Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Tìm hiểu thiên tai ở địa phương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Tìm hiểu thiên tai ở địa phương
Lời giải:
Quảng Bình là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Hàng năm, các trận bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc đã gây nên những trận mưa lớn, hình thành các đợt lũ lớn gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, Quảng Bình hứng chịu 16 cơn bão, 32 đợt lũ, lụt. Trong đó, các trận lũ lớn, lũ lịch sử xảy ra khi có bão lớn hoặc do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc. Ảnh hưởng của thiên tai đã làm trên 160 người chết, trên 550.000 lượt nhà bị ngập; tổng giá trị thiệt hại trong 10 năm lên đến trên 8.000 tỷ đồng. Trong các trận lũ lớn, hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh bị ngập lụt, trong đó, các vùng ngập sâu và kéo dài. Đáng chú ý, năm 2020 là năm điển hình về thiên tai, bão lũ, gây thiệt hại nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình. Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng giá trị thiệt hại do thiên tai toàn tỉnh năm 2020 là 3.676 tỷ đồng; 125.881 ngôi nhà bị ngập, trên 100 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt, tốc mái; tài sản trong dân bị hư hỏng, cuốn trôi. Nhiều trường học, trạm y tế bị hư hỏng, hàng trăm nghìn m3 đất đá bê tông bị cuốn trôi, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị hư hỏng, hàng trăm nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi,… Nhằm từng bước khắc phục các khó khăn, nâng cao chất lượng công tác ứng phó, phòng, chống thiên tai tại địa phương, cần tập trung đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, nhất là rừng đầu nguồn các sông, suối, rừng ven biển. Rà soát, bổ sung bản đồ phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ; bổ sung bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống. Quy hoạch phòng chống lũ cho vùng đồng bằng các sông trong tỉnh. chủ động kiên cố hóa các nhà tạm bợ, xây dựng các khu tái định cư ở vùng cao nội xã, nội huyện, tỉnh. Xây dựng các công trình đê chống lũ, cống thoát nước. Kiên cố, cao tầng hóa các công trình công cộng làm nơi tránh lũ cho nhân dân, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, nạo vét luồng lạch, nhất là các cửa sông, nâng cấp đê ngăn mặn, kè sông, kè biển hiện có.
Luyện tập và Vận dụng
Lời giải:
Loại thiên tai |
Khái niệm |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Lốc |
Là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp, từ vài km2 đến vài chục km2. |
Phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh, vì vậy ở đâu có dông dữ dội có thể hình thành lốc. Cũng có thể được hình thành từ một dải gió giật mạnh hoặc từ một cơn bão. |
Có sức tàn phá lớn trên một phạm vi hẹp. Trên đường di chuyển, lốc có thể làm hư hại nhà cửa, ngã đổ cây xanh, gây thiệt hại về tài sản và tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. |
Lời giải:
Các biện pháp phòng, chống thiên tai mà em có thể tham gia hoặc góp phần thực hiện:
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, chống thất thoát nước.
- Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng.
- Theo dõi những biến đổi bất thường của môi trường để kịp thời sơ tán đến nơi trú tránh an toàn.
- Thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc của công trình.
- Theo dõi thông tin thời tiết để kịp thời di chuyển đến nơi trú tránh an toàn khi có thiên tai.
Lời giải:
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
II. Một số thiên tai phổ biến ở Việt Nam
III. Tìm hiểu thiên tai ở địa phương
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng, chống
Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề