Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 19: Ôn tập cuối năm học | Cánh diều

1.2 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 19: Ôn tập cuối năm học sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 19: Ôn tập cuối năm học

Ôn tập cuối năm học Tiết 1 trang 114, 115

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Mỗi học sinh đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 100 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

B. Đọc và làm bài tập

Chuỗi ngọc lam

1. Chiều hôm ấy, có một em gái nhỏ đóng áp trấn vào tủ kinh của hàng của Pi-e như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên

– Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?

 Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

– Đẹp quá! Xin chủ gói lại cho cháu!

2. Pi-e ngạc nhiên:

– Ai sai cháu đi mua

– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

– Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

– Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé:

– Cháu tên gì?

– Cháu là Gioan.

3. Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ. Cô bé mìm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người mà anh yêu quý.

Ngày lễ Nô-en tôi. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e cũng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay

4. Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:

– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không g?

– Phải. Một cô bé tên là Gioan đã mua tặng chị của mình.

– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?

Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:

– Cô bé đó trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền mình có.

5. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói

– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!

Trong tiếng chuông đồ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.

Theo PHUN-TƠN AO-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch)

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 1 trang 114, 115 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn kể việc gì?

Trả lời

Câu chuyện trên gồm 5 đoạn:

Đoạn 1 kể về việc cô bé Gioan đến cửa tiệm xem trang sức

Đoạn 2 kể về lí do cô bé mua chuỗi vòng

Đoạn 3 kể về việc làm tốt của Pi-e

Đoạn 4 kể về việc chị gái Gioan đến muốn trả lại chuỗi vòng

Đoạn 5 kể về một đêm giáng sinh an lành của Pi-e

Câu 2 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao Pi-e nói rằng cô bé Gioan đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

Trả lời

Theo em, cái giá cao mà Pi-e nhắc đến ở đây đó chính là tình cảm sâu sắc cảu cô bé Gioăn dành cho chị của mình

Câu 3 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện:

a) Cô bé Gioan.

b) Chị cô bé Gioan.

c) Pi-e.

Trả lời

a) Cô bé Gioan là một nhân vật đầy ấn tượng và gợi lên nhiều cảm xúc khác nhau trong lòng em. Từ ngữ và hành động của cô bé khiến em liên tưởng đến một hình ảnh của sự trong trắng, tốt lành, và đầytình yêu thương dành cho chị gái mình. Sự tận tâm và lòng nhân ái của cô bé Gioan đã tạo nên một hình ảnh lôi cuốn, làm cho em cảm thấy gần gũi và quan tâm đến nhân vật này.

b) Chị gái Gioan là một nhân vật trong câu chuyện mà em cảm thấy rất ấn tượng và gần gũi. Bằng sự mạnh mẽ, tận tâm và lòng yêu thương, chị gái Gioan không chỉ là người chăm sóc tận tâm cho em gái mà còn là nguồn động viên và sức mạnh lớn trong cuộc sống. Chị gái Gioan không chỉ đảm nhận vai trò của người giữ lửa gia đình mà còn là người truyền đạt tình thương và lẽ sống cho em gái. Sự hiểu biết, lòng nhân ái và sự chịu đựng của chị đã tạo nên một hình ảnh mẫu mực, khiến em cảm thấy như chị gái Gioan là một người chị đồng hành tuyệt vời.

c) Nhân ật Pi-e là một nhân vật tốt bụng và giàu lòng nhân ái, bên cạnh đó cũng là một người có nỗi khổ tâm lớn, hành động đưa cho Gioan chiếc vòng mặc dù số tiền của cô bé không đủ cũng đã chứng minh được tính cách Pi-e là một người có lòng nhân hậu và biết yêu thương giúp đỡ mọi người.

Ôn tập cuối năm học Tiết 2 trang 115, 116

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết (Ôn tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc)

Câu 1 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện mà em đã học trong sách Tiếng Việt 5.

b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc mà em được chứng kiến (hoặc tham gia) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 2 trang 115, 116 Cánh diều

Trả lời

a) Câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ là một trang sử hào hùng, là nguồn cảm hứng không ngừng và là bài học lịch sử sâu sắc. Trong tâm hồn của tôi, câu chuyện này không chỉ là một bức tranh về một nhà lãnh đạo kiệt xuất, mà còn là biểu tượng của lòng trung hiếu, lòng nhân ái, và sự dũng cảm đối diện với những khó khăn. Thái sư Trần Thủ Độ, với sự khôn khéo chiến lược và lòng trung hiếu sâu sắc, đã định hình và bảo vệ đất nước trước những thách thức lớn. Hình ảnh ông trong tâm trí tôi không chỉ là một người lãnh đạo xuất sắc mà còn là một người cha, người thầy kiệt xuất. Tâm huyết và niềm tin vào sứ mệnh bảo vệ triều đại của ông đã làm cho tôi tự hào về dòng họ Trần. Tôi cảm nhận rằng câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ giúp chúng ta nhớ về những giá trị truyền thống và lòng tự tôn dân tộc. Ông không chỉ là người hùng trong cuộc chiến tranh, mà còn là biểu tượng của sự khôn ngoan và sự hi sinh vì lợi ích cộng đồng. Nhìn nhận về câu chuyện này, tôi tin rằng lịch sử Việt Nam là một nguồn lực tuyệt vời, đầy ắp những bài học quý báu về lòng yêu nước và truyền thống tốt đẹp. Câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ là một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam, và nó góp phần làm giàu tinh thần cộng đồng.

b) Một sự kiện mà tôi tham gia và để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí tôi là hoạt động từ thiện tại một trại trẻ mồ côi. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, đầy ý nghĩa và giúp tôi thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống. Trong buổi thăm trại trẻ mồ côi, tôi được làm quen với những đứa trẻ vô cùng đáng yêu và tài năng. Dù đang phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, họ vẫn giữ được nụ cười trên môi và tình thần lạc quan. Tôi thấu hiểu hơn về giá trị của sự biết ơn và lòng nhân ái qua gương mặt của những đứa trẻ ấy. Cảm giác khi tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục cho trẻ em là không thể diễn đạt hết. Tôi trải qua những khoảnh khắc chia sẻ, học hỏi và kết nối với những tâm hồn thuần khiết. Những đứa trẻ không chỉ là người học mà còn là những người thầy, làm tôi hiểu rõ hơn về lòng kiên trì và đam mê. Đó không chỉ là một sự kiện đơn lẻ, mà là một hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Sự gắn kết và tình người trong buổi tương tác đã làm cho tôi cảm thấy rất hạnh phúc và giàu có. Đây là trải nghiệm không chỉ giúp tôi trưởng thành mà còn làm thay đổi góc nhìn và giá trị trong cuộc sống hàng ngày của tôi.

Câu 2 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.

Trả lời:

Em và các bạn cùng bình chọn đoạn văn hay.

Ôn tập cuối năm học Tiết 3 trang 113

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về từ)

Câu 1 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trong câu sau, từ mọc được dùng với nghĩa nào? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ?

Câu

Nghĩa của từ mọc

Mặt Trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Lưu Quang Vũ

a) (Thực vật) sinh ra, lớn lên.

b) Nhô lên khỏi bề mặt và cao lên.

c) Được tạo ra và phát triển.

Trả lời

Trong câu trên từ mọc có nghĩa là nhô lên khỏi bề mặt và cao lên đó là nghĩa chuyển

Câu 2 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm một từ đồng nghĩa với từ mọc ở câu trên.

Trả lời

Chiếc răng mới của em đã mọc lên rồi.

Câu 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đặt một câu với nghĩa c của từ mọc (được tạo ra và phát triển) để nói về sự xuất hiện của những công trình mới ở một vùng quên hoặc đô thị.

Trả lời

Sau một thời gian dài trở về quê, nơi đây đã mọc lên rất nhiều nhà cao tầng.

Ôn tập cuối năm học Tiết 4 trang 117

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về từ)

Câu 1 trang 117 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:

Vì sao Ngân Hà không phải là dòng nước?

Vào những buổi tối trời quang đãng. chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng trên trời, đó chính là dải Ngân Hà. Mặc dù gọi là "hà" (sông) nhưng dải Ngân Hà hoàn toàn khác với các con sông trên Trái Đất. Trên đó không có nước,  có hàng vạn vạn tỉ tỉ sao tập trung lại với nhau, đều có khả năng phát sáng. Khi chúng ta nhìn từ xa thì thấy chúng như là một dòng sông tuyệt đẹp.

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 4 trang 117 Cánh diều

Trả lời

- Danh từ: Danh từ chung gồm: trời,nước

             Danh từ riêng: Ngân Hà, Trái Đất

- Tính từ: Sáng, quang đãng, tuyệt đẹp

- Đại từ: Chúng ta

- Kết từ: đó, mà, thì, mặc dù, nhưng

Câu 2 trang 117 SGK Tiéng Việt 5 tập 2 Dựa vào nội dung một đoạn văn trong bài đọc Vì sao có cầu vồng? (trang 99), viết 1 – 2 câu giải thích hiện tượng mà đoạn văn đó nêu ra. Chỉ ra các đại từ và kết từ trong những câu em viết.

Trả lời

Cầu vồng là hiện tượng quang học xảy ra khi tia sáng từ Mặt Trời được phản xạ, chạy qua giọt nước trong không khí và chia tán thành các màu sắc khác nhau do gặp phải các góc khác nhau của giọt nước, tạo nên dải màu ấn tượng trên bầu trời. Điều này xảy ra do sự phân tán ánh sáng, kết hợp với quy luật góc tới và góc phản xạ trong giọt nước, tạo nên hiện tượng mà chúng ta thường thấy trong điều kiện thích hợp sau mưa.

- Các đại từ gồm: Cầu Vồng, Mặt Trời

- Kết từ gồm: do, mà

Ôn tập cuối năm học Tiết 5 trang 117, 118

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết (Ôn tập về văn miêu tả)

Câu 1 trang 117 SGK Tiếng Việt 5 tập 2:Ở lớp 4 và lớp 5, em đã tập viết bài văn tả những loại sự vật nào?

Trả lời

Ở lớp 4 và lớp 5 em đã tập viết bài văn tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật, tả người

Câu 2 trang 117 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh theo 1 trong 2 đề sau:

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao.

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa).

Gợi ý

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao

- Em ngắm nhìn bầu trời sao ở đâu, vào lúc nào?

- Em nhìn thấy bầu trời sao đẹp như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn bầu trời sao?

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa)

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) mà em định tả ở đâu, vào mùa nào trong năm?

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó diễn ra như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì về ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó?

Trả lời

a)

* Mở bài: Giới thiệu Mô tả chung về đêm sao

* Thân bài:

- Bầu trời đêm và khung cảnh xung quanh

                  + Mô tả về vẻ đẹp của bầu trời đêm

                  + Sự im lặng và yên bình của đêm

                  + Âm thanh của đêm vắng lặng

                  + Hiện tượng thiên nhiên như mặt trăng, bóng cây, hay sương mù nhẹ

- Cảm xúc bản thân

* Kết bài: Nêu lên cảm xúc Mô tả sức hút và tác động của đêm sao đối với tâm trạng và tâm hồn con người.

b)

* Mở bài

Giới thiệu chung

– Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển Đông.)

– Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng trên bờ biển.)

* Thân bài:

Tả cảnh mặt trời mọc:

+ Trước khi mọc:

– Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng…

+ Lúc đang mọc:

– Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sáng màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.

+ Sau khi mọc:

– Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.

– Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.

– Mặt nước mênh mông, xanh thẳm…

– Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.

* Kết bài:

Cảm tưởng của em:

– Vô cùng say mê, thích thú.

– Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.

Ôn tập cuối năm học Tiết 6 trang 118

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về câu)

Câu 1 trang 118 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm câu đơn, câu ghép trong các đoạn văn sau:

a) Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuân, rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng.

Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỜNG

b) Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào với mùi thum thủm, chiếc thuyền vẫn lao mình tới.

THEO BÙI HIỂN

Trả lời

a) Câu đơn gồm: Cây phượng đã có từ rất lâu.

    Câu ghép gồm: Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuân, rợp mát cả một vùng.

                           Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng.

b) Câu đơn gồm: Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng mênh mông.

                            Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn

 Câu ghép gồm: Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào

                          Sóng đập vào với mùi thum thủm, chiếc thuyền vẫn lao mình tới.

Câu 2 trang 118 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của một câu trong các đoạn văn trên.

Trả lời

Bọn con trai //chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái //chơi chuyển, nhảy dây,

  CN                           VN                                  CN                   VN

chơi ô ăn quan dưới gốc phượng.

Ôn tập cuối năm học Tiết 7 trang 118, 119

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về câu)

Câu 1 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh nắng sớm. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

 

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 7 trang 118, 119 Cánh diều

b) Viết đoạn văn ngắn tả cảnh bắt đầu một trận mưa rào. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 7 trang 118, 119 Cánh diều

Trả lời

a) Bình minh ban mai hiên ngang trên bề mặt trời, mảnh đất êm dịu dần chuyển từ màu đen tối sang ánh hồng nhẹ, như một bức tranh tinh tế được tạo ra từ sự khéo léo của thiên nhiên. Ánh sáng mặt trời ban mai mở ra những bức tranh tĩnh lặng, tô điểm cho thị trấn nhỏ với những tòa nhà cổ kính và những hàng cây xanh mát.

Câu: Ánh sáng mặt trời ban mai mở ra những bức tranh tĩnh lặng, tô điểm cho thị trấn nhỏ với những tòa nhà cổ kính và những hàng cây xanh mát.

Đây là câu đơn

b) Bầu trời trên đỉnh đầu tôi bắt đầu nặng nề với những đám mây đen dày đặc, như những bức tranh trữ tình được vẽ bằng bàn tay không gian. Không khí trở nên ngột ngạt, đầy sức nặng của sự chờ đợi, như những giọt nước sắp rơi từ trên cao. Một gió nhẹ thổi qua, nâng cao bản hòa âm của cây cỏ và lá cây, như một bản nhạc tự nhiên báo hiệu sự biến đổi sắp xảy ra. Rồi, từ đỉnh bầu trời, những giọt nước đầu tiên bắt đầu rơi xuống, như những viên ngọc lấp lánh trong ánh nắng. Tiếng gió nhẹ lạch cạch kèm theo tiếng rơi của giọt nước, tạo nên một bản hòa nhạc riêng, âm nhạc của mùa mưa. Cánh đồng trải dài bên dưới trở nên đen bóng, những đám mây âm u giữa trời và đất, làm cho không khí trở nên tươi mới và ẩm ướt.

- Câu: Cánh đồng trải dài bên dưới trở nên đen bóng, những đám mây âm u giữa trời và đất, làm cho không khí trở nên tươi mới và ẩm ướt.

Đây là câu ghép

Câu 2 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.

Trả lời:

Em và các bạn cùng bình chọn đoạn văn hay.

Ôn tập cuối năm học Tiết 8 trang 119

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết (Ôn tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội)

Câu 1 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nêu một số hiện tượng (hoặc vấn đề) trong đời sống mà em thấy cần có ý kiến.

Gợi ý

Một số hiện tượng (hoặc vấn đề) có thể em quan tâm:

- Về thiếu nhi: nhiều bạn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường; một số bạn còn ham chơi, ít đọc sách, ít làm việc nhà,...

- Về xã hội: nhiều người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, chăm sóc thiếu nhi,... một số người vứt rác không đúng chỗ, vi phạm quy tắc an toàn giao thông ....

Trả lời

Một số hiện tượng như: Bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, giáo dục và hướng nghiệp…

Câu 2 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nếu viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng (hoặc vấn đề) đó, em cần nêu được những ý gì?

Gợi ý

Cách viết:

- Đoạn văn cần có mở đoạn (nêu hiện tượng hoặc vấn đề mà em quan tâm). thân đoạn (bày tỏ ý kiến cụ thể của em), kết đoạn (củng cố ý kiến của em hoặc liên hệ với thực tế).

- Cần thể hiện được thái độ của em về các hiện tượng nói trên.

Trả lời

Để viết được đoạn văn trình bày ý kiến trước hết em cần nêu ra được hiện tượng mà em đang quan tâm, bày tỏ được sự đồng tình hay không đồng tình của bản thân, đưa ra lý do vì sao, và củng cố chốt ý kiến.

Ôn tập cuối năm học Tiết 9 trang 120

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về dấu câu)

Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2:  Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào?

Cậu bé ấp trứng

Ngay từ khi còn nhỏ, Giêm Oát-xơn (nhà khoa học Mỹ) đã rất chịu khổ quan sát hoạt động của các con vật.

Một lần, cả nhà ngồi vào bàn ăn đã lâu mà không thấy Giêm đầu. Mọi người đi tìm. Cuối cùng, họ phát hiện ra cậu bé ở trong kho, đang nằm phủ phục trên mặt đất.

– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy! Cả nhà chờ con một lát nhé -  Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lãnh niềm vui.

Cả nhà cười ồ lên. Giêm giận dỗi:

– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao? Sau này, lớn lên, Giêm Oát-xơn vẫn giữ được niềm say mê tìm hiểu thế giới xung quanh. Ông trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, được trao Giải Nô-ben năm 1962. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông bảo: "Bí quyết thành công của tôi là sự say mê.”.

Trả lời

Dấu gạch ngang gồm có các dấu trong các câu:

– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy!

– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao?

– Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lánh niềm vui.

Ở hai dấu gạch ngang đầu tiên dùng để biểu thị lời nói của nhân vật, dấu gạch ngang thứ 3 dùng để chú thích.

Dấu gạch nối gồm: Giêm Oát-xơn, Nô-ben

Các dấu gạch nối này được sử dụng để viết tên nước ngoài

Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trong mẩu truyện trên còn có những dấu câu nào? Mỗi dấu câu ấy có tác dụng gì?

Trả lời

Trong mẩu chuyện trên còn các dấu câu như dấu , dùng để nghỉ giữa câu. Dấu . dùng để kết thúc câu, dấu ? dùng để hỏi. Dấu ! dùng để cảm thán.

Ôn tập cuối năm học Tiết 10 trang 120, 121

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về biện pháp liên kết câu)

Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm trong các đoạn văn dưới đây những biện pháp liên kết cấu mà em đã học.

Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió sớm chạy vội và khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng. Nắng lốm đốm và làm tươi hỗn lên cái áo với vàng của ngôi trường.

Hình như không thể nào cưỡng nổi, cổng trường rung lên rồi mở tung ra. Trần ngập sân trường âm thanh lãnh lát của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp nơi khắp chốn...

Trả lời

Những biện pháp liên kết câu có trong đoạn văn là sử dụng lặp từ và sử dụng từ thay thế và sử dụng kết từ

Câu 2 trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách phối hợp những biện pháp nào?

Đối với người nguyên thuỷ, dường như không có gì khó hơn việc đếm một đàn hươu đông đúc. Tuy nhiên, đếm thời gian còn là một công việc khó khăn hơn nhiều. Công cụ duy nhất thích hợp cho việc này mà những người nguyên thuỷ tìm ra là Mặt Trời. Dựa vào việc nó đang ở trên cao hay bắt đầu ngả về đường chân trời, họ có thể ước tính được rằng vẫn còn thời gian để đi săn tiếp hay đã đến lúc về nhà.

Theo sách Lược sử toán học -Từ ý tưởng đến thực hành

Trả lời

Có biết pháp nối câu bằng kết từ, sử dụng từ thay thế

Câu 3 trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh trưởng em vào buổi sáng sớm. Chi ra biện pháp liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn ấy.

Trả lời

Buổi sáng tại trường là một hình ảnh hài hòa giữa sự yên bình và sự năng động. Đám mây nhỏ trải dài trên bầu trời như những đám tuyết mềm mại, chiếu bóng nhẹ lên khắp khuôn viên xanh mát. Lớp cỏ ẩm từ đêm trước nhấp nhô dưới ánh bình minh, tô điểm cho sân trường như một tấm thảm mềm mại. Những tòa nhà hiện đại và sáng bóng như đang tỉnh giấc từ giấc ngủ, với những cửa sổ toả ánh sáng ấm áp ra ngoài. Tiếng sóng gió nhẹ vuốt nhẹ qua lá cây và cành cọ, tạo nên âm thanh nhẹ nhàng như những nốt nhạc buổi sáng. Các học sinh bắt đầu xuất hiện từ khắp nơi, áo dài trắng tinh khôi và áo đồng phục làm cho hình ảnh trường trở nên sống động. Tiếng cười vang lên từ những đám đông nhỏ, tạo nên một không khí ấm cúng và tương tác xã hội. Đây là khoảnh khắc của sự tập trung và hứng khởi, khi trường bước vào một ngày mới, đầy tiềm năng và học thuật.

- Trong đoạn văn trên em đã sử dụng biện pháp nối bằng kết từ, sử dụng từ thay thế

Ôn tập cuối năm học Tiết 11 trang 121, 122

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện viết (Ôn tập về viết báo cáo, chương trình hoạt động, hướng dẫn hoạt động)

Câu 1 trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn 1 trong 3 đề sau:

a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách của tổ em tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn.

b) Viết chương trình hoạt động của lớp em tham gia cuộc thi về tranh bảo vệ môi trường.

c) Viết bản hướng dẫn các em học sinh lớp Ba cách đeo khăn quàng đỏ.

Gợi ý

a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách

- Báo cáo cần được viết đúng mẫu.

- Trong báo cáo, cần có bảng thống kê các loại sách: sách giáo khoa, truyện, thơ, ...

b) Viết chương trình hoạt động

- Chương trình hoạt động cần được viết đúng mẫu.

- Trong chương trình, cần có bảng nêu các hoạt động cụ thể và phân công công việc.

c) Viết hướng dẫn cách đeo khăn quàng đỏ

- Nhớ lại cách đeo khăn quàng đỏ.

- Hướng dẫn các bước đeo khăn; mỗi bước chỉ cần viết 1 - 2 câu ngắn gọn.

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 11 trang 121, 122 Cánh diều

Trả lời

a)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội ngày 27 tháng 3 năm 2025

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUYÊN GÓP SÁCH CỦA TỔ TẶNG THƯ VIỆN MỘT TRƯỜNG HỌC Ở VÙNG KHÓ KHĂN

Của tổ 2, lớp 5A, Trường Tiểu học Lê Lợi

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A

Sau thời gian phát động và thực hiện quyên góp sách của tổ tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn đã thu được kết quả như sau

Phạm vi thực hiện

Nhiệm vụ

Kết quả đạt được

Trong phạm vi toàn lớp

Quyên góp sách của tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn

Đã quyên góp được 59 sách giáo khoa

111 quyển chuyện

97 quyển vở

Chúng em mong rằng nhà trường sẽ tiếp tục có những cuộc thi thú vị và bổ ích như này trong thời gian tới.

                                                                                         Tổ trưởng

 

                                                                                 Nguyễn Văn Hoàng

b)

CHƯƠNG TRÌNH THI VẼ TRANH SÁNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Lớp 5E, Trường TH Kim Đồng)

I. Mục đích

- Tuyên truyền, vận động các bạn học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

- Phát hiện tài năng nghệ thuật của các bạn học sinh.

- Động viên các bạn học sinh trong lớp tham gia các hoạt, động tập thể.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban Giám khảo chấm chung khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trưởng, lớp phó văn thể mĩ.

- Ban Giám khảo chấm sơ khảo:

Tiểu ban Thơ: chi đội trưởng và tổ trưởng tổ 1.

Tiểu ban Truyện: lớp phó học tập và tổ trưởng tổ 2.

Tiểu ban Tranh: chi đội phó và tổ trưởng tổ 3.

- Phổ biến nội dung, kế hoạch cuộc thi: lớp trưởng.

- Chuẩn bị quà tặng thưởng: nhờ các bác trong Ban Chấp hành chi hội phụ huynh của lớp.

III. Chương trình cụ thể

1. Họp lớp để phổ biến nội dung cuộc thi, thời hạn nộp bài: tiết sinh hoạt lớp chiều thứ 6 (ngày 11/3/2025).

2. Nộp bài vào ngày 28/3/2025 cho trưởng các Tiểu ban.

3. Chấm các tác phẩm dự thi: tuần thứ nhất tháng 4 chấm sơ khảo, tuần thứ hai tháng 4 chấm chung khảo.

4. Tổng kết, phát thưởng vào tuần thứ ba tháng 4.

Lớp trưởng

 

Đặng Lan Anh

c)

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, màu đỏ của khăn tượng trưng cho một phần lá cờ Tổ quốc, thể hiện lòng tự hào về những truyền thống vinh quang của dân tộc và được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Đầu tiên là việc thắt khăn quàng đỏ. Bước 1: Gấp đổi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải. Bước 2: Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài. Bước 3: Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải. Bước 4: Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống. Đối với việc tháo khăn: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút , rút khăn ra.

Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trao đổi với bạn về bài viết của em.

Trả lời

Em chuẩn bị nội dung bài để giới thiệu với các bạn trong lớp.

Ôn tập cuối năm học Tiết 12 trang 122, 123

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu (Ôn tập về điệp từ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá)

Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm điệp từ trong bài thơ dưới đây. Việc sử dụng điệp từ ấy có tác dụng gì?

Thì thầm

Gió thì thầm với lá

Lá thì thầm cùng cây

Và hoa và ong bướm

Thì thầm điều chi đây?

 

Trời mênh mông đến vậy

Đang thì thầm với sao

Sao trời tưởng yên lặng

Lại thì thầm cùng nhau.

PHÙNG NGỌC HÙNG

Trả lời

Trong bài thơ sử dụng điệp từ là từ: Thì thầm

Sử dụng điệp từ đó giúp làm nổi bật lên sự việc đang diễn ra

Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ sau. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Sáng nay

Có ngàn tia nắng nhỏ

Đi học sáng hôm nay

Có trăm trang sách mở

Xoè như cánh chim bay.

 

Tránh nắng, từng dòng chữ

Xếp thành hàng nhấp nhô

"I gầy nên đội mũ

"O" đội nón là "ô".

 

Giờ chơi vừa mới điểm

Gió nấp đâu, ùa ra

Làm nụ hồng chúm chím

Bật cười quá, nở hoa.

THY NGỌC

Trả lời

Các hình ảnh nhân hoá: Tia nắng nhỏ đi học, trang sách xoè như cánh chim, từng dòng chữ xếp thành hàng, I gầy nên đội muc, O đội nón, gió nấp, nụ hồng bật cười

Việc sử dụng hình ảnh nhân hoá giúp bài thơ trở nên sinh động và vác sự vật trở nên gần gũi hơn

Ôn tập cuối năm học Tiết 13 trang 123, 124

(Bài luyện tập đọc hiểu)

Tạm biệt lớp Năm

Cũng là nắng của tháng Năm

Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng

Rộn ràng trong tiếng ve ran

Làm xao động đến muốn vẫn là xanh.

Mới ngày nào, mắt long lanh

Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui

Em vào lớp Một, chao ôi!

Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.

Cô, thầy dìu dắt cho em

Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân

Năm năm, xa đã hoá gần

Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.

Lớp Năm ơi! Lớp Năm

Bảng đen còn đó, nụ cười còn đây

Bầu trời vẫn biếc màu mây

Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.

Mai vào lớp Sáu, nhớ không?

Môi trường tiểu học ở trong tim mình.

NGUYỄN LÃM THẮNG

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 13 trang 123, 124 Cánh diều

Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2:   Bài thơ là lời của ai? Tìm ý đúng.

a) Lời của một học sinh mới được lên lớp Năm.

b) Lời của một học sinh đang học lớp Năm.

c) Lời của một học sinh vừa học hết lớp Năm.

d) Lời của một học sinh lớp Sáu nói về lớp Năm.

Trả lời

Ý đúng: c

Câu 2 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2:  Ở khổ thơ 1, những hình ảnh quen thuộc của mùa hè gợi cho bạn nhỏ cảm nghĩ gì? Tìm ý đúng.

a) Nhớ lại kỉ niệm về những năm học trước.

b) Biết ơn môi trường và thầy cô thân yêu.

c) Bâng khuâng tạm biệt mái trường và bạn bè.

d) Tự nhủ sẽ nhớ mãi môi trường tiểu học thân yêu.

Trả lời

Ý đúng: a

Câu 3 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu dòng thơ “Đã thành chị, đã thành anh hết rồi” như thế nào? Tìm các ý đúng.

a) Chúng em được các em nhỏ gọi là chị, là anh.

b) Chúng em thấy 5 năm trôi nhanh quá.

c) Chúng em đã cao lớn hơn trước.

d) Chúng em đã trưởng thành.

Trả lời

Ý đúng: a, c, d

Câu 4 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm và nêu tác dụng của điệp ngữ ở khổ thơ 4.

Trả lời

Điệp ngữ ở khổ 4 có từ: Lớp 5 ơi lớp 5

Tác dụng của việc điệp lại từ ngữ làm nổi bật lên sự nuối tiếc của các bạn nhỏ khi phải rời xa ngôi trường tiểu học

Câu 5 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu hai dòng thơ cuối của bài thơ như thế nào?

Trả lời

Hai dòng thơ cuối thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường và nuối tiếc khi phải xa ngôi trường tiểu học của các bạn nhỏ

Câu 6 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn tạm biệt mái trường tiểu học của em.

Trả lời

Ngày tận hưởng từng khoảnh khắc cuối cùng tại mái trường tiểu học, trái tim nhỏ bé của em đang rơi vào những lời tạm biệt, nhưng cũng là những kỷ niệm đáng trân trọng. Cái nắng vàng nhẹ nhàng của buổi sáng cuối cùng như là bức tranh chia tay, vẽ lên mái trường những nụ cười, những ký ức và những bước chân lạc quan. Bên trong lớp học, bảng đen đã chứng kiến hàng nghìn bảng chữ và bài toán, những tấm hình vẽ màu mè và những chiếc bàn ghế hiền hòa của chúng ta. Những ngày điểm danh, những buổi học nhóm, và những kỳ nghỉ hè đều trở thành những chuyến phiêu lưu đáng nhớ. Bức tranh tương lai đang mở ra, nhưng không thể nào quên được những ngày học lành lạnh, tiếng cười trong trường và sự chia sẻ giữa bạn bè. Nhìn lại, mái trường tiểu học là nơi mà em bắt đầu xây dựng những ước mơ và khám phá những tài năng ẩn sau từng ngóc ngách của bản thân. Tạm biệt mái trường nhỏ bé ấy, những người bạn đồng hành và những bài học quý giá. Bước ra khỏi cổng trường với tâm trạng trộn lẫn, em biết rằng sẽ luôn giữ mãi trong trái tim mình những dấu ấn và kỷ niệm đáng quý từ thời học trò.

Ôn tập cuối năm học Tiết 14 trang 124

Chọn 1 trong 2 đề sau

Đề 1 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết bài văn tả một ngày nắng đẹp.

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 14 trang 124 Cánh diều

Trả lời

Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế! Mùa hè với ngập tràn những ngày nắng đẹp.Buổi sáng thức dậy, khí trời trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm. Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bởi ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô thêm cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn sắp bước vào mùa đông. Em yêu biết bao những ngày nắng đẹp quê em

Đề 2 trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết bài văn kể lại câu chuyện Chuỗi ngọc lam bằng lời của người chị cô bé Gioan.

Trả lời

Tối nay là lễ Nô-en. Em gái tôi có bé tên là Gioan cả chiều nay con bé cứ thập thò rồi chạy đi đâu một lúc lâu khi trở về mang theo một chiếc vòng ngọc tặng cho tôi. Tôi sững người khi thấy em gái đưa cho mình chiếc vòng ngọc quý giá đó vì tôi biết con bé không có đủ tiền để mua nó, tôi vội vã cầm chiếc vòng ngọc đến quán con bé đã mua với ý định sẽ trả lại cho họ. Nhưng khi tôi đến nơi được nghe câu chuyện của con bé qua lời kể của Pi-e anh chủ tiệm trang sức đó, tôi không còn thấy giận mà thấy thật sự xúc động trước tình cảm mà con bé đã dành cho mình. Còn xúc động hơn nữa khi được nghe câu chuyện của anh chủ và người vợ đã mất của anh, tôi rất cảm thông và chia sẻ. Pi-e đề nghị đưa tôi về nhà, tôi đã đồng ý và chúng tôi cùng nhau ra về trong đêm Nô-en đó.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Gương kiến quốc

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Cánh chim hoà bình

Bài 17: Vươn tới trời cao

Bài 18: Sánh vai bè bạn

Bài 19: Ôn tập cuối năm học

Đánh giá

0

0 đánh giá