Soạn bài Xô-phi-a Cô-va-lep-xcai-a người phụ nữ phi thường | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

898

Tài liệu soạn bài Xô-phi-a Cô-va-lep-xcai-a người phụ nữ phi thường Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Xô-phi-a Cô-va-lep-xcai-a người phụ nữ phi thường

Đọc văn bản “Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – Người phụ nữ phi thường” (SGK trang 108-112), chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6), và trả lời các câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10)

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn bản trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và miêu tả

B. Tự sự và biểu cảm

C. Tự sự và thuyết minh

D. Tự sự và nghị luận

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Thông tin trong văn bản được trình bày, sắp xếp theo những cách nào?

A. Theo trật tự thời gian và các khía cạnh của đối tượng

B. Theo trật tự thời gian và mức độ quan trọng của thông tin

C. Theo trật tự thời gian và mối quan hệ nhân quả

D. Theo trật tự thời gian và so sánh, đối chiếu

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận định nào không đúng về mục đích của văn bản trên?

A. Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a

B. Ca ngợi tài năng nhiều mặt và những cống hiến của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai

C. Cho thấy Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a đã vượt qua được sự phân biệt đối xử với phụ nữ

D. Phân tích sâu về giá trị của định lí Cô-si- Cô-va-lép-xcai-a

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Thông tin nổi bật nhất trong văn bản là gì?

A. Hoàn cảnh xuất thân của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a

B. Quá trình học toán của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a thời thơ ấu

C. Những năm học toán ở đại học của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a

D. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Câu nào sau đây là sự đánh giá đầy đủ nhất của người viết về Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a?

A. Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không chỉ là một nhà toán học lỗi lạc người Nga, mà còn là một nhà văn và người ủng hộ quyền phụ nữ trong thế kỉ XIX.

B. Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a có nhiều đóng góp đáng chú ý cho toán học và cơ học.

C. Tên của bà gắn liền với một định lí quan trọng của giải tích học: định lí Cô-si- Cô-va-lép-xcai-a.

D. Tất cả các giáo sư khác đều rất yêu mến cô học trò người Nga xuất sắc và nói về cô như một hiện tượng khác thường.

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nguyên nhân nào khiến Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không được nhận vào giảng dạy trong trường đại học ở Đức?

Trả lời:

Nguyên nhân là ở nước Nga và hầu hết các nước Châu Âu phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học.

Câu 7 (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác giả bài viết sử dụng thông tin Xô-phi-a khao khát được ra nước ngoài tìm cơ hội học tập và được cấp bằng tiến sĩ nhằm nhấn mạnh điều gì?

Trả lời:

Nhấn mạnh đến ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật. Cô mang một khát vọng lớn lao chiếm lĩnh tri thức, tìm mọi cơ hội, đến nhiều quốc gia để có thể thu thập thêm nhiều kiến thức nhằm phục vụ đam mê nghiên cứu toán học của mình.

Câu 8 (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra tính chất mạch lạc của văn bản.

Trả lời:

- Tính chất mạch lạc của văn bản:

+ Văn bản có trật tự hợp lí và rành mạch giữa các câu, các đoạn, các phần.

+ Các phần, các đoạn đều nói về một đề tài và thể hiện một chủ đề chung xuyên suốt, đó là về Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a và ý chí, nghị lực của cô.

+ Các phần được triển khai theo một trình tự rõ ràng, hợp lí

Câu 9 (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn bản đưa đến cho em những hiểu biết mới mẻ nào về nhà toán học Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a và vấn đề bình đẳng giới trong thế kỉ XIX ở nước Nga và châu Âu?

Trả lời:

- Về nhà toán học Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a:

+ Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a không chỉ là một nhà toán học mà còn là một nhà văn và người ủng hộ quyền phụ nữ. Bà là người mở rộng cánh cửa vào các trường đại học cho phụ nữ

+ Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên là giáo sư chính thức tại một trường đại học của châu Âu

+ Bên cạnh thành tựu toán học vĩ đại, bà xuất bản tập hồi kí “Thời thơ ấu của một đứa trẻ Nga” và vở kịch “Cô gái theo tuyết hư vô”

- Về vấn đề bình đẳng giới trong thế kỉ XIX ở nước Nga và châu Âu:

+ Phụ nữ không được coi trọng và con đường đến với tri thức của họ vô cùng khó khăn bởi ở nước Nga và hầu hết các nước Châu Âu phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học.

+ Phụ nữ bị tước đoạt quyền tự do. Nếu muốn đi nước ngoài, người phụ nữ bắt buộc phải đi cùng chồng hoặc phải có giấy cho phép của chồng hoặc cha chồng.

Câu 10 (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết làm thế nào để khắc phục hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ một cách có hiệu quả?

Trả lời:

- Giải pháp khắc phục hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ:

+ Giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng bằng cách lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy ở các cấp học, thông qua phát thanh, truyền hình, băng rôn, khẩu hiệu, sách, báo.

+ Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.

+ Tổ chức các chiến dịch cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới, thay đổi nhận thức trong cả nam giới và nữ giới.

+ Lên án và phê bình, xử lý làm gương trước cộng đồng những hành động phân biệt đối xử, bạo hành, ngược đãi với phụ nữ.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá