Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

804

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Địa Lí lớp 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

I. Khái quát

Mở đầu trang 35 Chuyên đề Địa Lí 12: Ở nước ta, sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Vậy, các làng nghề của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào và tác động ra sao đến nền kinh tế - xã hội đất nước?

Lời giải:

- Sự hình thành và phát triển các làng nghề: Các sản phẩm thủ công xuất hiện từ thời Đông Sơn, cách đây hàng nghìn năm. Thời kì Văn Lang, Âu Lạc, một số nghề thủ công phát triển như đúc đồng, làm gốm, dệt vải, đóng thuyền. Sang thời kì Bắc thuộc, một số nghề mới xuất hiện. Thời Lý các nghề truyền thống tiếp tục phát triển. Thời Trần nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời. Thời Hậu Lê các nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Thời Nguyễn các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển. Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, chính quyền Pháp đã củng cố các nghề tiểu thủ công nghiệp. Từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay:

+ Giai đoạn 1945 – 1985: tại một số làng nghề xuất hiện các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất các hàng thủ công, mĩ nghệ

+ Giai đoạn 1986 – 1992: giai đoạn phát triển quan trọng của làng nghề.

+ Giai đoạn 1993 đến nay: mở ra thời kì mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống

- Tác động của làng nghề đến nền kinh tế - xã hội đất nước: phát triển làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thu hút đầu tư vốn, khoa học, công nghệ để xây dựng nông thôn mới trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

1. Khái niệm

Câu hỏi trang 35 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống.

Lời giải:

- Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Làng nghề truyền thống là những làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời với sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất tuyền.

2. Đặc điểm

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày đặc điểm của làng nghề ở nước ta. Cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

- Sự phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới. Ví dụ: phát triển làng nghề giúp phát triển du lịch thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Các làng nghề mới được phát triển theo hướng đảm bảo giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Ví dụ: các làng nghề mới quan tâm đến công tác khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm.

- Nguồn lao động trong làng nghề thường là lao động thủ công, sống tại địa phương. Ví dụ: các nghệ nhân, thợ giỏi đều là những người trong làng nghề, sống tại địa phương, đào tạo và truyền nghề cho lao động ở địa phương.

- Quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản phẩm của làng nghề phong phú, đa dạng. Ví dụ: các làng nghề áp dụng công nghệ hiện đại vào công đoạn sản xuất, kết hợp giữa máy móc và thủ công trong gốm, sứ, mây tre đan, điêu khắc đá,…

- Các cơ sở sản xuất trong làng nghề chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề đa dạng. Ví dụ: tổ chức sản xuất hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,…

- Các làng nghề thường gắn với khu vực nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Ví dụ: các làng nghề truyền thống ra đời nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh xã hội nông nghiệp truyền thống nên phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn, ven đô thị.

3. Quá trình hình thành và phát triển

Câu hỏi trang 37 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển làng nghề ở Việt Nam.

Lời giải:

- Các sản phẩm thủ công xuất hiện từ thời Đông Sơn, cách đây hàng nghìn năm, trước hết là các sản phẩm của nghề đúc đồng, rèn sắt phục vụ phát triển nông nghiệp. Sự phát triển của các nghề, làng nghề có nhiều thăng trầm do chiến tranh, chính sách phát triển làng nghề, nhu cầu thị trường,… Những nghề, làng nghề thủ công có triển vọng và hiệu quả cao dần được phát triển, tạo nên hướng chuyên môn hóa riêng cho mỗi làng nghề.

- Thời kì Văn Lang, Âu Lạc, một số nghề thủ công phát triển như đúc đồng, làm gốm, dệt vải, đóng thuyền. Sang thời kì Bắc thuộc, một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc ngói, gạch cho xây dựng,… Nghề đúc đồng tiếp tục kế thừa và phát triển với kĩ thuật cao.

- Thời Lý (1009 – 1225) các nghề truyền thống tiếp tục phát triển, cả nước có hơn 60 làng nghề mang tính truyền thống.

- Thời Trần (1226 – 1400), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời. Thăng Long có 61 phường sản xuất.. Các nghề tạc tượng, làm giấy, khắc gỗ,… phát triển.

- Thời Hậu Lê (1428 – 1789) các nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tiêu biểu như gốm Chu Đậu, làng làm đồ sắt Vân Chàng, đồ đồng Đại Bái,… Nghề dệt lụa phát triển với các làng nghề nổi tiếng như La Khê, Vạn Phúc, Vân Nội,… Một số nghề thủ công mới xuất hiện như nghề làm đường cát trằng, nghề khắc in bản gỗ.

- Thời Nguyễn (1802 – nửa đầu thế kỉ XIX), các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển, do nhu cầu xây dựng gia tăng nên phát triển nghề sản xuất gạch, cham khắc đá, kim hoàn,…

- Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, chính quyền Pháp đã củng cố các nghề tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích phát triển và đổi mới về sản phẩm làng nghề để phù hợp với thị hiếu người châu Âu.

- Từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay, chia thành các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1945 – 1985: tại một số làng nghề xuất hiện các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất các hàng thủ công, mĩ nghệ để xuất sang các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đức, Ba Lan,… Nhiều làng nghề truyền thống khác bị mai một và suy thoái. Một số người dân miền Bắc di cư vào miền Nam hình thành các làng nghề. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, đời sống các hộ tiểu thủ công nghiệp trở nên khó khăn, buộc phải khôi phục một số nghề truyền thống để có thêm thu nhập.

+ Giai đoạn 1986 – 1992: giai đoạn phát triển quan trọng của làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên xô dẫn đến sụt giảm thị trường tiêu thụ nên sản xuất ở nhiều làng nghề bị đình trệ.

+ Giai đoạn 1993 đến nay: mở ra thời kì mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nhiều địa phương có làng nghề truyền thống đã khôi phục lại các ngành nghề, tim kiếm thị trường mới. Một số làng nghề được khôi phục trong giai đoạn này như chạm bạc Đồng Xâm, gốm sứ Bát Tràng,… Một số làng nghề truyền thống đã mở rộng phạm vi thành xã nghề như xã Nam Cao, Hồng Thái. Nhiều làng nghề mới xuất hiện như làng gốm Xuân Quan, làng dệt lưới Hải Thịnh,… Bên cạnh đó, một số làng nghề ngày càng phát triển chậm, có nguy cơ mất nghề truyền thống.

II. Thực trạng phát triển làng nghề

1. Tổng quan tình hình phát triển

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.6, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày khái quát tình hình phát triển làng nghề ở nước ta.

Dựa vào hình 3.6, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày khái quát tình hình phát triển làng nghề

Lời giải:

- Năm 2020, cả nước có hơn 4500 làng nghề, trong đó 1951 làng nghề được công nhận (với gần 900 làng nghề truyền thống).

- Có đến 70% làng nghề sản xuất ở quy mô nhỏ. Các làng nghề có quy mô sản xuất lớn về lao động, mặt bằng thường là các làng nghề gắn với sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, sản xuất sinh vật cảnh, sản xuất muối,…

- Các làng nghề phong phú về ngành nghề, đa dạng về sản phẩm. Sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Một số sản phẩm nghề truyền thống đã gia tăng giá trị nhờ tham gia vào OCOP.

- Nguồn nguyên liệu chính cho các làng nghề thường có sẵn ở địa phương hoặc khu vực lân cận như nguồn nông sản, lâm sản, thủy sản, đất sét,…

- Hiện nay, phần lớn các làng nghề sử dụng máy móc sản xuất thô sơ, công nghệ cũ. Nhiều làng nghề đã áp dụng kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại ở một số công đoạn trong quy trình sản xuất. Góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

- Du lịch làng nghề ngày càng phát triển khắp cả nước, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho địa phương.

- Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cũng được các làng nghề, cơ quan chức năng và chính quyền các cấp quan tâm.

- Các làng nghề ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc (chiếm khoảng 60%), nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số tỉnh, thành phố có nhiều làng nghề là Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp,…

2. Thực trạng phát triển một số làng nghề

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày thực trạng phát triển một số làng nghề ở nước ta.

Lời giải:

- Làng nghề tương Bần Yên Nhân (Hưng Yên): thuộc xã Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Là làng nghề làm tương nổi tiếng, có từ hàng trăm năm nay. Nguồn nguyên liệu chính để làm tương là đậu tương, gạo nếp, muối. Làng nghề hiện có gần 20 hộ tham gia hội làng nghề. Bình quân mỗi cơ sở làm tương tạo việc làm cho từ 5 – 10 lao động thường xuyên (2021). Quá trình làm tương hiện nay đã sử dụng máy móc ở một số khâu để tăng năng suất sản phẩm. Năm 2011, sản phẩm tương bần của làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Vào mỗi mùa hè, hàng nghìn lít tương bần được chuyển đi tiêu thụ trong cả nước. Hiện nay, làng nghề là điểm du lịch tham quan của khách du lịch khi đến tỉnh Hưng Yên.

- Làng nghề đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng): nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), là làng nghề truyền thống, được hình thành từ thế kỉ XVII. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế tác trước đây khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn. Hiện nay, để bảo vệ quần thể danh thắng núi Ngũ Hành Sơn, nguồn nguyên liệu được cung cấp từ một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên,… Các sản phẩm đá mĩ nghệ tại làng nghề phong phú và đa dạng. Làng nghề có hơn 20 doanh nghiệp, 370 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ với khoảng 1500 lao động (2022). Các sản phẩm được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Pháp, Hoa Kỳ,… Làng nghề cũng là một trong những điểm tham quan của khách du lịch khi đến Đà Nẵng.

- Làng nghề gạch, ngói, gốm Mang Thít (Vĩnh Long): các làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm với hơn 900 lò gạch mái vòm còn nguyên vẹn. Nguồn nguyên liệu chính là đất sét tại địa phương. Các sản phẩm chủ yếu là gạch, ngói, gốm. Trong làng nghề có các cơ sở sản xuất với quy mô khác nhau, trong đó các cơ sở sản xuất lớn có hàng trăm lao động. Từ những năm 1960 đến nay, làng nghề đã ứng dụng máy móc vào sản xuất ở công đoạn nhào đất, ép gạch. Sản phẩm của làng nghề cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hồng Công,… Hiện nay làng nghề cũng là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách dọc sông Cổ Chiên.

- Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội): thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; là một làng gốm truyền thống ra đời từ thế kỉ XIV. Nguồn nguyên liệu chính sử dụng là đất sét. Các sản phẩm của làng nghề tinh xảo, phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng, có tính cạnh trạng cao trên thị trường. Có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ (2020). Ngoài tạo việc làm cho lao động địa phương, làng nghề đang tạo việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 5000 lao động đến từ các địa phương khác. Là một trong những làng nghề sản xuất gốm sứ tiêu biểu của nước ta về đổi mới công nghệ trong sản xuất. Trước đây, chủ yếu sử dụng lò than để nung gốm, từ năm 2000 đến nay đã chuyển sang lò ga hiện đại, làm tăng chất lượng sản phẩm ra lò, tiết kiệm tiêu họa năng lượng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Sản phẩm gốm sứ có mặt trong các nước và ở các thị trường lớn trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Là một trong những điểm du lịch tiêu biểu của thành phố Hà Nội, lượng khách đến tham quan, mua bán ước khoảng 200 000 lượt/năm.

- Làng hoa Vạn Thành (Lâm Đồng): thuộc Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Làng nghề với hơn 50 năm trồng hoa, có diện tích lớn nhất trong các làng nghề trồng hoa ở Đà Lạt, với hơn 230 ha (2023). Trồng các loại cây, hoa có giá trị kinh tế cao như lan, li li, hoa hồng, cẩm chướng,… Có gần 300 hộ nông dân chuyên sản xuất các loại hoa cắt cành. Hiện nay, đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sử dụng nhà kính, cơ giới hóa,… Sản phẩm cung cấp cho nhiều địa phương trong cả nước, là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến Đà Lạt.

- Làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm (Phú Yên): thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, đến nay đã hơn 150 năm. Có 131 ha chuyên sản xuất muối, sản lượng hàng năm khoảng 12 000 tấn (2020). Có khoảng 40 hộ tham gia sản xuất vào Hợp tác xã muối Tuyết Diêm với hơn 850 thành viên. Có hơn 15 ha chuyển sang sản xuất muối theo phương pháp phủ bạt nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng muối. hoạt động khai thác du lịch tại làng nghề còn ở dạng tiềm năng.

III. Vai trò và tác động của làng nghề đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường

Câu hỏi trang 48 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.17 và thông tin trong bài, hãy phân tích vai trò, tác động của làng nghề đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.

Dựa vào hình 3.17 và thông tin trong bài, hãy phân tích vai trò, tác động của làng nghề đến phát triển kinh tế

Lời giải:

- Đối với kinh tế:

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Góp phần đa dạng hóa kinh tế địa phương, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Sử dụng hợp lí các nguồn lực ở nông thôn như đất, vốn, lao động, nguyên vật liệu,…

+ Góp phần hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa khu vực nông thôn.

+ Sản phẩm làng nghề là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương.

+ Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, hình thức hợp tác liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với làng nghề ngày càng phổ biến. Góp phần mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tại địa phương.

+ Mô hình làng nghề du lịch góp phần tăng hiệu quả kinh tế làng nghề nhờ tăng tiêu thụ sản phẩm và có thêm nguồn thu từ dịch vụ du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

+ Những làng nghề hoạt động không hiệu quả gây trở ngại cho phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều sản phẩm làng nghề chưa đăng kí thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chưa đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm làng nghề Việt Nam. Những làng nghề phát triển không theo quy hoạch ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế địa phương.

- Đối với xã hội:

+ Góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn Việt Nam vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, mang lại ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội.

+ Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

+ Giúp ổn định cuộc sống người dân, người dân yên tâm phát triển tại địa phương. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo lãnh thổ. Góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới thông qua việc phát triển các hoạt động thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh,…

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và đất nước.

+ Nhiều làng nghề truyền thống do không đáp ứng được xu thế phát triển chung nên đang bị mai một, dẫn đến nguy cơ mất dần các giá trị văn hóa truyền thống địa phương. Mặt khác, những nơi làng nghề phát triển nhanh chóng cũng xuất hiện các thách thức khác như giữ gìn văn hóa lối sống của cộng đồng địa phương, vấn đề đảm bảo an ninh trật tự,…

- Đối với tài nguyên và môi trường:

+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn lực, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh tại địa phương. Hoạt động sản xuất tại các làng nghề ít sử dụng năng lượng, ít phát thải khí nhà kính, tận dụng các tài nguyên, nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

+ Trong quá trình phát triển một số làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, dây chuyển sản xuất còn chậm đổi mới làm cho sản xuất chưa đạt hiệu quả tối đa, lãng phí tài nguyên. Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn khí thải, chất thải rắn chưa qua xử lí thải ra môi trường với mức độ ô nhiễm cao. Ô nhiễm tiếng ồn và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội và dân sinh.

+ Một số mô hình xử lí chất thải tại các làng nghề đã được triển khai. Nhiều làng nghề áp dụng công nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên, hạn chế phát thải chất thải trực tiếp ra môi trường, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

IV. Định hướng phát triển làng nghề

Câu hỏi trang 50 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày định hướng phát triển làng nghề ở nước ta.

Lời giải:

- Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa làng nghề.

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

- Ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào sản xuất.

- Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển hài hòa các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề.

- Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường làng nghề.

V. Tìm hiểu phát triển làng nghề ở địa phương

Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Địa Lí 12: Hãy chọn ít nhất một làng nghề để thu thập thông tin và viết báo cáo về phát triển làng nghề tại địa phương

Lời giải:

Làng nghề tương bần ở thị trấn Bần Yên Nhân

Theo một số ghi chép, tương bần bắt đầu phổ biến từ khoảng thế kỷ XII-XIII, cùng với nhãn lồng, tương bần là loại thực phẩm được dâng lên đức vua. Đến đầu thế kỷ XX, tương bần dần nổi tiếng và được trao đổi mua bán rộng rãi hơn. Đến nay, Hiệp hội làng nghề tương bần có 17 hộ hộ dân cư hội viên, trong số đó có 5 hộ chế tạo quy mô lớn. Tổng sản lượng của phường Bần Yên Nhân đạt khoảng trên 2 triệu lít/năm. Có thể nói, nghề làm tương đã góp phần tăng nguồn thu cho người dân, tạo công việc cho lao động. Tương bần đạt chất lượng sẽ có màu vàng như mật, vừa thơm ngọt, vừa bùi, vừa ngậy. Sản phẩm nếp cần là nếp cái hoa vàng, đỗ tương cần là đỗ ré (hạt nhỏ dại vừa, chắc mẩy) trồng đất bãi, muối cần là muối biển Hải Hậu, chum phải mua từ làng Thổ Hà (Bắc Giang) và nước phải được lấy từ giếng Đanh của làng (nước ở đây ngọt, lại trong vắt).

Để chế biến được loại tương bần đặc trưng, có mùi thơm, màu vàng ươm thì đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm của từng người làm. Thời gian trung bình để nấu được nước tương từ 1 đến 2 tháng. Nấu tương gồm 3 giai đoạn là đưa xôi lên mốc, ngả đỗ và ủ tương. Trước tiên, người nấu sẽ cho nếp ngâm sạch rồi đem đi nấu chín thành xôi dẻo. Khi xôi chín thì xới ra nong, nia xong để khoảng 2 ngày 2 đêm tới khi xôi lên mốc vàng. Tiếp tới sẽ lấy đỗ tương đi rang vàng. Hồi trước hầu hết quá trình này sẽ khiến thủ công, khi rang sẽ trộn cùng với cát cứu đỗ giòn, vàng và thơm hơn. Tuy nhiên ngày nay cư dân lấy đỗ tương rang bằng lò bánh mì vừa tiết kiệm thời hạn vừa tăng hiệu suất mà vẫn giữ được hương vị. Khi rang xong đỗ tương thì xay nhỏ dại rồi ngâm trong chum sành ngập nước trong khoảng 7 dến 10 ngày. Khi đỗ ngả sang màu vàng ánh đỏ là đạt. Tương bần tại làng nghề tương bần Hưng Yên thường để được phơi nắng trong khoảng 1 tháng. Suốt thời hạn này người nấu phải theo dõi cẩn thận từng chum tương. Hằng ngày, phải mở chum khuấy đều, thêm nước. Khi trời nắng lớn thì phơi tương, nếu trời đổ mưa thì phải bao che lại để ngăn cản nước mưa lọt vào chum. Khuấy tương trong quá trình phơi nắng. Đến khi cảm thấy nước tương sánh lại thêm màu vàng đậm, vị ngọt đậm đà, hạt xôi nếp mềm ra thì tương đã ngấm. Những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ tương Bần của huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nông thôn. Ngoài việc tăng thu nhập cho các gia đình, làng nghề tương bần đã và đang giải quyết một phần đáng kể lao động tại địa phương. Qua nhiều năm phát triển, làng nghề tương bần Hưng Yên vẫn luôn giữ gìn và phát huy nét truyền thống cổ truyền.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 52 Chuyên đề Địa Lí 12: Lập sơ đồ thể hiện một số đặc điểm chính của làng nghề ở nước ta.

Lời giải:

Lập sơ đồ thể hiện một số đặc điểm chính của làng nghề ở nước ta

Luyện tập 2 trang 52 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy chọn một trong 6 nhóm làng nghề đã học và hoàn thành thông tin theo bảng gợi ý dưới đây vào vở:

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, hãy chọn một trong 6 nhóm

Lời giải:

Nhóm làng nghề

Đặc điểm chung

Tên một số làng nghề

Làng nghề chế biến, bảo quản nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Phân bố khắp các vùng trong cả nước, nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Cốm Dịch Vọng (Hà Nội), tương Bần Yên Nhân (Hưng Yên), chè lam Phủ Quảng (Thanh Hóa), miến gạo Quy Chính (Nghệ An), bánh tráng Tân An (Quảng Bình),…

Luyện tập 3 trang 52 Chuyên đề Địa Lí 12: Hãy cho ví dụ chứng minh về một trong những tác động của làng nghề đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.

Lời giải:

- Sự phát triển của làng nghề đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập, năm 2020, các làng nghề trên cả nước đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 1,2 triệu lao động nông thôn.

Vận dụng trang 52 Chuyên đề Địa Lí 12: Chọn một làng nghề ở địa phương em sinh sống hoặc một làng nghề trong Bản đồ làng nghề Việt Nam (hình 3.6) và tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề đã chọn

Lời giải:

Làng hoa Vạn Thành một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt thu hút khách của phố núi. Làng hoa có lịch sử lâu đời, vườn hoa vạn thành được 6 người tỉnh miền bắc là Hà Nam di cư vào Đà Lạt trồng trọt. Do thuận lợi về thời tiết nên hoa ở đây phát triển rất tốt và đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại nơi đây đã phát triển đến 200 ha hoa, trồng rất nhiều loài hoa khác nhau, và cung cấp rất nhiều hoa chất lượng cao cho thị trường. Ngoài việc ngắm cảnh, khách du lịch còn được trải nghiệm công việc trồng hoa tại vườn. Làng hoa Vạn Thành đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng cho những người yêu hoa, ngắm nhìn những nét đẹp đặc trưng của “Thành phố ngàn hoa”. Thành phố Đà Lạt đã xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang các làng hoa; kết nối các khu vực sản xuất, chế biến hoa đến khu vực trưng bày, mua bán sản phẩm và các điểm văn hóa truyền thống của làng nghề, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách…

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá