Giải SGK Vật Lí 12 Bài 3 (Cánh diều): Phóng xạ

649

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 3: Phóng xạ chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật Lí 12 Bài 3: Phóng xạ

Mở đầu trang 101 Vật Lí 12: Carbon là nguyên tố phổ biến trong cơ thể sinh vật. Trong đó có lẫn cả đồng vị 612C,613C và 614C . Khi còn sống, hàm lượng 614C  trong cơ thể sinh vật không đổi (614C chiếm 10-6 % tổng lượng carbon). Khi sinh vật chết đi, lượng 614C  trong cơ thể chúng giảm dần theo thời gian trong khi lượng 613C  và 612C  không thay đổi. Do đó, tỉ lệ 614C  cũng giảm dần. Dựa vào tính chất này, các nhà khoa học có thể xác định niên đại của các mẫu vật cổ có nguồn gốc hữu cơ (gỗ, xương, giấy, ...) (Hình 3.1). Quá trình nào xảy ra khiến cho lượng 614C  trong xác sinh vật giảm dần theo thời gian?

Carbon là nguyên tố phổ biến trong cơ thể sinh vật. Trong đó có lẫn cả đồng vị

Lời giải:

Quá trình phóng xạ đã xảy ra làm cho lượng 614C trong xác sinh vật giảm dần theo thời gian.

III. Phương trình phóng xạ

Câu hỏi 1 trang 103 Vật Lí 12: Giải thích sự lệch khác nhau của các tia phóng xạ trong điện trường ở Hình 3.5.

Giải thích sự lệch khác nhau của các tia phóng xạ trong điện trường ở Hình 3.5

Lời giải:

Tia α và β+ bị lệch sang bản điện âm do chúng mang điện dương, tia β- bị lệch sang bản điện dương do nó mang điện âm.

Tia γ không bị lệch trong điện trường do nó không mang điện.

Câu hỏi 2 trang 103 Vật Lí 12: Trong Hình 3.6, điền tên các tia phóng xạ theo khả năng đâm xuyên của chúng qua các chất.

Trong Hình 3.6, điền tên các tia phóng xạ theo khả năng đâm xuyên của chúng qua các chất

Lời giải:

- Tia α màu tím than

- Tia β màu xanh

- Tia γ màu vàng

IV. QUY LUẬT PHÓNG XẠ

Luyện tập 1 trang 103 Vật Lí 12: Hoàn thành các phương trình phóng xạ sau đây và chỉ ra phương trình đó biểu diễn quá trình phóng xạ nào.

Hoàn thành các phương trình phóng xạ sau đây và chỉ ra phương trình đó biểu diễn

Lời giải:

a) 94238𝑃𝑢95238𝐴𝑚+10𝑒+00𝜈~. Đây là quá trình phóng xạ tia β-

b) 88226𝑅𝑎86222𝑅𝑛+24𝐻𝑒. Đây là quá trình phóng xạ tia α

c)712𝑁612𝐶+10𝑒+00𝑣. Đây là quá trình phóng xạ tia β+

Luyện tập 2 trang 104 Vật Lí 12: Sau khoảng thời gian là bao nhiêu chu kì bán rã thì số hạt nhân chất phóng xạ còn lại bằng 116 số hạt nhân ban đầu?

Lời giải:

Số hạt nhân còn lại: N=N02tT

Số hạt nhân chất phóng xạ còn lại bằng 116 số hạt nhân ban đầu:

NN0=N02tTN0=2tT=116=24t=4T

Câu hỏi 3 trang 105 Vật Lí 12: Độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ phụ thuộc vào yếu tố nào?

Lời giải:

Độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ phụ thuộc vào yếu tố:

+ Tỷ lệ phóng xạ tự nhiên (hoặc hằng số phóng xạ): Đây là tỷ lệ mà một số hạt phóng xạ phân rã trong một đơn vị thời gian. Mỗi loại izotope có một hằng số phóng xạ riêng, và nó quyết định tốc độ phóng xạ tự nhiên của mẫu. Các izotop không ổn định sẽ phóng xạ với tốc độ khác nhau, dựa trên độ không ổn định của hạt nhân của chúng.

+ Khối lượng và loại chất phóng xạ: Khối lượng của mẫu phóng xạ ảnh hưởng đến tỷ lệ phóng xạ. Một mẫu có khối lượng lớn hơn sẽ chứa nhiều hạt phóng xạ hơn, do đó, tỷ lệ phóng xạ sẽ cao hơn. Loại chất phóng xạ cũng quan trọng, vì một số loại đồng vị có tỷ lệ phóng xạ tự nhiên cao hơn so với những loại khác.

Câu hỏi 4 trang 105 Vật Lí 12: Vì sao độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ giảm theo thời gian với cùng quy luật như số hạt chất phóng xạ?

Lời giải:

Độ phóng xạ kí hiệu là H được xác định bằng số hạt nhân phân rã trong một giây: H=ΔNΔt

H phụ thuộc vào lượng hạt nhân phân rã do đó nó cũng giảm theo thời gian với cùng quy luật như hạt chất phóng xạ theo công thức: H = λN.

Luyện tập 3 trang 105 Vật Lí 12: Một mẫu chất phóng xạ β+  815O có độ phóng xạ 2,80.107 Bq. Biết rằng hằng số phóng xạ của 815O là 5,67.10-3 s-1.

a) Xác định số hạt nhân chất phóng xạ có trong mẫu khi đó.

b) Xác định số hạt positron mẫu chất phát ra trong khoảng thời gian 1,00 ms. Coi gần đúng rằng độ phóng xạ của mẫu không thay đổi trong khoảng thời gian rất ngắn này.

Lời giải:

a) Số hạt nhân chất phóng xạ trọng mẫu khi đó: N0=Hλ=2,8.1075,67.103=4938271605

b) Mỗi phóng xạ hạt nhân 815O sẽ phóng xạ ra 1 phóng xạ β+ (positron).

Sau khoảng thời gian 1,00 ms, số hạt nhân 815O  còn lại là:

N=N0.eλt=4938271605.e5,57.103.103=4938244099

Số phóng xạ β+ (positron) phát ra tương đương với số hạt nhân bị phân rã: ΔN=N0N=27506

Vận dụng 1 trang 106 Vật Lí 12: Một mẫu chứa đồng vị 2760Co là chất phóng xạ với chu kì bán rã 5,27 năm, được sử dụng trong điều trị ung thư. Độ phóng xạ của mẫu khi mới sản xuất là H0. Mẫu đó sẽ hết hạn sử dụng khi độ phóng xạ của nó giảm còn 0,70H0. Xác định thời hạn sử dụng của mẫu đó.

Lời giải:

H=H02tT0,7H0=H02t5,27t=2,71 năm

V. Ứng dụng của phóng xạ và an toàn phóng xạ

Câu hỏi 5 trang 106 Vật Lí 12: Tính chất nào của các tia phóng xạ là cơ sở cho phương pháp trị liệu bằng bức xạ?

Câu hỏi 5 trang 106 Vật Lí 12

Lời giải:

Tính chất của các tia phóng xạ là cơ sở cho phương pháp trị liệu bằng bức xạ là khả năng của chúng xâm nhập vào mô tế bào và gây ra sự tổn thương hoặc tiêu diệt tế bào sống.

Vận dụng 2 trang 107 Vật Lí 12: Hạt nhân 614C  là chất phóng xạ β- có chu kì bán rã là 5 730 năm. Trong cây có chất phóng xạ 614C do hấp thụ carbon dioxide từ không khí trong quá trình quang hợp. Độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi và một mẫu gỗ cổ đại đã chết cùng loài, cùng khối lượng lần lượt là 0,250 Bq và 0,215 Bq. Xác định xem mẫu gỗ cổ đại đã chết cách đây bao lâu.

Lời giải:

Tuổi mẫu gỗ cổ đại: H=H02tT0,215=0,250.2t5730t=1246,8 năm

Tìm hiểu thêm trang 107 Vật Lí 12: Trong nghiên cứu địa chất, các nhà khoa học sử dụng đơn vị picocuri (pCi) để so sánh độ phóng xạ rất nhỏ của các mẫu đất đá tự nhiên.

1 pCi = 10-12 Ci

Trong đó, 1 Ci là độ phóng xạ của 1 gam 88226Ra  có chu kì bán rã là 1 600 năm.

Hãy đổi 1 Ci ra đơn vị Bq. Lấy khối lượng mol nguyên tử của 88226Ra là 226 g/mol và số Avogadro là 6,02.1023 nguyên tử/mol.

Lời giải:

Số nguyên tử trong 1 gam 88226Ra  là N=mM.NA=1226.6,02.1023=2,664.1021

Độ phóng xạ của 1 gam 88226Ra  có chu kì bán rã là 1 600 năm là

H=λ.N=ln2T.N=ln21600.365.86400.2,664.1021=3,66.1010Bq

Vậy 1 Ci = 3,66.1010 Bq

Luyện tập 4 trang 109 Vật Lí 12: Giải thích tác dụng của những việc làm:

a. Nhấc các nguồn phóng xạ bằng kẹp dài.

b. Cất giữ các nguồn phóng xạ trong các hộp có vỏ chì dày.

c. Luôn mặc quần áo bảo hộ khi làm việc với các nguồn phóng xạ.

Lời giải:

a. Nhấc các nguồn phóng xạ bằng kẹp dài – Giữ khoảng cách an toàn với nguồn phóng xạ.

b. Cất giữ các nguồn phóng xạ trong các hộp có vỏ chì dày – Tránh nguồn phóng xạ phát ra môi trường, vỏ chỉ dày giúp làm giảm lượng phóng xạ bức xạ ra ngoài và giữ cho nguồn phóng xạ được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn.

c. Luôn mặc quần áo bảo hộ khi làm việc với các nguồn phóng xạ - Sử dụng vật liệu che chắn giữa người với nguồn phóng xạ, tránh tiếp xúc trực tiếp.

Vận dụng 3 trang 109 Vật Lí 12: Bạn đã gặp các biển báo như trong Hình 3.13 ở đâu? Bạn nên làm gì khi nhìn thấy những biển báo đó?

Bạn đã gặp các biển báo như trong Hình 3.13 ở đâu? Bạn nên làm gì

Lời giải:

Các biển báo này thường xuất hiện ở phòng điều trị bệnh, phóng xạ công nghiệp, các nhà máy điện hạt nhân, hoặc các cơ sở xử lý chất phóng xạ. Các biển báo này thông thường có các ký hiệu hoặc hình ảnh đặc biệt để chỉ ra sự hiện diện của nguy cơ phóng xạ.

Khi nhìn thấy các biển báo nguy hiểm do phóng xạ, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn và biện pháp an toàn được liệt kê trên biển báo. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn cụ thể cho khu vực đó, bao gồm:

+ Hạn chế thời gian tiếp xúc với khu vực hoặc vật liệu phóng xạ.

+ Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như mặt nạ, găng tay, áo bảo hộ, kính bảo hộ, nếu cần thiết.

+ Theo dõi các hướng dẫn cụ thể của nhân viên an toàn hoặc nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực phóng xạ.

Nếu bạn không có sự đào tạo hoặc kinh nghiệm cần thiết để tiếp xúc với phóng xạ một cách an toàn, bạn nên tránh xa khu vực đó và thông báo cho nhân viên chuyên môn hoặc cơ quan quản lý an toàn về vấn đề đó. Đừng bao giờ tự ý xâm nhập vào các khu vực có nguy cơ phóng xạ mà không có sự hướng dẫn hoặc giám sát của người có kinh nghiệm.

Lý thuyết Phóng xạ

I. Hiện tượng phóng xạ

Phóng xạ là quả trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

II. Các tia phóng xạ

1. Tia α

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

Tia phóng xạ α là hạt nhân 24He phóng ra từ hạt nhân mẹ có tốc độ khoảng 2.107 m/s.

Tia α làm ion hoá mạnh môi trường vật chất, do đó nó chỉ đi được khoảng vài cm trong không khí và dễ dàng bị tờ giấy dày 1 mm chặn lại.

2. Tia β

Phóng xạ β gồm 2 loại: phóng xạ β- và phóng xạ β+. Hai loại tia phóng xạ β- và β+ có bản chất tương ứng là hạt electron (10e) và hạt positron(*) (10e) phóng ra từ hạt nhân mẹ với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng trong chân không.

Tia β làm ion hoá môi trường vật chất ở mức trung bình, nó có thể xuyên qua tờ giấy khoảng 1 mm nhưng có thể bị chặn bởi tấm nhôm dày khoảng 1 mm.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

3. Tia γ

Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ α hay β được tạo ra trong trạng thái kích thích ZAY*. Khi đó, xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn ZAY và phát ra bức xạ điện từ γ có bước sóng rất ngắn, cỡ nhỏ hơn 10-11 m, còn gọi là tia γ.

Các tia γ có năng lượng cao, dễ dàng xuyên qua các vật liệu thông thường, ví dụ lớp bê tông dày hàng chục cm. Muốn cản trở được tia γ, người ta thường dùng vật liệu có mật độ vật chất lớn và bề dày lớn, ví dụ tấm chì dày khoảng 10 cm.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

III. Phương trình phóng xạ

Phóng xạ α” ZAXZ2A4Y+24He

Phóng xạ β-ZAXZ+1AY+10e+ν~

Phóng xạ β+ZAXZ1AY+10e+ν

Phóng xạ γ: ZAY*ZAY+γ

IV. Quy luật phóng xạ

1. Đặc tính của quá trình phóng xạ

Quá trình phân rã của một khối chất phóng xạ có hai đặc tính quan trọng sau đây:

• Là quá trình tự phát và không điều khiển được: nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất, ...

• Là một quá trình ngẫu nhiên: thời điểm phân rã của một hạt nhân cho trước là không xác định. Do đó, ta không thể khảo sát sự biến đổi của một hạt nhân riêng lẻ, mà chỉ có thể tiến hành việc khảo sát có tính thống kê sự biến đổi của một số lớn hạt nhân phóng xạ.

2. Chu kì bán rã và hằng số phóng xạ

Thời gian T xác định thì số hạt nhân chất phóng xạ giảm chỉ còn bằng một nửa giá trị ban đầu của chúng. T được gọi là chu kì bán rã của chất phóng xạ.

Số hạt nhân còn lại trong mẫu giảm dần theo thời gian theo hàm số mũ: N=N02tT=N0eλt

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

Hằng số phóng xạ: λ=ln2T

3. Độ phóng xạ

Để đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, người ta dùng đại lượng độ phóng xạ (hay hoạt độ phóng xạ), kí hiệu là H, có giá trị bằng số hạt nhân phân rã trong một giây.

Đơn vị độ phóng xạ là becoren (được lấy theo tên nhà bác học Becquerel), kí hiệu là Bq.

1 Bq = 1 phân rã/1 giây

Ngoài ra còn sử dụng đơn vị Ci: 1 Ci = 3,7.1010 Bq

Độ phóng xạ H được xác định bằng số hạt nhân chất phóng xạ phân rã trong một giây và liên hệ với hằng số phóng xạ và số hạt nhân chất phóng xạ trong mẫu theo công thức: H=λN.

Độ phóng xạ của một mẫu giảm theo quy luật hàm số mũ: H=H02tT=H0eλt.

V. Ứng dụng của phóng xạ và an toàn phóng xạ

1. Ứng dụng của phóng xạ

- Phương pháp nguyên tử đánh dấu trong điều trị thăm khám bệnh, dò tìm và phát hiện rò rỉ trong đường ống.

- Trong điều trị bệnh, người ta sử dụng chùm tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó có thể điều trị khối u hoặc làm thu nhỏ khối u.

- Phóng xạ được sử dụng trong việc lai tạo giống cây mới có thể cho sản lượng cao hơn, chống chịu tốt hơn với điều kiện thiên nhiên và sâu bệnh.

- Các nông sản và thực phẩm có thể được chiếu xạ với liều lượng thích hợp để khử trùng, chống dịch hại và bảo quản được lâu dài hơn. Phương pháp này không làm thực phẩm bị nhiễm phóng xạ, không làm giảm chất lượng dinh dưỡng của nông sản, thực phẩm.

- Các nhà khảo cổ học sử dụng phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị carbon 14 để xác định niên đại của các cổ vật gốc sinh vật khai quật được.

2. An toàn phóng xạ

- Con người có thể bị phơi nhiễm chất phóng xạ qua da, hô hấp, ăn uống. Khi đi vào cơ thể, chất phóng xạ di chuyển đến các vị trí khác nhau và tiếp tục phát ra tia phóng xạ phá hủy mô, tế bào, cơ quan.

- Tuỳ thuộc vào liều lượng, tỉ lệ phơi nhiễm, loại tia phóng xạ và phần cơ thể bị phơi nhiễm mà cơ thể người khi bị nhiễm phóng xạ có các biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện cấp tính như bong tróc da, tự chảy máu, rụng tóc, mệt mỏi cực độ, ngứa rát cổ họng, ... Người bị nhiễm phóng xạ với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể bị bệnh máu trắng, ung thư thậm chí tử vong.

Nguyên tắc an toàn phóng xạ:

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

Một số biển cảnh báo:

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Phóng xạ

Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

4. Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài tập Chủ đề 3

1. Cấu trúc hạt nhân

2. Năng lượng hạt nhân

3. Phóng xạ

Bài tập Chủ đề 4

 
Đánh giá

0

0 đánh giá