Trả lời Câu 4 trang 33 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 33 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 33 Tập 2
Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Sưu tầm những bài viết về một vấn đề xã hội liên quan đến tuổi trẻ mà em thấy gần gũi và thiết thực.
Trả lời:
- Tinh thần tự học
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, cách học của chúng ta cũng phát triển theo. Các học sinh đã tạo ra nhiều phương pháp học sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất cho bản thân. Tuy nhiên, tinh thần tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất bởi nó cho phép chúng ta phát triển kiến thức và kĩ năng bằng sức mạnh riêng của chúng ta. Tự học giúp mở ra cánh cửa tri thức, tạo điều kiện để chúng ta thành công trong học tập. Nếu biết cách tự học cho bản thân, chúng ta sẽ nâng cao được tri thức của mình và đạt được thành công. Tự học giúp chúng ta có ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu và hiểu bản chất của vấn đề. Nó cũng giúp ta tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, truyền hình, bạn bè, hoặc kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta chủ động ghi nhớ bài giảng trên lớp và tiết kiệm thời gian, cho phép chúng ta tiếp thu một lượng lớn kiến thức mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Tự học còn giúp chúng ta nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học từ lý thuyết đến thực hành. Chủ động tự học sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp học tốt nhất và đạt được hiệu quả cao nhất cho chính bản thân mình. Tự học là cách tốt nhất để tiến bộ trong học tập và đạt được kết quả cao nhất có thể. Nếu ta có nỗ lực tự học, ta sẽ thành công và mở ra tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu ta thành công, ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội và đất nước, giúp đất nước phát triển và đi lên một tầm cao mới.
- Bạo lực ngôn từ
Vấn nạn bạo lực ngôn ngữ và hậu quả tâm lý của nó để lai nhiều suy nghĩ cho mỗi người. Bạo lực ngôn ngữ được hiểu là cách mà chúng ta nói ra những lời không tốt, châm chọc, mỉa mai, xúc phạm người khác. Bạo lực ngôn ngữ không dừng lại ở mức độ của những từ tục tĩu mà rộng hơn là khi con người dùng lời nói và biến nó thành dao găm lên người khác. Với bạn, ngôn ngữ chỉ là một lời nói bâng quơ. Nhưng thực tế sâu xa hơn, bạo lực ngôn ngữ khiến người chịu bạo lực bị tổn thương. Bạn có thể cho đó là lời vui. Nhưng với người chịu bạo lực ngôn ngữ, họ đau khổ, bế tắc. Về lâu về dài, nó tạo ra ám ảnh với người đón nhận bạo lực ngôn ngữ. Vì vậy, ta cần phải biết lựa chọn và khéo léo trong từ ngữ của mình. Chúng ta đều là con người và có trái tim. Hãy dùng trái tim yêu thương đó để trao đi và gắn kết con người với con người thay vì dùng lời không tử tế.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: