Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều Các loại vùng kinh tế

28

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Các loại vùng kinh tế sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Các loại vùng kinh tế

1. Phân biệt các loại vùng kinh tế

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân biệt vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành.

Lời giải:

Tiêu chí

Vùng kinh tế

Vùng kinh tế trọng điểm

Vùng ngành

Mục đích phân chia vùng

Để Nhà nước quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ của đất nước.

Nhằm tạo động lực để tăng trưởng nhanh, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy các vùng kinh tế khác.

Nhằm phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất (nông, lâm nghiệp và thủy sản; du lịch; công nghiệp) trên cơ sở khai thác đầy đủ và có hiệu quả các điều kiện của vùng.

Phạm vi lãnh thổ

Có ranh giới xác định, chứa đựng các nhân tố tự nhiên, dân cư, xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và các hoạt động kinh tế.

Gồm phạm vi một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có ranh giới xác định, hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi.

Có ranh giới xác định với sự tập trung của một ngành nhất định và các ngành liên quan, hỗ trợ.

Nguồn lực

Các tỉnh, thành phố đều tương đồng về đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, khoáng sản, mức độ tập trung dân cư, chất lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,…

Các tỉnh, thành phố đều có địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi để xây dựng cơ sở kinh tế; có một số khoáng sản chiến lược; nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt; cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước; nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Các tỉnh, thành phố tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Sự đồng nhất về điều kiện địa hình, đất đai, lao động (có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản) thể hiện rõ trong vùng nông nghiệp.

Cơ cấu GRDP

Khác nhau ở mỗi vùng. Vùng nào có nhiều thuận lợi về vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thì có cơ cấu kinh tế hiện đại với ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng cao. Vùng nào có nhiều khó khăn về các điều kiện trên thì ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm tỉ trọng lớn.

Có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất; tiếp theo là công nghiệp, xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp

Ngành có sản phẩm chuyên môn hoá chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của vùng.

Các ngành kinh tế nổi bật

Có các ngành chuyên môn hóa giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và các ngành bổ trợ

Tập trung các ngành kinh tế chủ chốt, đặc biệt là các ngành tạo ra giá trị xuất khẩu lớn như: điện tử, tin học; dịch vụ cảng biển và du lịch; khai thác và chế biến dầu khí, cảng biển, sản xuất sản phẩm điện tử và máy vi tính; khai thác và chế biến thủy sản. Các ngành chuyên môn hóa phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố trong vùng.

Vùng có các ngành chuyên môn hóa với các sản phẩm như: gạo, thủy sản (vùng nông nghiệp), sản phẩm du lịch (vùng du lịch).

2. Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm vùng kinh tế ở nước ta.

Lời giải:

- Tồn tại một cách khách quan, quy mô và số lượng vùng, ranh giới vùng thay đổi theo từng thời kì lịch sử phục vụ mục đích phát triển kinh tế nhất định.

- Các địa phương trong mỗi vùng có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và có mối liên kết với nhau khá chặt chẽ.

- Mỗi vùng có vai trò khác nhau trong nền kinh tế của cả nước.

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy giải thích sự hình thành vùng kinh tế ở nước ta.

Lời giải:

Vùng kinh tế có ý nghĩa quan trọng với mục đích phục vụ cho việc quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ của đất nước.

- Giai đoạn 1976 – 1985: 4 vùng kinh tế lớn là vùng kinh tế lớn Bắc Bộ, vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ, vùng kinh tê slowsn Nam Trung Bộ, vùng kinh tế lớn Nam Bộ.

- Giai đoạn 1986 – 2000: bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế thay đổi cả về lượng và chất, quy hoạch thành 8 vùng kinh tế: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Giai đoạn 2000 – 2006: điều chỉnh và thay đổi thành 6 vùng kinh tế cho phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, đó là: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Từ năm 2006 đến nay: giữ nguyên hệ thống 6 vùng kinh tế, song chuyển tỉnh Quảng Ninh vào vùng Đồng bằng sông Hồng. Tầm nhìn đế năm 2050 vẫn giữ nguyên 6 vùng kinh tế, riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tách thành 2 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: có cơ cấu chuyển dịch tích cực, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ngành công nghiệp mới phát triển là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có lịch sử phát triển lâu đời, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Vùng có thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của nước ta.

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: là cầu nối giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta, giữa nước láng giềng Lào với vùng biển rộng lớn. Phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo có ý nghĩa quan trọng đối với vùng. Có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế giữa vùng với các nước trong khu vực. Trong vùng có 2 tiểu vùng là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2021, GRDP của vùng chiếm 14,7% cả nước, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 34%; dịch vụ chiếm 38,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,6%.

- Vùng Tây Nguyên: có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội; là nơi có nhiều dân tộc sinh sống; có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là vùng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, cao su,…), công nghiệp thủy điện và khai thác bô-xít.

- Vùng Đông Nam Bộ: là vùng đi dầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; là đầu tàu kinh tế của cả nước. Vùng có cơ cấu kinh tế hiện đại. Hạt nhân của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm dịch vụ, công nghiệp, tài chish, thương mại, du lịch, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học – công nghệ hàng đầu ở nước ta.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: là vùng trọng điểm sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất nước ta; vùng nuôi trồng thủy sản, vựa cây ăn quả hàng đầu cả nước. Đây cũng là vùng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với nhiều nét đặc trưng riêng. Thành phố Cần Thơ và đii thị loại I trực thuộc Trung ương, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm vùng kinh tế ngành ở nước ta.

Lời giải:

- Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới nhất định.

- Các địa phương trong vùng có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội.

- Trong mỗi vùng có một ngành sản xuất chuyên môn hóa với những sản phẩm đặc thù.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy trình giải thích sự hình thành vùng kinh tế ngành ở nước ta.

Lời giải:

- Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), việc phân vùng kinh tế ngành đã được triển khai, kết hợp phát triển ngành và lãnh thổ. Các vùng ngành lần lượt được hình thành như 7 vùng nông nghiệp và 3 vùng dịch vụ.

- Vùng nông nghiệp được phân chia sớm nhất trong các vùng ngành ở nước ta nhằm phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm.

- Vùng du lịch được hình thành muộn hơn nhằm khai thác hợp lí và hiệu quả tài nguyên du lịch ở mỗi vùng để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có những sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày tóm tắt về các vùng nông nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

Vùng

Đặc trưng

Chuyên môn hóa

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Đất feralit, đất phù sa cổ bạc màu, khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm sản xuất bản địa. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật dần hoàn thiện.

- Cây cận nhiệt đới và ôn đới: chè, cây ăn quả (vải, nhãn, cam, bưởi,…)

- Chăn nuôi trâu, bò, lợn.

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng châu thổ, phù sa sông, nguồn nước dồi dào. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm trồng lúa nước, trình độ thâm canh cao. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phát triển.

- Lúa, cây rau thực phẩm.

- Chăn nuôi gia cầm (gà), lợn, bò sữa.

- Nuôi trồng thủy sản.

Bắc Trung Bộ

Đầy đủ các dạng địa hình, quỹ đất nông nghiệp khá lớn, phát triển nông – lâm – thủy sản kết hợp. Đường bờ biển dài, gần ngư trường lớn. Kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên,

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc.

- Cây ăn quả: cam, bưởi

- Chăn nuôi: trâu, bò

- Lâm nghiệp; khai thác thủy sản.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Đồng bằng hẹp, đất phù sa, đất cát pha. Đường bờ biển dài; nhiều vũng vịnh; ngư trường, nguồn lợi thủy sản lớn. Kinh nghiệm trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác thủy sản.

- Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

- Cây ăn quả: xoài, nho, thanh long.

- Chăn nuôi bò thịt.

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Tây Nguyên

 

Cao nguyên xếp tầng, đất ba-dan. Khí hậu cận xích đạo, 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Nhiều dân tộc sinh sống, kinh nghiệm sản xuất bản địa nông, lâm nghiệp.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè.

- Chăn nuôi bò

- Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.

Đông Nam Bộ

 

Địa hình khá bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tính chất cận xích đạo. Đường bờ biển dài, gần ngư trường lớn. Nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm lâu năm, trình độ thâm canh cao. TP Hồ Chí Minh đông dân và là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất cả nước.

- Cây công nghiệp lâu năm: cao su, điều, hồ tiêu.

- Cây ăn quả: xoài, bưởi.

- Chăn nuôi bò sữa.

- Khai thác thủy sản.

Đồng bằng sông Cửu Long

 

Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước dồi dào. Bờ biển dài, nhiều vịnh biển nông, gần các ngư trường lớn. Kinh nghiệm trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản. Có các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Lúa gạo, rau thực phẩm

- Cây ăn quả: xoài, bưởi, cam quýt, nhãn.

- Chăn nuôi gia cầm (vịt)

- Nuôi trồng và khai thác thủy sản.

 

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày tóm tắt về các vùng du lịch ở nước ta.

Lời giải:

Vùng

Tài nguyên du lịch

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hệ sinh thái núi cao, hang động các-xtơ, công viên địa chất; hồ; nguồn nước khoáng. Bản sắc dân tộc, lễ hội, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng. Vịnh, bãi tắm, các đảo ven bờ.

- Du lịch khám phá mạo hiểm, thể thao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên núi; du lịch văn hóa.

Đồng bằng sông Hồng

Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp được UNESCO ghi danh; vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, phong cảnh đẹp; hệ thống di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, di tích văn hóa tâm linh, lễ hội, làng nghề truyền thống.

Du lịch văn hóa; du lịch biển đảo; du lịch nông nghiệp; du lịch MICE.

Bắc Trung Bộ

Duyên hải miền Trung

Bắc Trung Bộ

Di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng; biển, đảo; vườn quốc gia, bản sắc các dân tộc thiểu số.

- Du lịch biển, đảo, nghỉ dưỡng, thể thao; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển, bãi tắm; di sản văn hóa thế giới; viện bảo tàng nghệ thuật; công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo; làng nghề, các lễ hội.

Du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; tham quan hệ sinh thái ven biển

Tây Nguyên

 

Thắng cảnh đẹp, nhiều thác, hồ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể; lễ hội; di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa các dân tộc thiểu số.

Du lịch văn hóa; du lịch sinh thái cao nguyên; du lịch nông nghiệp.

Đông Nam Bộ

 

Bãi tắp đẹp, đảo ven bờ; hệ sinh thái phong phú, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển; di tích lịch sử xếp hạng quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể; di tích kiến trúc nghệ thuật.

Du lịch MICE; du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; tham quan di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, di tích chiến tranh.

Đồng bằng sông Cửu Long

 

Miệt vườn, đất ngập nước, vườn quốc gia, hệ sinh thái biển; các đảo ven bờ; hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm, các sân chim; di tích văn hóa lịch sử; lễ hội; chợ nổi trên sông; làng nghề truyền thống, chùa của người Khơ-me,…

Du lịch sinh thái; du lịch biển đảo; du lịch văn hóa, lễ hội.

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Lời giải:

- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập trung nhiều tiềm lực mạnh về kinh tế, kết cấu hạ tầng và lao động.

- Là vùng động lực, có vai trò đầu tàu kinh tế, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu.

- Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp mới, dịch vụ để từ đó nhân rộng ra các vùng khác, tạo cú hích cho nền kinh tế của cả nước.

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy giải thích sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Lời giải:

Vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta được hình thành từ nửa sau thập niên 90 của thế kỉ XX. Bước vào thời kì Đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện nguồn vốn có hạn nên phải lựa chọn hình thức đầu tư có trọng điểm và hiệu quả. Sự hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm tạo động lực để tăng trưởng nhanh, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy các vùng kinh tế khác.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Lời giải:

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

+ Phạm vi lãnh thổ: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Diện tích: 15,8 nghìn km2.

+ Nguồn lực: chiếm 4,8% diện tích và 17,9% dân số cả nước; lịch sử khai thác lâu đời, vị trí địa lí thuận lợi, có Hà Nội là Thủ đô; một số khoáng sản quan trọng; bờ biển dài, tài nguyên du lịch phong phú; nguồn lao động dồi dào chất lượng cao; cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 là 113 130,2 triệu USD.

+ GRDP và cơ cấu GRDP: GRDP 2021 chiếm 26,6% cả nước; nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản chiếm 3,9%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,2%, dịch vụ 43,8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,1%.

+ Các ngành kinh tế chủ đạo: dịch vụ, thương mại, công nghiệp công nghệ cao.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Phạm vi lãnh thổ: TP Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, diện tích 28 nghìn km2.

+ Nguồn lực: chiếm 8,5% diện tích và 6,7% dân số cả nước; vị trí chuyển tiếp giữa phía bắc và phía nam; cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, nước Lào; khoáng sản cát thủy tinh, cao lanh; tài nguyên biển phong phú; di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 là 19 250,2 triệu USD.

+ GRDP và cơ cấu GRDP: GRDP 2021 chiếm 5,3% cả nước; nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản chiếm 15,5%, công nghiệp xây dựng chiếm 30,1%, dịch vụ 42,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 12,1%.

+ Các ngành kinh tế chủ đạo: dịch vụ biển, công nghiệp, thủy sản.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Phạm vi lãnh thổ: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, diện tích khoảng 30,6 nghìn km2.

+ Nguồn lực: chiếm 9,2% diện tích và 22,2% dân số cả nước; khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với Đồng bằng sông Cửu Long; khoáng sản dầu khí; địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm; nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất; cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ; trình độ phát triển kinh tế cao; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 là 185 118,7 triệu USD

+ GRDP và cơ cấu GRDP: GRDP 2021 chiếm 33,5% cả nước; nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản 6,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,5%, dịch vụ 40,9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,2%.

+ Các ngành kinh tế chủ đạo: Dịch vụ cảng biển; du lịch; công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống.

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phạm vi lãnh thổ: TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Diện tích khoảng 16,6 nghìn km2.

+ Nguồn lực: chiếm 5,2% diện tích và 6,2% dân số cả nước; tài nguyên biển phong phú; quỹ đất lớn, đất phù sa màu mỡ; nguồn nước ngọt dồi dào; khaongs sản dầu khí, đá vôi; nguồn lao động dồi dào; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 là 7311,6 triệu USD

+ GRDP và cơ cấu GRDP: GRDP 2021 chiếm 4,1% cả nước; nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản chiếm 30,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 22,8%, dịch vụ 41,2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 5,3%.

+ Các ngành kinh tế chủ đạo: sản xuất điện, xi măng và công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập trang 43 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào hình 2.3, hãy:

a) Trình bày sự chuyển dịch tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010 – 2021.

b) Nhận xét sự khác nhau về chỉ tiêu GRDP/người giữa các vùng kinh tế ở nước ta.

Dựa vào hình 2.3, hãy: Trình bày sự chuyển dịch tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế trong cả nước

Lời giải:

a) Sự chuyển dịch tỉ trọng GRDP của các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010 – 2021.

- Tỉ trọng GRDP vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ xu hướng tăng, tăng từ 6,8% (2010) lên 8,7% (2021).

- Tỉ trọng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch tăng lên, tăng từ 26,9% (2010) lên 30,5% (2021).

- Tỉ trọng GRDP vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung xu hướng tăng chậm, tăng từ 13,1% (2010) lên 14,7% (2021).

- Tỉ trọng GRDP vùng Tây Nguyên tăng không đáng kể, tăng từ 3,6% (2010) lên 3,7% (2021).

- Tỉ trọng GRDP vùng Đông Nam Bộ xu hướng giảm, giảm từ 37,2 % (2010) xuống chỉ còn 30,6% (2021).

- Tỉ trọng GRDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có xu hướng giảm, giảm từ 12,4% (2010) xuống 11,8% (2021).

b) Nhận xét sự khác nhau về chỉ tiêu GRDP/người giữa các vùng kinh tế ở nước ta.

- Vùng có GRDP/người cao hơn mức trung bình cả nước là Đông Nam Bộ với 141,3 triệu đồng cao nhất cả nước, và vùng Đồng bằng sông Hồng với 110,7 triệu đồng.

- Các vùng còn lại đều có mức GRDP/người thấp hơn trung bình cả nước, từ cao xuống thấp là các vùng:

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 60,3 triệu đồng.

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 57 triệu đồng.

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 56,6 triệu đồng.

+ Vùng Tây Nguyên đạt 52,5 triệu đồng.

Vận dụng trang 43 Chuyên đề Địa Lí 12: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn về một trong các loại vùng (vùng kinh tế; vùng ngành: vùng nông nghiệp, vùng du lịch; vùng kinh tế trọng điểm) nơi em đang sinh sống.

Lời giải:

Vùng du lịch Trung du miền núi phía Bắc

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

1. Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

2. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.

3. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.

4. Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

5. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng

II. Các loại vùng kinh tế

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá