Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập
Đề bài: Từ đoạn trích trên, hãy kết hợp với những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập của học sinh ở lớp hoặc trường của em.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 1
Việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho học sinh ở lớp và trường của em. Trước hết, internet mở ra kho tàng tri thức rộng lớn, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm thông tin phục vụ cho bài học. Các nền tảng học trực tuyến như Zoom, Google Classroom hay Microsoft Teams cũng giúp duy trì việc học liên tục, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, học sinh có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các trường danh tiếng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân. Việc sử dụng mạng xã hội và các công cụ liên lạc trực tuyến cũng giúp học sinh dễ dàng trao đổi bài vở, thảo luận nhóm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cần quản lý và sử dụng đúng cách để tránh tình trạng lạm dụng mạng xã hội hoặc gặp phải thông tin không chính xác. Tóm lại, việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực, nâng cao hiệu quả học tập và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 2
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, việc học sinh sử dụng các phương tiện kết nối mạng, truy cập Internet diễn ra phổ biến và ngày càng gia tăng. Việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng đã đem lại cho học sinh những lợi ích to lớn trong việc tiếp nhận thông tin và các kiến thức phục vụ học tập. Hỗ trợ tìm kiếm, tra cứu tư liệu để học tập mở rộng kiến thức trước nguồn tài nguyên to lớn nhằm phục vụ việc học tập và nghiên cứu của học sinh.
Các phương tiện kết nối mạng đưa đến thuận lợi trong việc tiếp cận những tài liệu thích hợp, bài giải, hình ảnh, cũng như cung cấp kênh kết nối, trao đổi để có thể học tập tốt hơn. Tạo môi trường học tập, để học sinh kết nối, giao tiếp và chia sẻ một cách dễ dàng. Đặc biệt, học sinh có thể tham gia các khóa học trực tuyến được đào tạo từ xa thông qua mạng Internet. Nhiều lợi ích là vậy nhưng việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng cũng mang lại nhiều rủi ro về rò rỉ thông tin và hiện tượng hỗn loạn thông tin hay sai lệch kiến thức. Vì vậy, khi sử dụng các phương tiện kết nối mạng, học sinh cần lưu ý chọn lọc thông tin và tìm nguồn tra cứu phù hợp. Nếu kiểm soát hợp lý, các phương tiện kết nối mạng sẽ tạo ra sự tích cực, chủ động trong học tập cho học sinh.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 3
Việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể cho học sinh ở lớp và trường của em. Trước hết, internet giúp mở rộng nguồn tài liệu học tập, từ sách giáo khoa trực tuyến đến các bài giảng video, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức phong phú và đa dạng. Ngoài ra, các nền tảng học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams hay Google Classroom đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học từ xa, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Nhờ đó, học sinh vẫn có thể tiếp tục học tập mà không bị gián đoạn, duy trì được tiến độ và chất lượng học tập. Thêm vào đó, các công cụ hỗ trợ học tập trực tuyến như Quizlet, Kahoot! hay Google Drive giúp học sinh dễ dàng tổ chức, quản lý và chia sẻ tài liệu học tập, làm việc nhóm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng internet cũng đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự giác, kỷ luật và tránh bị phân tâm bởi các yếu tố giải trí trên mạng. Tổng kết lại, việc ứng dụng công nghệ mạng trong học tập đã mang lại nhiều lợi ích, nâng cao hiệu quả học tập và mở ra những cơ hội học tập mới mẻ cho học sinh.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 4
Việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho học sinh ở lớp và trường của em. Trước tiên, internet cung cấp một kho tàng kiến thức vô tận, giúp học sinh dễ dàng tra cứu thông tin, mở rộng hiểu biết và tiếp cận với những tài liệu học tập phong phú từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, các nền tảng học trực tuyến và ứng dụng giáo dục hỗ trợ học sinh học tập linh hoạt, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian, giúp họ có thể tự học và ôn luyện mọi lúc, mọi nơi. Phương tiện kết nối mạng cũng thúc đẩy sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, tạo điều kiện cho việc trao đổi, thảo luận và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, các công cụ như email, diễn đàn học tập và các phần mềm quản lý lớp học trực tuyến giúp việc tổ chức, quản lý và theo dõi tiến độ học tập của học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này, học sinh cần phải biết cách sử dụng mạng một cách thông minh và có trách nhiệm, tránh những tác động tiêu cực từ môi trường mạng.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 5
Trong xã hội hiện nay, các mạng xã hội, Internet, game điện tử,... đang là nội dung được nhiều bạn trẻ yêu thích, nhất là các bạn trẻ đang còn ở lứa tuổi học sinh. Nhưng phổ biến nhất là tình trạng nghiện mạng xã hội đang lan tràn trong giới trẻ hiện nay. Vậy cùng đi tìm hiểu xem vấn đề này đang có sức ảnh hưởng thế nào?
Trước hết chúng ta phải hiểu được "Mạng xã hội" là gì? Đó là một thiết bị, ứng dụng được trang bị trên các cửa hàng tải trò chơi trên điện thoại, máy tính... Là nơi cho chúng ta biết mọi tin tức, những tình hình, trạng thái mới mẻ ở khắp nơi. Đa dạng như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram... Và nhiều các mạng xã hội khác. Tiếp đến ""nghiện" là gì? Nghiện là một sự say mê, cuốn hút, không ngừng thúc giục chúng ta phải sa vào mỗi thứ gì đó, làm cho ta không thể không rời khỏi nó. Luôn tạo cho ta cảm giác thèm khát, mong muốn có được nó. Vậy chúng ta có thể hiểu "Nghiện mạng xã hội" nghĩa là gì? Là hiện tượng giới trẻ đang bị sa đà vào mạng xã hội, đắm chìm vào thế giới ảo, không thể ra khỏi được thực tại. Luôn ăn ở như người vô hồn, tâm trí lúc nào cũng chỉ có mạng xã hội. Dần dần ăn mòn trí não chúng ta và khiến chúng ta trở thành một nạn nhân bị nghiện mạng xã hội.
Thế thì nguyên nhân là do đâu? Là do sự thờ ơ, vô tâm của các bậc phụ huynh chăng? Họ mua thiết bị cho con cái rồi bỏ mặc cho con muốn làm gì làm, họ lại thiếu trách nhiệm trong việc quản tâm, giám sát con cái. Dẫn đến việc con cái truy cập vào mạng xã hội tìm tòi, khám phá những nội dung không hợp với lứa tuổi, dễ bị dụ dỗ, sa đà vào mạng xã hội và dễ bị giảm chất lượng học tập. Hay là do ý thức của giới trẻ còn kém, không phân biệt được mặt lợi hại của mạng xã hội mang lại hay đã biết mà vẫn cố chấp lạm dụng để thoả mãn.
Vậy nó dẫn đến hậu quả như thế nào? Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí và nhân cách của họ. Khi đã bị cuốn vào mạng xã hội thì lúc nào bạn cũng chỉ muốn cầm điện thoại lên để truy cập vào nó. Nếu như cứ để tình trạng này tiếp diễn, có thể xã hội này lại có thêm một kẻ tự kỉ, tù đày. Chỉ góp phần làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của dân tộc mà thôi!
Thế nên, để tránh việc chúng ta bị nghiện mạng xã hội thì hãy có ý chí, tiềm thức để quyết định đúng, tránh lạm dụng mạng xã hội để lâm vào tình trạng bị nghiện. Internet không sai, nhưng cách chúng ta lạm dụng nó là sai.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trinh-bay-y-kien-cua-em-ve-van-de-loi-ich-va-tac-hai-cua-mang-xa-hoi-lop-7-a161417.html
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 6
Mạng xã hội là một khái niệm không còn xa lạ với chúng ta trong xã hội hiện đại ngày nay. Cũng như mọi vấn đề khác trong cuộc sống, mạng xã hội mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực cho người dùng. Và lứa tuổi học sinh cũng không nằm ngoài phạm vi đó.
Đối với các bạn học sinh, mạng xã hội là một môi trường có sức hút rất lớn. Hầu như các bạn ấy đều có sử dụng mạng xã hội, thậm chí là nhiều mạng xã hội một lúc. Các nền tảng như tiktok, facebook, instagram… đều là nơi các bạn yêu thích. Đó là nơi các bạn chia sẻ về sở thích, niềm vui, nỗi buồn của bản thân với mọi người. Nhờ có mạng xã hội, các bạn học sinh tìm được một sân chơi mới để tự do thể hiện bản thân, thoải mái giao lưu kết bạn với những con người ở nơi xa. Ngoài ra, chính mạng xã hội cũng là một nơi giải trí tuyệt vời cho các bạn ấy sau những giờ học căng thẳng. Bởi đây là nơi có rất nhiều các thông tin, video thú vị, hấp dẫn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, mạng xã hội cũng gây ra những tác động tiêu cực đến các bạn học sinh. Trước hết là hiện tượng nhiều bạn vì quá si mê việc lướt mạng xã hội mà dẫn đến chểnh mảng học tập. Cùng với đó, việc quá chú tâm vào thế giới ảo và những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội đã khiến không ít bạn xa rời cuộc sống thực tế, lúc nào cũng chỉ thu mình lại trong phòng để lướt điện thoại. Ngoài ra, mạng xã hội cũng là nơi tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. Bởi ở đó mọi người đều giấu mình sau một cái nick có thể giả mạo được. Từ đó, nhiều bạn học sinh bị lừa gạt, lợi dụng, thậm chí bị vu oan, bị bạo lực ngay trên thế giới mạng. Vì chẳng ai có thể kiểm soát hoàn toàn hay chịu trách nhiệm cho điều bản thân làm ở thế giới đó cả. Tuy chính quyền đã có nhiều biện pháp để can thiệp, nhưng việc rạch ròi thật giả, hay ngăn cản các hành động bạo lực mạng vẫn chưa thực sự triệt để được.
Do đó, để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình, các bạn học sinh cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và hợp lí. Để có thể tận dụng những lợi ích của nó và tránh xa các cám dỗ, tác động độc hại của môi trường mạng xã hội.
Đoạn văn bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập - Mẫu 7
Với sự phát triển vượt bật của công nghệ và kĩ thuật hiện nay, mạng xã hội đã trở thành những ứng dụng cực kì phổ biến trên các thiết bị thông minh của con người như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,…, nó dường như phổ biến đến nỗi hầu như mỗi người đều sở hữu cho mình ít nhất từ một tài khoản xã hội trở lên.
Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Trước hết là tính năng kết nối nhanh chóng để mọi người trên khắp mọi nơi có thể giao lưu kết bạn. Qua mạng xã hội, chúng ta dễ dàng hơn trong việc đón nhận những thông tin mới nhất với sự liên kết hệ thống mạng internet. Chẳng những thế, mạng xã hội còn có thể tạo ra công ăn việc làm, buôn bán thuận lợi hơn thì với những lợi thế đó. Bởi thế, cũng không có gì là khó hiểu và vô lý khi độ phủ sóng của nó lại rộng rãi đến vậy. Với tất cả lợi ích trong, việc sử dụng mạng xã hội cực kì tốt khi ta dùng nó đúng cách – có nghĩa là “làm chủ được nó” và không “để nó làm chủ”. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể kiểm soát bản thân mình khi tham gia các mạng xã hội. Ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã mang trong mình căn bệnh nghiện mạng xã hội, lạm dụng mạng xã hội cực kì nghiêm trọng, nó không chỉ khiến chúng ta trở nên xa cách hơn với thế giới đời thật, mà còn có thể tạo ra các chứng bệnh về thần kinh, suy giảm các hoạt động sống thường ngày của cơ thể, giờ ăn và ngủ có thể bị Facebook thay thế mà dẫn tới chế độ sinh học không điều độ, sức khoẻ yếu ớt và còn có thể bị tác động, stress bởi những thông tin sai lệch, những bài báo mạng “giật tít” ở trên mạng xã hội. Hiện trạng nghiện mạng xã hội tuy là có thường xuyên gặp phải thế nhưng số đông khác vẫn có được một cuộc sống lành mạnh, biết sử dụng mạng xã hội để lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà mình được trải qua trong thực tế, không bị chi phối bởi nhiều luồng thông tin tiêu cực trên mạng xã hội và luôn làm chủ được cuộc sống, hạnh phúc của riêng mình.
Nếu như chúng ta không thể thức tỉnh, thay đổi cách sống sao cho lành mạnh sáng suốt hơn khi sử dụng mạng xã hội, thì xã hội này sẽ trở nên vô cảm, thiếu thực tế và dần đánh mất hết niềm vui, trải nghiệm trong đời sống.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập (trang 103 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chọn một trong hai đề sau:...
Bài tập (trang 105 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: