Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) trải qua những giai đoạn nào

42

Với giải Luyện tập 1 trang 44 Lịch Sử 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Luyện tập 1 trang 44 Lịch Sử 12: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) trải qua những giai đoạn nào? Hãy lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) về diễn biến chính của mỗi giai đoạn.

STT

Giai đoạn

Diễn biến chính

1

   

Lời giải:

STT

Giai đoạn

Diễn biến chính

1

1945 - 1946

- Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

2

1946 - 1950

- Đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

- Tháng 12/1946 -  tháng 2/1947, cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra quyết liệt. Thắng lợi này đã làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; tạo điều kiện để nhân dân cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Trong thu -  đông 1947, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc. Thắng lợi này đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

- Trong thu -  đông năm 1950, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới. Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

3

1951 -  1953

- Thắng lợi về chính trị:

+ Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.

+ Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt; Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập.

- Thắng lợi về quân sự: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, như: các chiến dịch ở trung du đồng bằng Bắc Bộ (1950-1951); chiến dịch Hoà Bình (1951 - 1952); chiến dịch Tây Bắc (1952); chiến dịch Thượng Lào (1953),...

- Thắng lợi về kinh tế:

+ Thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho bộ đội.

+ Nông nghiệp có bước phát triển mới

- Thắng lợi về văn hoá:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất (tiến hành từ năm 1950) theo phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.

+ Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp.

4

1953 - 1954

- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,...

- Từ tháng 3 đến tháng 5/1954, quân dân Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch này đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.

- Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ve-vơ về Đông Dương được kí kết, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá