Soạn bài Trình bày kết quả của bài tập dự án | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

770

Tài liệu soạn bài Trình bày kết quả của bài tập dự án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trình bày kết quả của bài tập dự án

* Yêu cầu

- Nêu tên của bài tập dự án và người thực hiện (cá nhân hoặc nhóm).

- Trình bày được thông tin cơ bản về quá trình thực hiện bài tập dự án với các bước cụ thể.

- Làm nổi bật được các kết quả chính thể hiện đóng góp riêng của người thực hiện bài tập dự án, kèm theo các minh chứng chọn lọc được trình bày bằng các hình thức, phương tiện phù hợp.

- Gợi mở được hướng sử dụng kết quả bài tập dự án và nêu các công việc cần tiếp tục thực hiện có liên quan đến bài tập dự án.

- Rút ra được bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện bài tập dự án.

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

Đề tài bài nói cũng là đề tài của bài báo cáo kết quả bài tập dự án đã hoàn thành theo yêu cầu ở phần Viết.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

Việc tìm ý và sắp xếp cho bài nói cần bám sát những gì đã thể hiện trong bài viết đã có. Do thời gian thuyết trình hạn chế nên bạn chỉ chọn lọc từ bài viết những thông tin cơ bản nhất.

Việc sắp xếp ý cần bám theo trình tự đã thể hiện ở phần Yêu cầu của hoạt động nói và nghe.

2. Thực hành nói

Tương tự các bài nói khác, bài trình bày về kết quả của bài tập dự án có thể được chia thành ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. Khi nói, chú ý phân bố thời lượng hợp lí cho từng phần, trong đó, việc trình bày kết quả đạt được của bài tập dự án cần được ưu tiên. Tuy nhiên, cũng tùy vào việc thực hiện bài tập dự án trên thực tế mà chọn nhấn mạnh vào điểm nào có ý nghĩa nhất, bổ ích nhất đối với người nghe. Chẳng hạn, nếu phần lớn các thành viên trong lớp thiếu kinh nghiệm ở bước phân công công việc thì có thể nói kĩ hơn về vấn đề này. Hoặc nếu còn nhiều người gặp lúng túng trong việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hay chọn hình thức báo cáo (một người hay một nhóm người phối hợp với nhau khi trình bày) thì khi nói, bạn có thể phân tích thêm về tính hợp lí của cách bạn đã chọn để mọi người tham khảo.

* Bài nói tham khảo:

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về báo cáo của bài tập dự án Sức mạnh của tiếng cười qua các tác phẩm hài kịch

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN

Nhóm 2 lớp 12A trường Trung học Phổ thông…

Dự án:

SỨC MẠNH CỦA TIẾNG CƯỜI QUA CÁC TÁC PHẨM HÀI KỊCH

1.  Trình bày kết quả của thực hiện dự án:

- Sản phẩm 1 :

Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa quan trọng vì nó phản ánh những câu chuyện thực tế, mang nhiều sắc thái như châm biếm, đả kích, giễu cợt hay vui vẻ. Nó là phương tiện phê phán những mặt xấu của xã hội và khẳng định cái tốt đẹp, giúp thay đổi nhận thức của con người.

Trong "Quan thanh tra" của Gogol, tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu qua các nhân vật như Khlét-xa-cốp, thị trưởng, và chánh án. Gogol muốn khán giả tự nhìn nhận và cảnh báo về lối sống trống rỗng. Tác phẩm này giúp khán giả nhận thức về bản thân và tiếng cười hài kịch sống mãi trong lòng độc giả.

Tiếng cười là phản ứng cảm xúc trước các xung đột hài kịch, nhằm vào đối tượng cụ thể với mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

- Sản phẩm 2 : 01 bộ sưu tập các văn bản hài kịch ( 03 bản)

+ Tác phẩm Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ

+ Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ của nhà văn Shakespeare

+ Tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Gogol.

- Sản phẩm 3: Bộ tranh minh họa một số nhân vật, chi tiết… trong tác phẩm hài kịch

- Sản phẩm 4: 01 clip sân khấu hóa đoạn trích hài kịch Quan thanh tra ( Gô-gôn)

2. Đánh giá, nhận xét:

Sản phẩm của dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin và ý nghĩa về sức mạnh của tiếng cười trong hài kịch, qua đó thấy được tầm quan trọng của tiếng cười hài kịch trong cuộc sống. Phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.

3. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Dựa theo yêu cầu của kiểu bài để bổ sung các thông tin còn thiếu; lược bỏ những đoạn miêu tả dài dòng, ít có giá trị thông tin hay những câu biểu cảm không cần thiết.

- Nếu bài tập dự án được một nhóm thực hiện, bản báo cáo cẩn được thông qua các thành viên trong nhóm để có những điều chỉnh phù hợp.

3. Trao đổi, đánh giá

          Khi trao đổi, đánh giá, cần có sự phân biệt tương đối giữa kết quả thực tế đạt được của bài tập dự án với việc trình bày về kết quả đó, mặc dù giữa hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ.

Người nghe

Người nói

- Nêu nhận xét về nội dung bài nói, cách thể hiện bài nói, có đối chiếu với kết quả thực tế của việc thực hiện bài tập dự án.

- Đặt các câu hỏi cần thiết về việc thực hiện bài tập dự án.

- Đề xuẩ các hướng thực hiện khác, mang tính khả thi đối với bài tập dự án, giúp cho người thực hiện rút kinh nghiệm về sau.

- Gợi ý hướng sử dụng kết quả của bài tập dự án vào hoạt động học tập (tiếp nối ý có thể đã được người nói đề cập).

- Tiếp nhận một cách tích cực các ý kiến phản hồi, góp ý.

- Làm rõ một số vấn đề còn khiến người nghe băn khoăn, thắc mắc.

- Mở rộng thêm ý nói về vấn đề rút kinh nghiệm sau khi thực hiện một bài tập dự án.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá