Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây

323

Trả lời Câu 2 trang 25 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 25 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 25 Tập 2

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây:

a)

Chồng người vác giáo săn beo

Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

b)

Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư.

c)

Vợ anh khéo liệu khéo lo,

Bán một con bò, mua cái ễnh ương.

Đem về thả ở gậm giường,

Nó kêu ì ọp, lại thương con bò.

d)

Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đảm cỗ chẳng sai đám nào.

Trả lời:

a)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

- Tác dụng: Chê trách, đả kích người chồng. Đối lập với chồng người vác giáo săn beo – đại diện cho những người đàn ông mạnh mẽ, có trách nhiệm, chăm chỉ làm việc để nuôi gia đình, thì người chồng vác đũa săn mèo thể hiện sự yếu ớt, lười biếng, không có trách nhiệm đối với gia đình.

b)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư.

- Tác dụng: Ngụ ý cha mẹ anh không hiền như vẻ bên ngoài. Hạt cơm cắn không vỡ nhưng cắn đồng tiền lại vỡ tư. Cha mẹ anh tuy bề ngoài hiền dịu nhưng bên trong lại trái ngược.

c)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: Bán một con bò, mua cái ễnh ương…thương con bò.

- Tác dụng: Châm biếm những người không biết cách làm ăn hay làm ăn không có kế hoạch và không biết tính toán. Họ chỉ hướng đến cái lợi trước mắt mà không tính đến thua thiệt về sau.

d)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào

- Tác dụng: Mỉa mai, châm biếm những người đàn ông ham ăn, lười làm, thích tụ tập. Ở đám cỗ thường có nhiều thức ăn ngon, là nơi tụ tập ăn nhậu của đàn ông. Câu ca dao phê phán thói lười biếng, thiếu ý chí ở người đàn ông.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá