Hoàn thành các phương trình phóng xạ sau đây và chỉ ra phương trình đó biểu diễn quá trình phóng xạ nào

68

Với giải Luyện tập 1 trang 103 Vật lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Phóng xạ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Phóng xạ

Luyện tập 1 trang 103 Vật Lí 12: Hoàn thành các phương trình phóng xạ sau đây và chỉ ra phương trình đó biểu diễn quá trình phóng xạ nào.

Hoàn thành các phương trình phóng xạ sau đây và chỉ ra phương trình đó biểu diễn

Lời giải:

a) 94238𝑃𝑢95238𝐴𝑚+10𝑒+00𝜈~. Đây là quá trình phóng xạ tia β-

b) 88226𝑅𝑎86222𝑅𝑛+24𝐻𝑒. Đây là quá trình phóng xạ tia α

c)712𝑁612𝐶+10𝑒+00𝑣. Đây là quá trình phóng xạ tia β+

Lý thuyết Quy luật phóng xạ

1. Đặc tính của quá trình phóng xạ

Quá trình phân rã của một khối chất phóng xạ có hai đặc tính quan trọng sau đây:

• Là quá trình tự phát và không điều khiển được: nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất, ...

• Là một quá trình ngẫu nhiên: thời điểm phân rã của một hạt nhân cho trước là không xác định. Do đó, ta không thể khảo sát sự biến đổi của một hạt nhân riêng lẻ, mà chỉ có thể tiến hành việc khảo sát có tính thống kê sự biến đổi của một số lớn hạt nhân phóng xạ.

2. Chu kì bán rã và hằng số phóng xạ

Thời gian T xác định thì số hạt nhân chất phóng xạ giảm chỉ còn bằng một nửa giá trị ban đầu của chúng. T được gọi là chu kì bán rã của chất phóng xạ.

Số hạt nhân còn lại trong mẫu giảm dần theo thời gian theo hàm số mũ: N=N02tT=N0eλt

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

Hằng số phóng xạ: λ=ln2T

3. Độ phóng xạ

Để đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, người ta dùng đại lượng độ phóng xạ (hay hoạt độ phóng xạ), kí hiệu là H, có giá trị bằng số hạt nhân phân rã trong một giây.

Đơn vị độ phóng xạ là becoren (được lấy theo tên nhà bác học Becquerel), kí hiệu là Bq.

1 Bq = 1 phân rã/1 giây

Ngoài ra còn sử dụng đơn vị Ci: 1 Ci = 3,7.1010 Bq

Độ phóng xạ H được xác định bằng số hạt nhân chất phóng xạ phân rã trong một giây và liên hệ với hằng số phóng xạ và số hạt nhân chất phóng xạ trong mẫu theo công thức: H=λN.

Độ phóng xạ của một mẫu giảm theo quy luật hàm số mũ: H=H02tT=H0eλt.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá