Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 12 trang 38 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

1.1 K

Tài liệu soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 12 trang 38 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 12 trang 38 Tập 2

1. Phóng sự

Phóng sự xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của báo chí hiện đại, thường được xem là một thể loại thuộc tính hình kí. Phóng sự cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về một sự việc, hiện tượng, thường là đặc biệt, có ý nghĩa thời sự, diễn ra trong đời sống xã hội đương thời. Phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao khi dùng sự thật để phản bác những nhận thực còn sai lệch và khẳng định điều tốt đẹp trong đời sống, tác động tích cực đén nhận thức của người đọc. Tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những đặc điểm cốt lõi của một bài phóng sự.

          Để đảm bảo sự xác thực và độ tin cậy của thông tin, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,… Với phóng sự, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, tác giả còn có thể sử dụng các thủ pháp hư cấu ở một mức độ nhất định nhằm làm cho câu chuyện và các sự kiện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu về mặt thông tin, nhiều phóng sự còn thể hiện tính thẩm mĩ, mang dấu ấn phong cách cá nhân người viết trong việc mô tả sự việc, hiện tượng; sử dụng nghệ thuật trần thuật, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc,..

2. Hồi kí

          Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, có giá trị tư liệu cao, kể lại từ điểm nhìn chủ quan về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc là người tham dự, chứng kiến. Hồi kí luôn đề cao tính xác thực của những gì được kể. Câu chuyện về con người và sự việc trong hồi kí giúp độc giả vừa thấy rõ trải nghiệm phong phú và thế giới tinh thần tiêng của người viết, vừa hình dung được diện mạo chân thực của đời sống lịch sử - xã hội và văn hóa một thời đã qua. Người viết hồi kí thường tập trung ghi chép, soi tỏ phần hiện thực mà mình hiểu rõ với tư cách là chứng nhân.

          Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người và sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang đậm tính chủ quan - một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.

3. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

          Ngôn ngữ trang trọng là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp có tính nghi thức, tồn tại ở cả dạng viết và nói. Trong phong cách ngôn ngữ này, chủ thể phát ngôn thường dùng những từ ngữ với người tiếp nhận. Câu trong ngôn ngữ trang trọng thường đầy đủ thành phần và có thể được tổ chức theo cấu trúc tầng bậc phức tạp.

          Ngôn ngữ thân mật là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, tồn tại ở cả dạng viết và nói. Trong ngôn ngữ thân mật, chủ thể phát ngôn thường dùng những từ ngữ, câu thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi với người tiếp nhận; ở một số trường hợp đặc biệt, có thể tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương,… câu trong ngôn ngữ thân mật thường ngắn và có thể rút gọn thành phần.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá