TOP 10 Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ

374

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.

TOP 20 Đoạn văn bác bỏ Chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập với thế giới (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 1

Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh,  gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 2

Trong bài thơ "Bánh trôi nước," Hồ Xuân Hương đã sử dụng tiếng Việt một cách tinh tế và sắc sảo để miêu tả vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi. Bằng những từ ngữ giản dị mà giàu sức gợi, bà đã khéo léo lồng ghép những tầng nghĩa sâu sắc về cuộc đời người phụ nữ. Câu thơ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" không chỉ miêu tả ngoại hình chiếc bánh trôi mà còn tôn vinh vẻ đẹp thanh khiết, tròn đầy của người phụ nữ. Cách dùng thành ngữ dân gian "bảy nổi ba chìm" diễn tả sự lận đận, truân chuyên trong cuộc sống, gợi lên nỗi niềm thương cảm sâu sắc. Điểm đặc biệt trong bài thơ này là cách Hồ Xuân Hương kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình ảnh và ngôn từ, vừa tạo nên vẻ đẹp hình thức vừa chuyển tải những thông điệp đầy nhân văn. Tiếng Việt trong bài thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại nhưng cũng đầy mạnh mẽ, thể hiện tài năng và tâm hồn sâu sắc của "Bà chúa thơ Nôm".

10+ Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 3

Trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá," Huy Cận đã sử dụng tiếng Việt một cách phong phú và sinh động để khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của biển cả và tinh thần lao động hăng say của ngư dân. Những câu thơ như "Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then, đêm sập cửa" sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo, biến khung cảnh hoàng hôn trên biển trở nên sống động và kỳ vĩ. Ngôn ngữ thơ của Huy Cận trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" không chỉ gợi tả cảnh thiên nhiên mà còn truyền tải sức mạnh và niềm lạc quan của con người. Hình ảnh "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh và âm thanh, tạo nên một bức tranh sinh động và phong phú về sự đa dạng của biển cả. Tiếng Việt trong bài thơ hiện lên rực rỡ qua những từ ngữ mô tả hành động mạnh mẽ và nhịp điệu hào hùng như "Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao," thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên. Qua bài thơ, Huy Cận không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tôn vinh sức lao động và sự hòa quyện giữa con người và vũ trụ, tất cả được thể hiện qua vẻ đẹp tinh tế của tiếng Việt.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 4

Trong bài thơ "Ông Đồ," Vũ Đình Liên đã sử dụng tiếng Việt một cách tinh tế và cảm xúc để khắc họa hình ảnh ông đồ xưa cùng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần phai nhạt. Với những câu từ giản dị nhưng sâu lắng, ông đã tạo nên bức tranh đầy hoài niệm về một thời đã qua. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy ông đồ già" gợi lên khung cảnh mùa xuân ấm áp, trong đó hình ảnh ông đồ với tà áo nâu sồng hiện lên như một biểu tượng của truyền thống văn hóa. Sự lặp lại của từ "mỗi năm" nhấn mạnh tính chu kỳ, không chỉ của mùa xuân mà còn của sự hiện diện quen thuộc của ông đồ. Tiếng Việt trong bài thơ trở nên đầy nhạc điệu và gợi cảm qua những hình ảnh "giấy đỏ buồn không thắm / mực đọng trong nghiên sầu," diễn tả sự tiếc nuối trước cảnh sắc đã từng rực rỡ nay trở nên phai nhạt. Từng chữ, từng câu đều chứa đựng nỗi buồn man mác, thể hiện sự tôn kính và thương tiếc trước những giá trị văn hóa cũ đang dần biến mất. Qua đó, Vũ Đình Liên không chỉ khắc họa vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn bày tỏ niềm trăn trở về sự mai một của văn hóa dân tộc.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 5

Viết về tiếng Việt, đã có biết bao nhà thơ, nhà văn cảm nhận về giá trị và vẻ đẹp của nó, Lưu Quang Vũ cũng vậy, với bài thơ “Tiếng Việt” ông đã đưa ta trở về với nguồn gốc của tiếng Việt, qua đó thể hiện lên sự giàu đẹp của nó. Với những vần thơ giàu sức gợi, cho người đọc thấy được đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt - nơi thai nghén, hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc. Những câu thơ như Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh./Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy, đã thể hiện một hệ thống phong phú các thanh điệu với những âm độ, âm vực, qua đó tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, hào hùng, mạnh mẽ, sâu lắng, thiết tha…Những sắc thái trong tiếng Việt chính là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại; ân nghĩa, thủy chung; kiên cường, bất khuất.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 6

Đọc những khổ thơ trên, ta không khỏi say mê trước vẻ đẹp của tiếng Việt. Tiếng Việt đẹp từ trong bản chất, từ khi chưa có chữ viết đã "vẹn tròn". Tiếng Việt mang âm hưởng du dương, uyển chuyển như "bùn và như lụa", "óng tre ngà và mềm mại như tơ". Âm thanh của tiếng Việt cũng vô cùng phong phú, "kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh". Tiếng Việt có những thanh điệu độc đáo, "dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh", "dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy". Những thanh điệu này tạo nên sự đa dạng và biểu cảm cho tiếng Việt. Tiếng Việt còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao, "tiếng suối" nghe "mát lịm", "tiếng heo may" gợi nhớ "những con đường". Tóm lại, tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ vô cùng đẹp đẽ, phong phú và biểu cảm. Chúng ta cần trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 7

Đọc khổ thơ 5,6,7 trong bài thơ Tiếng Việt, ta không khỏi say mê trước vẻ đẹp của tiếng Việt. Tiếng Việt đẹp từ trong bản chất, từ khi chưa có chữ viết đã vẹn tròn. Tiếng Việt mang âm hưởng du dương, uyển chuyển như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ. Âm thanh của tiếng Việt cũng vô cùng phong phú, kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh.Tiếng Việt có những thanh điệu độc đáo, dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh, dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy. Những thanh điệu này tạo nên sự đa dạng và biểu cảm cho tiếng Việt. Tiếng Việt còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao, tiếng suối, nghemát lịm, tiếng heo may gợi nhớ những con đường.Qua đây, ta thấy tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ vô cùng đẹp đẽ, phong phú và biểu cảm. Tiếng Việt là hồn Việt, là bản sắc Việt, là tiếng mẹ đẻ thiếng liêng gắn kết mỗi người Việt với cộng đồng.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ - Mẫu 8

Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Nhà thơ không sử dụng những khái niệm trừu tượng để lí giải Tiếng Việt mà người nghệ sĩ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gần gũi với cuộc sống của chúng ta, đó là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, câu hát, lời ru,... Âm thanh hiện lên trong câu thơ là những âm thanh đậm tình, sâu lắng, những âm thanh gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Tiếng Việt là kết quả của Tình yêu và Lao động. Mọi mặt của đời sống dân tộc đã làm nên hồn cốt của tiếng Việt. Nhà thơ Lưu Quang Vũ rất tài hoa khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để khái quát đặc trưng tiếng nói của dân tộc. “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ” - hai câu thơ cuối giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại óng ả của tiếng Việt. Tóm lại qua năm khổ thơ đầu của bài thơ, độc giả đã cảm nhận rõ được vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, từ đó khơi gợi trong lòng mỗi người chúng ta tình yêu và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá