Soạn bài Tháng Tư | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

789

Tài liệu soạn bài Tháng Tư Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tháng Tư

Đọc văn bản “Tháng Tư” (SGK trang 80 – 81), chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Phương án nào nêu đúng và đầy đủ nhất những biến đổi của thiên nhiên, đất trời khi tháng Tư đến?

(1) Những cánh hoa mới nở tạo thành những chùm hoa rực rỡ

(2) Mặt Trời đã bắt đầu chiếu những tia nắng chói chang, gay gắt

(3) Đất đai trở nên màu mỡ hơn; những khu vườn đã ríu rít chim muông

(4) Những dòng sông ào ạt cuốn phăng mọi thứ ra biển

(5) Những cánh đồng căng tràn nhựa sống.

B. (1)-(2)-(4)

C. (2)-(3)-(4)

Α. (1)-(2)-(3)

D. (2)-(3)-(5)

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Trong những biến đổi của thiên nhiên, đất trời, dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi rõ ràng của thời tiết?

A. ông Mặt Trời đủ đầy đến gay gắt

B. đất mỡ màu ngủ lịm dưới bóng râm

C. những dòng sông lững thững đi ra biển

D. những cánh đồng vạm vỡ tuổi hai mươi

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Với nhân vật trữ tình, “chuyện tưởng xong rồi” mà hoá ra lại chưa xong khi tháng Tư đến là gì?

A. chiều nay ngọn gió bất ngờ cơn mưa bất chợt nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ

B. những khu vườn đã ấm tổ chim cành cây trĩu những lời trống mái

C. tháng Tư về yên tĩnh lòng tôi bầy ong khép vòng bay cần mẫn

D. lứa quả đầu mùa vừa hết ngày non dại xanh lên tin tưởng dưới bầu trời

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hơn ba lần trong bài thơ trên?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá

D. Đảo ngữ

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Dòng thơ nào cho thấy sự hoà phối của các giác quan trong cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên, đất trời?

A. cây đủ lá cánh hoa rơi vào đất

B. cành cây trĩu những lời trống mái

C. bầy ong khép vòng bay cần mẫn

D. nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ

Trả lời:

Chọn đáp án B

Câu 6 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhận ra những biến chuyển bất ngờ của thiên nhiên là gì? Điều đó cho biết đặc điểm nào thường thấy trong đời sống tâm hồn của con người?

Trả lời:

- Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình: Vui tươi, hân hoan chào đón thời khắc giao mùa, cảm giác tràn đầy sức sống “tôi như cây sau bất chợt cơn mưa”, gợi tả cảm xúc tươi mới, tràn nhựa sống trong tâm hồn tác giả.

- Đặc điểm trong đời sống tâm hồn con người: Trước thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt trong thời khắc giao mùa với những sắc thái tinh vi, những biến đổi xoay mình của thiên nhiên luôn làm cho con người hào hứng, yêu đời và hạnh phúc.

Câu 7 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hiểu dòng thơ cuối bài thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Dòng thơ cuối bài “tôi như cây sau bất chợt cơn mưa”,

- Tác dụng: Gợi lên cảm xúc bất ngờ trước cơn mưa tươi mát. Người ta thường nói, sau cơn mưa trời lại sáng, giờ đây cảm xúc trong tác giả cũng vậy, cũng giống như cây xanh sau cơn mưa, luôn tươi tốt và tràn nhựa sống. Qua đó cho thấy niềm hân hoan, hạnh phúc trong trái tim tác giả và sự gắn bó sâu sắc, hòa quyện với thiên nhiên trong nhà thơ.

Câu 8 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy lí giải tác dụng của một hình ảnh hoặc biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy đặc sắc.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Ông mặt trời đủ đầy đến gay gắt

- Tác dụng:

+ Tạo hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ. Từ xưa nay ta luôn bắt gặp hình ảnh miêu tả ánh nắng hay ông mặt trời chói chang, nhưng ở đây tác giả thay cho ý nghĩa đó bằng hình ảnh “ông mặt trời đủ đầy”, tạo nên ấn tượng mạnh về ánh nắng.

+ Đặc tả ánh nắng trên cảnh vật. Ánh nắng chiếu rọi của mặt trời len lỏi qua từng khung cửa sổ, mạnh mẽ đến mức gay gắt khiến cho mọi vật thức tỉnh và rực rỡ dưới ánh sáng ấm áp. Ánh nắng gay gắt của mặt trời trải khắp không gian, thời gian dường như đang tan chậm.

+ Gợi lên không khí tươi sáng, tất thảy đều tạo nên một không khí ngập tràn năng lượng tích cực.

Câu 9 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Em có nhận xét gì về cấu tứ, hình thức của dòng thơ? Văn bản có những cách kết hợp từ nào khác lạ? Hãy chỉ ra tác dụng của cách kết hợp ấy.

Trả lời:

- Cấu tứ, hình thức của dòng thơ:

+ Thể loại: Bài thơ được làm theo thể thơ tự do

+ Bài thơ không sử dụng dấu câu giữa các dòng thơ, chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài thơ. Qua đó thể hiện mạch cảm xúc trào dâng, liền mạch trong tâm hồn tác giả.

+ Các chữ cái đầu dòng không viết hoa, cấu trúc câu thơ, cách gieo vần không theo quy tắc, trật tự nhất định.

+ Các câu thơ dài ngắn khác nhau, không có số lượng câu từ nhất định

- Cách kết hợp từ khác lạ:

+ Biểu hiện: “Ông mặt trời đủ đầy”, “đất mỡ màu ngủ lịm”, “xanh lên tin tưởng dưới bầu trời”,…

+ Tác dụng: Sự kết hợp độc đáo và mới lạ đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh thơ, thu hút người đọc trong những vần thơ viết về thiên nhiên tươi đẹp nhưng rất đỗi mới mẻ. Qua đó, làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống và tâm hồn tươi mới của tác giả.

Câu 10 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ đem đến cho em những chiêm nghiệm nào về cuộc sống?

Trả lời:

Qua bài thơ, em nhận ra cuộc sống là hành trình tinh tế khám phá những thay đổi, biến động, bất ngờ của những điều đẹp đẽ trong từng khoảnh khắc. Con người cần sống và cảm nhận những phút giây trôi qua trong cuộc đời. Tận hưởng khu vườn của thiên nhiên đầy màu sắc, những tổ chim khoác lên mình sương mong manh, những cánh hoa đang bay nhẹ trong gió chiều hay ánh sáng vàng dịu dàng, ấm áp cuối ngày. Tất thảy tạo nên bức tranh sống động của sự sinh sôi, nảy nở và tình yêu cuộc sống trong tâm hồn con người.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá