Trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc thuật lại lời nói hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật, tác giả thường miêu tả tình cảm

54

Trả lời Câu 2 trang 102 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 101 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 101 Tập 2

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc thuật lại lời nói hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật, tác giả thường miêu tả tình cảm, cảm xúc, thái độ,... của nhân vật thông qua các tín hiệu của cơ thể như ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,... Hãy tìm và phân tích tác dụng của các tín hiệu ấy trong đoạn trích sau:

Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui.

(Nam Cao)

Trả lời:

- Các tín hiệu của cơ thể:

+ Nhìn Thị Nở như thăm dò

+ Cười tin cẩn

+ Cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra

+ Vẻ mặt rất phong tình

+ Thị lườm hắn

+ Khanh khách cười

+ Cười nghe thật hiền

- Tác dụng:

+ Thể hiện tính chân thật, xây dựng hình ảnh nhân vật như một con người đời thường với đa dạng cảm xúc.

+ Nhân vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với những sắc thái, cử chỉ, điệu bộ đời thường, phong phú.

+ Bộc lộ dòng cảm xúc bên trong nhân vật thông qua các tín hiệu phi ngôn ngữ. Tác giả không cần miêu tả cụ thể những tình cảm, cảm xúc hay thái độ của nhân vật mà người đọc vẫn có thể hình dung dòng cảm xúc nội tâm trong nhân vật.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá