TOP 10 Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca

354

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lí nhân sinh được đặt ra trong văn bản.

Top 13 bài Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất (ảnh 2)

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 1

Bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” phản ánh triết lý về sự tồn tại và giá trị vĩnh cửu của nghệ thuật. Dù Lorca đã qua đời, nhưng tiếng đàn ghi-ta của ông vẫn tiếp tục vang lên, tiếp tục truyền cảm hứng cho những thế hệ sau. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ rằng nghệ thuật chân chính không bao giờ chết, mà luôn tồn tại và phát triển qua thời gian, vượt qua mọi giới hạn và bạo lực. Như vậy, "Đàn ghi-ta của Lorca" không chỉ là một bài thơ tôn vinh một nghệ sĩ lớn mà còn là một thông điệp sâu sắc về triết lý nhân sinh: sự cống hiến, đấu tranh và sự bất diệt của nghệ thuật và lý tưởng cao đẹp.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 2

Qua đoạn thơ Đàn ghi ta của Lor-ca đọng lại trong em hình tượng của một chàng nghệ sĩ với cuộc hành trình đi tìm khát vọng tự do. Người nghệ sĩ ấy mang trong mình cả cuộc sống dữ dội và giấc mơ lãng mạn, cả ý chí kiên cường và những xúc cảm say đắm. Một người nghệ sĩ cô đơn trên hành trình đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, cô đơn trong chính cuộc đấu tranh vì tự do và nghệ thuật.

Một con người với khát vọng đi tìm giá trị đẹp đẽ trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ tàn ác, lạnh lùng. Qua tác phẩm còn thể hiện lên nỗi kinh hoàng của dân tộc Tây Ban Nha không chỉ là vì cái chết của Lorca mà còn vì sự tàn bạo, vô nhân đạo trước khát vọng tự do của con người.

10+ Đoạn văn suy nghĩ về một triết lí nhân sinh được đặt ra trong Đàn ghi ta của Lor-ca

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 3

Tác phẩm của Thanh Thảo không chỉ là một bài thơ ngợi ca tài năng và cuộc đời của Lorca mà còn thể hiện triết lý nhân sinh về sự đấu tranh và sự hy sinh của nghệ sĩ vì nghệ thuật và lý tưởng cao đẹp. Triết lý nhân sinh trong "Đàn ghi-ta của Lorca" được thể hiện rõ qua hình ảnh người nghệ sĩ sống hết mình vì nghệ thuật, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm. Lorca đã dùng âm nhạc và thơ ca để đấu tranh chống lại bất công, để truyền tải những thông điệp nhân văn và tình yêu tự do. Sự hy sinh của Lorca, cái chết bi thảm của ông, được Thanh Thảo mô tả như một nốt nhạc dang dở, một bản đàn chưa kịp hoàn thành. Điều này nhấn mạnh rằng cuộc đời của người nghệ sĩ luôn gắn liền với sứ mệnh cao cả, và dù họ có bị dập tắt, thì âm hưởng của nghệ thuật và tinh thần của họ vẫn mãi vang vọng, không bao giờ mất đi.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 4

Nghệ thuật vị nhân sinh hay có thể hiểu là nghệ thuật và đời sống luôn tương hỗ lẫn nhau, tạo nên một mối quan hệ phức tạp và đậm đà ý nghĩa. Nghệ thuật không chỉ là sản phẩm của đời sống mà còn là nguồn cảm hứng và năng lượng sáng tạo, thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của cuộc sống. Đồng thời, nghệ thuật cũng là công cụ giúp con người hiểu rõ hơn về chính mình và thế giới xung quanh, làm cho đời sống trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống là một tương tác không ngừng, khiến cho mỗi người trở nên phong phú hơn trong suy nghĩ và cảm nhận. Nghệ thuật sinh ra là để phản ánh cuộc sống, khiến cuộc sống đẹp đẽ và trường tồn hơn.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 5

“Đàn ghita của Lorca” là tiếng nói tri âm của người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ với một người chiến sĩ. Sự đồng cảm của Thanh Thảo và Lorca trong bài thơ vừa cho người đọc hiểu về Lorca vừa cho người đọc một cái nhìn trọn vẹn hơn về con người Thanh Thảo - một trí thức giàu suy tư và một người nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, lí tưởng. “Đàn ghita của Lorca” như là sự tiếp nối trọn vẹn cái mạch thơ đã được khơi dòng từ trường ca “Những người đi tới biển”. Đàn ghita của Lorca” cũng chứa đựng trong nó triết lí về nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo: triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, về sức sống của nghệ thuật và về mối quan hệ giữa sức sống của nghê thuật với sự tồn tại về mặt tinh thần của nghệ sĩ trong cuộc đời. Những điều này thực ra không mới song trong bài thơ này, nó chính là cơ sở để Thanh Thảo khẳng định giá trị những sáng tạo nghệ thuật và những cống hiến về tư tưởng của Lorca đồng thời cũng là cơ sở để nhà thơ khẳng định niềm tin vào sự bất tử của những cống hiến ấy.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 6

Trên hành trình của Lorca, được tác giả Thanh Thảo phản ánh lại trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã thể hiện rất rõ về những khó khăn và gian khổ mà người nghệ sĩ ấy phải trải qua khi đi theo lý tưởng của mình.

“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”

Tiếng ghi ta lặp đi lặp lại xoáy vào tâm can người đọc, trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Tiếng ghi ta nâu, là nâu của đất hay chính là màu sắc của chúng; tiếng ghi ta lá xanh là biểu tượng của xuân thì tươi sắc, hãy là những âm thanh rộn vang của cuộc song; rồi lại đến tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan. Câu thơ ấy có thể hiểu tiếng ghi-ta sự khó khăn,gian khổ của chính số phận của người nghệ sĩ. Dù nó mang trong mình cái vẹn nguyên, tròn đầy nhưng lại bị các thế lực chà đạp, hủy diệt, vùi dập. Tiếng ghi ta cũng chính là biểu tượng cho số phận người nghệ sĩ bất hạnh phải sống dưới chế độ độc tài tàn ác.Từ đó ta hiểu được rằng, cuộc đời không phải lúc nào cũng tươi đẹp, lý tưởng không phải chạm thay mà có. Chúng ta phải nỗ lực, vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách gian lao. Hành trình ấy dù là ai đi chăng nữa sẽ cũng sẽ phải trải qua.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 7

‘Tiếng đàn ghi ta của Lorca” là bài thơ thành công nhất của Thanh Thảo. Với nhiều hàm ý triết lý nhân sinh. Với mười ba câu thơ cuối cùng, đó là những suy tư của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và sự ra đi của Lor-ca. Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật, là biểu tượng cho lí tưởng đấu tranh vì những điều tốt đẹp của Lor-ca bởi vậy không ai nỡ “chôn cất tiếng đàn”. Bởi vậy, Thanh Thảo đã so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang, tức nó có sức sống mạnh mẽ, sức lan tỏa mãnh liệt, bất diệt, không gì có thể ngăn cản nổi. Lý tưởng sẽ sống mãi, để lại những âm vang cho cả nhiều thế hệ đời sau. Sống với lý tưởng là điều mà tác giả đã ủng hộ và hình tượng về Lorca là một minh chứng rõ nhất. Dù Lor-ca hi sinh tiếng đàn của ông còn mãi với hậu thế. Cũng chính bởi vậy vầng trăng – cái đẹp, dù bị chôn vùi nơi đáy giếng vẫn tỏa rạng nơi tối tăm, lạnh lẽo, ánh sáng lí tưởng nghệ thuật không bao giờ bị vùi lấp.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 8

Bài thơ tiếng “ Đàn ghi ta của Lorca” sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo đã gắn liền với địa danh Tây Ban Nha và hình ảnh Lor-ca là hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” mang đến nhiều nét nghĩa về ẩn ý triết lí nhân sinh. Trong câu thơ

“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”

Hành trình vươn đến lí tưởng của mỗi người sẽ là không hề dễ dàng. Đó là hành trình hết sức gian nan, chất chứa cả sự cô đơn, không có điểm dừng. Đây cũng chính là hành trình của Lor-ca trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Hành trình ấy tuy có nhiều khó khăn, nhưng đó là hành trình đẹp đẽ. Vầng trăng vốn là biểu tượng nghệ thuật, điều đó cho thấy cái mà Lor-ca hướng đến không phải cuộc sống xa hoa hưởng lạc, mà là tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt cho nghệ thuật. Trên hành trình vươn tới lí tưởng trong một thế giới bạo tàn, hình ảnh Lor-ca hiện lên vừa đáng ngưỡng mộ vừa khiến người đọc không khỏi xót thương. Cũng góp phần động lực cổ vũ con người ta dù khó khăn, đơn độc nhưng trên hành trình lý tưởng chính là điều mà con người ta nên theo đuổi và hoàn thiện.

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ về một triết lí nhân sinh trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Mẫu 9

Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng. Anh không muốn suốt đời là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình. Đây chính là cái tâm của người nghệ sĩ lớn suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít bạo tàn. Sự sống ở đây chính là Tây Ban Nha với điệu hát nghêu ngao, không gian phóng khoáng, tự do, Lor-ca hiện lên hết sức đẹp đẽ trong khung ảnh đó. Nhưng phía bên kia lại là hiện thực kinh hoàng, là cái chết đẫm máu của người nghệ sĩ tài hoa. “bỗng kinh hoàng” cho thấy sự thảng thốt, hốt hoảng, không thể tin rằng Lor-ca đã bị cái xấu, cái ác bức hại. Hình ảnh Lor-ca nhanh chóng lấy lại thăng bằng và thái độ chủ động để đi từ hành trình kết thúc sự sống vật chất đến hành trình khởi đầu sự sống tinh thần bất tử. Lor-ca đã hi sinh nhưng những kẻ thất bại lại chính là bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân xác của Lor-ca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh, tình yêu quê hương đất nước luôn là động lực lớn lao khiến con người ta kiên cường và mạnh mẽ hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá