phân tạo môi trường acid nên hòa tan được Al2O3. Điện phân dung dịch NaCl tạo môi trường kiềm nên hòa tan được Al2O3.
Câu 11: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi nồng độ NaCl giảm đi một nửa thì dừng điện phân.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Dung dịch sau điện phân làm phenolphthalein chuyển màu hồng. |
||
b. Ở cathode chỉ xảy ra quá trình khử ion Na+. |
||
c. Số mol khí Cl2 thoát ra ở anode bằng số mol H2 thoát ra ở cathode. |
||
d. Thứ tự điện phân ở anode là H2O, Cl-. |
a – Đúng.
b – Sai. Ở cathode xảy ra quá trình điện phân nước.
c – Đúng.
d – Sai. Vì Cl- điện phân trước.
Câu 12: Thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 theo hình vẽ dưới đây:
Cho các nhận định sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Trong quá trình điện phân, pH của dung dịch sẽ giảm dần |
||
b. Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan được Fe. |
||
c. Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất của quá trình điện phân không thay đổi. |
||
d. Khi dung dịch CuSO4 bị điện phân hết, điện cực cathode sẽ có khí không màu nhẹ hơn không khí thoát ra. |
Tại cathode: Cu2+ + 2e Cu
Tại anode: 2H2O 4H+ + O2 + 4e
a – Đúng. Vì nồng độ H+ tăng nên pH giảm.
b – Đúng.
c – Sai. Vì nếu thay CuSO4 bằng CuCl2 tại anode xảy ra quá trình 2Cl- Cl2 + 2e.
d – Đúng. Vì khi Cu2+ hết xảy ra quá trình điện phân H2O: 2H2O + 2eH2 + 2OH-
Câu 13: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau một thời gian, ở cathode thu được 1,28 g Cu và ở anode có V mL khí O2 (25oC, 1 bar) bay ra. Xác định giá trị của V?
Đáp án đúng là: 247,9 mL.
Giải thích:
Phản ứng điện phân dung dịch CuSO4:
2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2
Vậy lít = 247,9 mL.
Câu 14: Điện phân 500 mL dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi cathode bắt đầu có khí thoát ra thì dừng. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 80 mL dung dịch NaOH 0,1 M. Biết cường độ dòng điện là 0,2A, thời gian điện phân là bao nhiêu giây?
Đáp án đúng là: 38600 s
Giải thích:
Tại cathode: Ag+ + 1e Ag
Tại anode: 2H2O O2 + 4H+ + 4e.
Phản ứng trung hòa dung dịch sau điện phân:
H+ + OH- H2O
Ta có: mol
mol
Mà . Vậy thời gian điện phân là s
Câu 15: Điện phân 500 mL dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện 0,804 A cho đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cathode thì mất 2 giờ, khi đó khối lượng cathode tăng thêm 4,2 g. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 43,2 gam
Giải thích:
Ta có: mol
Gọi số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là a và b (mol).
Tại cathode:
Ag+ + 1e Ag
a a a mol
Cu2+ + 2e Cu
b 2b b mol
Ta có hệ phương trình:
Vậy a = 0,03 và b = 0,015.
Nồng độ mol của Cu(NO3)2 là 0,06 M.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: