Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
A. Lý thuyết Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
I. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại
Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim, nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn và có độ âm điện nhỏ hơn.
II. Tinh thể kim loại
1. Tinh thể kim loại
Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại có thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thủy ngân ở thể lỏng).
Trong tinh thể kim loại, các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hóa trị chuyển động tự do xung quanh.
2. Liên kết kim loại
Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.
Sơ đồ tư duy Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
B. Trắc nghiệm Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
A. 4s24p5.
B. 3s23p3.
C. 2s22p6.
D. 3s1.
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử kim loại có số electron lớp ngoài cùng là 1; 2 hoặc 3. Vậy ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng 3s1 là của nguyên tố kim loại.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần.
B. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.
C. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.
D. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể.
Đáp án đúng là: A
Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần. Ví dụ ở chu kì 2: Li (Z = 3) là một kim loại điển hình trong khi F (Z = 9) là một phi kim điển hình.
Câu 3. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là
A. 1s22s22p63s1.
B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s32p63s2.
D. 1s22s22p73s1.
Đáp án đúng là: B
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 1s22s22p63s2.
Câu 4. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 14.
Đáp án đúng là: A
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1 nên cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 11.
Câu 5. Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Số electron lớp ngoài cùng của Al là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của Al là: là 1s22s22p63s23p1. Số electron lớp ngoài cùng của Al là 3.
Câu 6. Trong mạng tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do
A. sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại cạnh nhau.
B. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị ở các nút mạng với các ion dương kim loại chuyển động tự do.
C. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
D. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.
Đáp án đúng là: D
Trong mạng tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.
Câu 7. Nguyên tử Fe có cấu hình electron là
A. [Ar]3d64s2.
B. [Ar]4s13d7.
C. [Ar]3d74s1.
D. [Ar]4s23d6.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử Fe có Z = 26 → Cấu hình e của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2.
Câu 8. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?
A. Nhường electron và tạo thành ion âm.
B. Nhường electron và tạo thành ion dương.
C. Nhận electron để trở thành ion âm.
D. Nhận electron để trở thành ion dương.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hóa học đóng vai trò chất khử → nhường electron và tạo thành ion dương.
Câu 9. So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
B. thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
C. thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
D. thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
Đáp án đúng là: B
So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn.
Câu 10. Một cation kim loại M2+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là
A. 3s2.
B. 3s23p1.
C. 3s1.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: A
Cation kim loại M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6 nên cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là 3s2.
Câu 11. Cho các kim loại sau: Na (Z = 11), K (Z = 19).
a. Nguyên tử Na và K đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
b. Nguyên tử Na và K đều có 1 lớp electron.
c. Kim loại Na và K đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
d. Tính kim loại: K > Na
a. Đúng.
b. Sai vì nguyên tử Na có 3 lớp electron và nguyên tử K có 4 lớp electron.
c. Đúng.
d. Đúng.
Câu 12. Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ Hg ở thể lỏng).
a. Các electron nằm ở nút mạng tinh thể và các electron chuyển động tự do xung quanh.
b. Kiểu mạng lập phương tâm khối có độ đặc khít là 68%.
c. Tất các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều có kiểu mạng lập phương tâm khối nên dễ có tính khử mạnh.
d. Số phối trí trong kiểu mạng lập phương tâm khối là 8.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai vì không phải tất các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều có kiểu mạng lập phương tâm khối, ví dụ như Ca.
d. Đúng.
Câu 13. Nguyên tố X tạo được ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Xác định số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện trên?
Đáp số: 3.
Nguyên tố Na: 1s22s22p63s1.
Nguyên tố Ca: 1s22s22p63s2.
Nguyên tố Al: 1s22s22p63s23p1.
Câu 14. Cho dãy các nguyên tử có số hiệu tương ứng: X (Z = 11), Y (Z = 14), Z (Z = 17), T (Z = 20), R (Z = 10). Có bao nhiêu nguyên tử kim loại trong dãy trên?
Đáp số: 2.
Nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He, B), 4 electron lớp ngoài cùng (chu kì lớn). Vậy hai nguyên tử kim loại là: X (Z =11): 1s22s22p63s1; T (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2.
Câu 15. Nguyên tử X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d và làm cho phân lớp d có là 7 electron. Tính tổng số electron của nguyên tử X?
Đáp số: 27.
Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p63d74s2.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Lý thuyết Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Lý thuyết Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại