Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

146

Trả lời Yêu cầu trang 13 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tuyên ngôn độc lập giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Liên hệ với các bài học trong môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Đọc trước văn bản và thu thập một số tư liệu (tranh, ảnh, video clip, các bài báo,...) liên quan đến bản Tuyên ngôn Độc lập và quang cảnh ngày 2-9-1945 – ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn.

- Đọc nội dung sau đây để hiểu thêm tác phẩm:

Sức thuyết phục của văn nghị luận chủ yếu là ở cách lập luận chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép và những bằng chứng “không ai chối cãi được”. Để hiểu rõ được cách lập luận và những lí lẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập, cần chú ý: bản Tuyên ngôn không phải chỉ được đọc trước nhân dân Việt Nam mà còn trước thế giới, đặc biệt là trước những kẻ thù đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Sau chiến thắng của quân Đồng minh (1945), Nhật đầu hàng, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc (đằng sau là đế quốc Mỹ) tiến vào miền Bắc và quân đội Anh (đằng sau là lính viễn chinh Pháp) tiến vào miền Nam nước ta. Nhằm chiếm lại Việt Nam, thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, Pháp lại đứng về phe Đồng minh chống phát xít, vậy Đông Dương đương nhiên là của người Pháp. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã bác bỏ dứt khoát những luận điệu đó.

Trả lời:

- Bối cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập:

+ Trên thế giới: Quân Đồng Minh giành chiến thắng, Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào miền Bắc và quân đội Anh tiến vào miền Nam nước ta. Pháp tuyên bố Đông Dương thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp.

+ Trong nước: Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”.

- Một số tư liệu liên quan đến bản Tuyên ngôn Độc lập và quang cảnh ngày 2-9-1945- ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn :

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

 
Đánh giá

0

0 đánh giá