Với giải sách bài tập Công nghệ 6 Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Công nghệ 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Công nghệ lớp 6 Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm
Câu 1 trang 13 sách bài tập Công nghệ lớp 6: Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng
B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.
C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.
Trả lời:
Đáp án: C
Vì: Bảo quản thực phẩm làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Câu 2 trang 13 sách bài tập Công nghệ lớp 6: Chế biến thực phẩm có vai trò gì?
A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.
B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.
C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
Trả lời:
Đáp án: D
Vì: Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn
A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố.
B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng.
C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng.
D. Ăn khoai tây mọc mầm.
Trả lời:
Đáp án: A
Vì: thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng, hết hạn sử dụng và khoai mọc mầm là những thực phẩm mang độc tố cho cơ thể, rất nguy hiểm.
A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.
B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.
D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.
Trả lời:
Đáp án: B
Vì: để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải sử dụng riêng dụng cụ dành cho thực phẩm sồng và chín, để riêng thực phẩm sống và chín, che đậy thực phẩm sau khi chế biến để tránh bụi bẩn và côn trùng.
A. Làm lạnh và đông lạnh.
B. Luộc và trộn hỗn hợp.
C. Làm chín thực phẩm.
D. Nướng và muối chua
Trả lời:
Đáp án: A
Vì luộc và trộn gồn hợp; làm chín thực phẩm; nướng và muối chua đều là phương pháp chế biến thực phẩm.
A. Ướp và phơi B. Rang và nướng
C. Xào và muối chua D. Rán và trộn dầu giấm
Trả lời:
Đáp án: A
Vì ướp và phơi là phương pháp bảo quản thực phẩm.
A. Chất béo B. Tinh bột
C. Vitamin D. Chất đạm
Trả lời:
Đáp án: C
Vì khi chế biến, vitamin dễ bị hòa tan trong nước.
Câu 8 trang 15 sách bài tập Công nghệ lớp 6: Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm
A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.
B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.
C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.
D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
Trả lời:
Đáp án: B
Vì: cần rửa thịt trước khi thái, tránh vi khuẩn xâm nhập.
A. Dễ gây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích hợp.
C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo
Trả lời:
Đáp án: C
Vì chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt không gây biến đổi chất dinh dưỡng của thực phẩm, không sử dụng nhiệt, không sử dụng chất béo làm chín nên đáp án C đúng.
Trả lời:
Đọc nhãn của một số thực phẩm dưới đây và cho biết một số thông tin quan trọng: tên thực phẩm, thành phần, cách sử dụng, cách bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng, …
Tên sản phẩm |
Thành phần |
Khối lượng |
Cách bảo quản |
Cách chế biến |
Ngày sản xuất |
Hạn sử dụng |
Chả tôm bao sả |
Thịt lợn, tôm, gia vị, chất phụ gia |
200g |
Ngăn đá tủ lạnh (- 18oC) |
Rán thực phẩm khi dầu đạt 170oC |
1/10/2020 |
6 tháng kể từ ngày sản xuất |
Rau muống hữu cơ |
Rau muống |
500g |
ở nhiệt độ mát, tránh ánh nắng mặt trời |
Luộc, nấu, xào |
10/5/2020 |
3 ngày kể từ ngày thu hoạch |
Thịt ba chỉ |
Thịt lợn ba chỉ |
0,355 kg |
Làm lạnh/ đông lạnh |
Chế biến tùy nhu cầu sử dụng |
1/3/2020 |
3 ngày kể từ NSX (nhiệt độ từ 0 – 4oC); 3 tháng kể từ NSX (nhiệt độ từ - 12 → -18 oC |
Trả lời:
các phương pháp bảo quản phù hợp với các thực phẩm trong Bảng 5.1 là:
Tên thực phẩm |
Phương pháp bảo quản thực phẩm |
Thịt bò |
- Làm lạnh: sử dụng trong thời gian ngắn - Đông lạnh: sử dụng trong thời gian dài |
Tôm tươi |
- Làm lạnh: sử dụng trong thời gian ngắn. - Đông lạnh: sử dụng trong thời gian dài - Làm khô |
Rau cải |
Làm lạnh |
Quả chuối |
- Làm lạnh - Làm khô |
Khoai tây |
Làm lạnh |
Lạc nhân |
Làm khô |
Cá |
- Làm lạnh: sử dụng trong thời gian ngắn. - Đông lạnh: sử dụng trong thời gian dài - Làm khô - Ướp |
Củ cải đường |
- Làm lạnh - Làm khô |
Sữa tươi |
Làm lạnh |
Trả lời:
So sánh các món ăn được chế biến bằng các phương pháp:
Tiêu chí so sánh |
Giống nhau |
Khác nhau |
||
Luộc |
Cùng là phương pháp chế biến món ăn có sử dụng nhiệt |
Làm chín trong môi trường nước |
Ít làm biến đổi chất |
Phù hợp với nhiều loại thực phẩm |
Rán |
Làm chín trong môi trường chất béo |
Nhiều khả năng làm biến đổi chất |
Phù hợp với một số loại thực phẩm nhất định |
Tiêu chí so sánh |
Giống nhau |
Khác nhau |
||
Trộn hỗn hợp |
Cùng là phương pháp chế biến món ăn không sử dụng nhiệt |
Trộn các thực phẩm sau sơ chế hoặc làm chín với các loại gia vị |
Thực phẩm giữa nguyên được màu sắc, mùi vị |
Lựa chọn, chế biến, bảo quản cầu kì |
Muối chua |
Làm thực phẩm lên men vi sinh |
Thực phẩm có vị chua |
Không tốt cho sức khỏe |
Trả lời:
Một số món ăn đảm bảo có nhiều nhòm thực phẩm và cung cấp nhiều nhóm chát trong cùng một món ăn là:
- Phở cuốn
- Nem rán
- Phở trộn
- Lầu các loại
Lý thuyết Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm
• Nội dung chính
- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.
- Chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.
- Một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
I. Khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm
1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm:xử lí thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng vẫn đảm bảo:
+ Chất lượng thực phẩm
+ Chất dinh dưỡng của thực phẩm.
- Chế biến thực phẩm: xử lí thực phẩm để tạo món ăn đảm bảo:
+ Chất dinh dưỡng.
+ Sự đa dạng
+ Sự hấp dẫn.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm
- An toàn vệ sinh thực phẩm giúp:
+ Giữ cho thực phẩm không bị biến chất.
+ Thực phẩm không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập.
+ Bảo vệ sức khỏe con người.
- Yêu cầu trong bảo quản và chế biến thực phẩm:
+ Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng.
+ Để riêng thực phẩm sống và chín.
+ Rửa tay trước khi chế biến
+ Sử dụng riêng dụng cụ dành cho thực phẩm sống và chín.
II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm
1. Làm lạnh và đông lạnh
- Là sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
- Làm lạnh:
+ Bảo quản thực phẩm trong khoảng 1oC đến 7oC
+ Bảo quản thịt, cá, trái cây, rau củ,…
+ Thời gian: 3 – 7 ngày.
- Đông lạnh:
+ Bảo quản thực phẩm dưới 0oC.
+ Bảo quản: thịt, cá, …
+ Thời gian: vài tuần đến vài tháng.
- Sử dụng tủ lạnh, tủ đông để bảo quản.
2. Làm khô
- Là làm bay hơi nước trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.
- Bảo quản: nông sản, thủy – hải sản.
- Phơi thực phẩm dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy.
3. Ướp
- Là trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm
- Bảo quản: thịt, cá.
- Dùng muối để ướp.
III. Một số phương pháp chế biến thực phẩm
1. Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
a) Luộc
- Làm chín thực phẩm trong nước.
- Chế biến: thịt, trứng, hải sản, rau, củ, …
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với nhiều loại thực phẩm
+ Chế biến đơn giản
+ Dễ thực hiện
- Hạn chế: Một số vitamin dễ bị hòa tan.
b) Kho
- Làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm dà.
- Chế biến: cá, thịt, củ cải, …
- Ưu điểm: mềm, hương vị đậm đà.
- Hạn chế: Thời gian lâu
c) Nướng
- Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt.
- Chế biến: thịt, cá, khoai, …
- Ưu điểm: hương vị hấp dẫn.
- Hạn chế: dễ bị cháy, gây biến chất.
d) Rán
- Làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao.
- Chế biến: thịt gà, cá, khoai tây, ngô, …
- Ưu điểm: có độ giòn, ngậy.
- Hạn chế: nhiều chất béo.
2. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
a) Trộn hỗn hợp
- Trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn.
- Chế biến: rau trộn dầu giấm, nộm, …
- Ưu điểm:
+ Dễ làm
+ Thực phẩm giữ được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng.
- Hạn chế: cầu kì trong lựa chọn, bảo quản và chế biến.
b) Muối chua
- Làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết.
- Chế biến: rau cải bắp, rau cảu bẹ, su hào, dưa chuột, …
- Ưu điểm:
+ Dễ làm
+ Kích thích vị giác khi ăn
- Hạn chế: nhiều muối gây hại cho cơ thể, chua quá sẽ không tốt cho dạ dày.