Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều Thực hành tìm hiểu về làng nghề ở địa phương

48

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Thực hành tìm hiểu về làng nghề ở địa phương sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Thực hành tìm hiểu về làng nghề ở địa phương

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 61 Chuyên đề Địa Lí 12: Lập bảng tóm tắt đặc điểm phát triển (về lao động, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, kĩ thuật sản xuất,…) của một số nhóm làng nghề theo mẫu dưới đây vào vở ghi.

Lập bảng tóm tắt đặc điểm phát triển về lao động, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ

Lời giải:

STT

Nhóm

Đặc điểm phát triển

Tên làng nghề

1

Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Số lượng làng nghề nhiều, gắn liền với các đặc sản.

- Phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước.

- Quá trình sản xuất đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu chính là các loại nông, lâm, thủy sản sẵn có tại địa phương. Sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu (chiếm 95%), nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Cốm Vòng, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, đường thốt nốt Châu Lăng, nước mắm Phú Quốc.

2

Sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ

- Số lượng làng nghề còn lại không nghiều, nhưng có truyền thống lâu đời.

- Khoảng 15% sản phẩm đã có mặt ở nước ngoài, ưa chuộng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu vì sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương và dân tộc.

- Quá trình sản xuất đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị nhưng những khâu cơ bản gần như không thay đổi để giữ lại đặc trưng riêng của sản phẩm. Lao động thủ công là chính với những đòi hỏi cao về tay nghề, sự tỉ mỉ, sáng tạo và chuyên môn hóa sâu.

Chạm bạc Đồng Xâm, đá mĩ nghệ Non nước, sơn mài Tương Bình Hiệp,…

3

Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

- Có số lượng nhiều nhất, nhiều ngành nghề khác nhau.

- Sản phẩm chủ yếu là các vật dụng tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày, 22,5% được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Tỉ lệ nguyên, vật liệu ngoại nhập khá cao (trên 12%). Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phát triển với số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trong các nhóm làng nghề.

Lụa Vạn Phúc, gốm Phù Lãng, nón lá Vân Thê, gốm Bàu Trúc, gốm Bát Tràng,…

Luyện tập 2 trang 61 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.6, hãy nhận xét sự phân bố làng nghề phân theo vùng ở nước ta năm 2020.

Dựa vào hình 3.6, hãy nhận xét sự phân bố làng nghề phân theo vùng ở nước ta năm 2020

Lời giải:

Nhìn chung, đến năm 2020 các làng nghề được phân bố rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên sự phân bố có sự khác nhau giữa các vùng, cụ thể:

- Số lượng làng nghề tập trung nhiều nhất ở các vùng: Đồng bằng sông Hồng với 877 làng nghề, Trung du và miền núi Bắc Bộ với 717 làng nghề, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 609 làng nghề. Cùng với đó 3 vùng này cũng là những vùng có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước, lần lượt là Trung du và miền núi Bắc Bộ với 252 làng nghề, Đồng bằng sông Hồng có 196 làng nghề và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 160 làng nghề.

- Các vùng còn lại tập trung số lượng ít làng nghề:

+ Đồng bằng sông Cửu Long với 312 làng nghề và 87 làng nghề truyền thống.

+ Tây Nguyên có 93 làng nghề và 27 làng nghề truyền thống.

+ Đông Nam Bộ thấp nhất, chỉ có 47 làng nghề và 9 làng nghề truyền thống.

Vận dụng trang 61 Chuyên đề Địa Lí 12: Thu thập tài liệu và giới thiệu về một địa điểm du lịch làng nghề ở nước ta.

Lời giải:

Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10 km. Làng lụa Vạn Phúc Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đang tồn tại ở Việt Nam, nơi đây cũng được xem là cái nôi của nghề dệt lụa, với lịch sử tồn tại hàng ngàn năm, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay”. Ở làng lụa Vạn Phúc có gần 800 hộ gia đình sinh sống bằng nghề dệt lụa truyền thống. Đến với làng lụa, du khách có thể tham quan các khu vực gồm: Chùa Vạn Phúc; Đền thờ tổ nghề; Miếu Vạn Phúc; Trung tâm bảo tồn lụa Vạn Phúc; Trung tâm sinh vật cảnh, phố đồ cổ - đồ xưa; Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hay con đường bích họa đầy màu sắc phía trước sân đình làng... Đặc biệt tại đây du khách có thể tìm hiểu về nghề dệt truyền thống của làng. Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Đặc biệt để khẳng định bản sắc riêng, phát triển du lịch bền vững, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm. Ngoài ra, nơi đây đã thành lập Hợp tác xã Vụn Art, mang lại thu nhập cho người khuyết tật bằng việc sử dụng các vải lụa vụn để ghép tranh lụa xuất khẩu ra nước ngoài. Hiệp hội làng nghề và chính quyền phường đã có các chương trình quảng bá sản phẩm cho làng nghề, các cửa hàng cũng bố trí, sắp xếp sản phẩm ngăn nắp, đẹp mắt hơn, tạo dấu ấn đối với mỗi du khách.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Những vấn đề chung

II. Phát triển làng nghề và các tác động

III. Thực hành tìm hiểu về làng nghề ở địa phương

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá