Giải SGK Lịch sử 12 Bài 9 (Kết nối tri thức): Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

893

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Mở đầu trang 54 Lịch Sử 12: Hình bên khắc hoạ hình ảnh một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay, cũng như một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

mo-dau-trang-54-lich-su-12

Lời giải:

- Hình ảnh trên cho em thấy tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Chia sẻ hiểu biết: từ sau tháng 4/1975, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục tiến hành một số cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, như:

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

+ Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Một số bài học lịch sử có thể rút ra:

+ Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân

+ Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử 12: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975.

Lời giải:

- Thế giới:

+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

- Trong nước:

+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.

+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.

2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975

Câu hỏi trang 56 Lịch Sử 12: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.

Lời giải:

- Hoàn cảnh: Sau khi lên nắm quyền (4-1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.

+ Từ tháng 5-1975, quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam.

+ Ngày 30-4-1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.

- Diễn biến chính: cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra qua hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978):

▪ Quân Pôn Pốt tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát dân thường...

▪ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.

+ Giai đoạn 2 (từ ngày 6-I-1978 đến ngày 7-1 -1979):

▪ Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22-12-1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.

▪ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử 12: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.

Lời giải:

- Hoàn cảnh: Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dần trở nên căng thẳng. Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Sáng ngày 17-2-1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1 000 km của Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến diễn ra quyết liệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, ... đã làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc.

+ Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân từ ngày 5-3-1979. Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối năm 1989 , đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 12: Hãy trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.

Lời giải:

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

+  Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.

+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

 

+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.

+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

 

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 12: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Lời giải:

- Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay:

+ Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

+ Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

+ Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.

4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Câu hỏi trang 60 Lịch Sử 12: Nêu những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Lời giải:

♦ Những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Thứ nhất, không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và bảo vệ Tổ quốc.

+ Ngày nay, đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức rõ vai trò của tinh thần và phát huy tinh thần đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

- Thứ hai, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

+ Thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng minh: Một dân tộc nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam nhưng lại có thể chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh,... là nhờ sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc. Các tổ chức mặt trận đã giữ vai trò to lớn trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

- Thứ 3, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học lớn, xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, trong đó, sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định.

+ Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tạo ra thế và lực để đất nước ổn định và phát triển.

+ Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng cho thấy cần kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng đất nước vững mạnh, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao... là tạo điều kiện vững chắc cho bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia sẽ tạo sức mạnh cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Thứ 4, phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân

+ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, nghệ thuật tiến công chủ động, kiên quyết, mưu trí, sáng tạo,..

+ Trong bối cảnh sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay, nghệ thuật quân sự Việt Nam cần tiếp tục phát triển ở trình độ khoa học cao, đồng thời xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Luyện tập và Vận dụng (trang 60)

Luyện tập 1 trang 60 Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) những nét chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

   

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

   

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

   

Lời giải:

Cuộc đấu tranh

bảo vệ Tổ quốc

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

- Giai đoạn 1 (30-4-1977 đến 5-1-1978):

+ Quân Pôn Pốt tấn công dọc biên giới, tàn sát dân thường...

+ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.

- Giai đoạn 2 (6-1-1978 đến 7-1 -1979):

+ Quân Pôn Pốt xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

+ Quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.

+ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt.

- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

- Sáng ngày 17-2-1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc.

- Quân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu... làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc.

+ 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.

 

Luyện tập 2 trang 60 Lịch Sử 12: Lập sơ đồ tư duy về những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo:

Lập sơ đồ tư duy về những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945

(*) Bài học quan trọng nhất là: Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì: trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

Vận dụng 1 trang 60 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu từ sách báo và internet hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bảo vệ biên giới phía Bắc: cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc

Ngay từ cuối năm 1978, Trung Quốc đã âm thầm lựa chọn, điều động lực lượng binh lực cùng số lượng lớn trang thiết bị vũ khí áp sát trên toàn tuyến biên giới với Việt Nam. Đến trung tuần tháng 2-1979, Trung Quốc đã điều động tổng cộng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập với tổng số 32 sư đoàn, 6 trung đoàn xe tăng với hơn 500 xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không với khoảng 2.000 khẩu pháo... Bên cạnh đó, hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và hơn 900 máy bay được đặt trong tình trạng báo động cao độ. Cũng từ tháng 1-1979, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang để chuẩn bị cho chiến dịch xâm chiếm dọc biên giới với Việt Nam. Trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, Trung Quốc đã gây ra hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn cho tới tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của Công an; phục kích, bắt cóc người đưa về Trung Quốc...

 Đồng thời với việc chuẩn bị về binh lực, Trung Quốc đẩy mạnh việc chuẩn bị trên mặt trận ngoại giao, tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao con thoi ở khu vực và thế giới, trong đó đặc biệt là chuyến công du Mỹ vào tháng 1-1979 của lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Trong nước, Trung Quốc cũng tiến hành chuẩn bị kỹ lưỡng về tuyên truyền với đỉnh điểm là tuyên bố của Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến xâm chiếm trên toàn tuyến biên giới Việt Nam bùng nổ sáng sớm 17-2-1979 là kết quả của quá trình chuẩn bị, tính toán từ trước của Trung Quốc!

Vào 3 giờ 30 phút rạng sáng 17-2-1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000 quân, hơn 500 xe tăng, xe bọc thép, hàng nghìn khẩu pháo các loại tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam dài hơn 1.400km. Hướng tấn công chủ yếu của quân Trung Quốc là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Không ai có thể tin rằng một dân tộc vừa phải trải qua 30 năm chiến tranh với thương tích đầy mình lại đi khiêu khích, rồi xâm lược một nước khác, lại là nước lớn hơn, thậm chí là nước đã từng ủng hộ và giúp đỡ to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đó, như một số người Trung Quốc nói rằng cuộc chiến tranh chống Việt Nam của họ chỉ là một “cuộc phản công tự vệ”.

Trước tình cảnh Tổ quốc lâm nguy, thêm một lần nữa, quân và dân Việt Nam không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đây là thử thách đầy khắc nghiệt với dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân ta một lần nữa đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng, kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Đối mặt với đội quân xâm lăng từ bên kia biên giới phía Bắc đông tới 60 vạn người cùng hàng nghìn xe tăng và pháo hạng nặng, Việt Nam vào ngày 17-2-1979 chỉ có lực lượng công an vũ trang, dân quân địa phương và 7 sư đoàn với tổng số quân khoảng 7 vạn người. Sự chênh lệch về lực lượng, về vũ khí trang bị là rất lớn. Thế nhưng, tinh thần chiến đấu của quân và dân ta là anh dũng vô song. Lực lượng ít hơn đội quân Trung Quốc hàng chục lần nhưng quân và dân biên giới đã chiến đấu ngoan cường, anh dũng chặn đứng bước tiến của đội quân đông hơn gấp bội. Sự đánh trả dũng mãnh bảo vệ biên giới của quân và dân ta đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc. Khoảng 6 vạn quân Trung Quốc đã bị thương vong cùng hàng trăm tù binh bị bắt sống. Thiệt hại nặng nề trên chiến trường, bị dư luận thế giới lên án, Trung Quốc buộc phải rút quân vào ngày 6-3-1979.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979 đã khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thế nhưng, để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh khắc nghiệt này, nhân dân Việt Nam đã phải chịu những tổn thất nặng nề: Hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục nghìn dân thường bị thiệt mạng. Các thị xã: Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Quá khứ bi hùng đó nhắc nhở chúng ta, tất cả các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, phải luôn tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh để đủ sức đối phó với mọi tình huống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất trắc. Trên cơ sở đó, có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột; phát huy truyền thống “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Nhắc lại sự thật lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, bên cạnh việc khẳng định sự chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, còn là dịp để chúng ta tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Vận dụng 2 trang 60 Lịch Sử 12: Vận dụng kiến thức đã học, hãy phân tích giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Một là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi tình huống, vì mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, càng phải dự báo sát tình hình, sớm phát hiện, nhận rõ kẻ thù; xác định, đánh giá đúng đối tượng và đối tác trong từng thời điểm; giữ vững thế chủ động chiến lược, chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, thế trận; sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

- Hai là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, nhất là ở những nơi địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo. Việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai cần thấu triệt quan điểm của Đảng về mục tiêu, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện cả về tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Ba là, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao.

+ Lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng và củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; không ngừng nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước, ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng các loại hình chiến tranh xâm lược của kẻ thù trong mọi hoàn cảnh; kiên quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là trước khả năng địch tấn công từ trên không, trên biển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.

+ Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

- Bốn là, nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối ngoại với các nước, nhất là các nước láng giềng. Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, nhất là với các nước láng giềng, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Bài 10.  Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

- Thế giới:

+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

- Trong nước:

+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.

+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.

2. Diễn biến chính của quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975

a) Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam Việt Nam

- Hoàn cảnh: Sau khi lên nắm quyền (4-1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.

+ Từ tháng 5-1975, quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam.

+ Ngày 30-4-1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.

- Diễn biến chính: cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra qua hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978):

▪ Quân Pôn Pốt tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát dân thường...

▪ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.

+ Giai đoạn 2 (từ ngày 6-I-1978 đến ngày 7-1 -1979):

▪ Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22-12-1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.

▪ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Các lực lượng vũ trang Cam-pu-chia cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh, trưa ngày 7-1-1979

b) Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

- Hoàn cảnh: Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dần trở nên căng thẳng. Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Sáng ngày 17-2-1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1 000 km của Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến diễn ra quyết liệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, ... đã làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc.

+ Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân từ ngày 5-3-1979. Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối năm 1989 , đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Bộ đội Việt Nam bên cột mốc số 0 Lạng Sơn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

c) Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

+ Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.

+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, nay thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Khánh Hoà). Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.

+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Những người lính hải quân nắm tay nhau tại Khu tưởng niệm Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà)

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.

4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và bảo vệ Tổ quốc.

+ Ngày nay, đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức rõ vai trò của tinh thần và phát huy tinh thần đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

+ Thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng minh: Một dân tộc nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam nhưng lại có thể chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh,... là nhờ sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc. Các tổ chức mặt trận đã giữ vai trò to lớn trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học lớn, xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, trong đó, sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định.

+ Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tạo ra thế và lực để đất nước ổn định và phát triển.

+ Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng cho thấy cần kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng đất nước vững mạnh, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao... là tạo điều kiện vững chắc cho bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia sẽ tạo sức mạnh cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân

+ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, nghệ thuật tiến công chủ động, kiên quyết, mưu trí, sáng tạo,..

+ Trong bối cảnh sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay, nghệ thuật quân sự Việt Nam cần tiếp tục phát triển ở trình độ khoa học cao, đồng thời xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Đánh giá

0

0 đánh giá