Giải thích được một số hiện tượng ăn mòn kim loại trong tự nhiên

99

Với giải Em có thể trang 105 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Em có thể trang 105 Hóa học 12: Giải thích được một số hiện tượng ăn mòn kim loại trong tự nhiên.

- Bảo vệ được các đồ dùng làm bằng kim loại trong gia đình khỏi bị ăn mòn kim loại.

Lời giải:

- Giải thích một số hiện tượng ăn mòn kim loại trong tự nhiên như vật dụng bằng thép bị gỉ trong môi trường không khí ẩm: Trong không khí ẩm, trên bề mặt thép luôn có lớp nước mỏng đã hoà tan khí oxygen và carbon dioxide tạo thành dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) thành phần của thép tiếp xúc với dung dịch đó, tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.

Ở anode, xảy ra quá trình oxi hoá: Fe(s) → Fe2+(aq) + 2e

Ở cathode, xảy ra quá trình khử: O2(g) + 2H2O(l) + 4e → 4OH-(aq)

Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá bởi oxygen không khí, tạo thành gỉ sắt có thành phần chính là Fe2O3.nH2O.

- Một số cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn:

+ Phương pháp điện hoá: gắn kim loại cần bảo vệ với kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn.

+ Phương pháp phủ bề mặt: phủ lên bề mặt kim loại cần bảo vệ một kim loại khác không bị gỉ hoặc các chất như sơn, dầu, mỡ …

Lý thuyết Chống ăn mòn kim loại

1. Phương pháp điện hóa

Nguyên tắc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng phương pháp điện hóa là gắn kim loại cần bảo vệ một kim loại khác hoạt động hóa học mạnh hơn. Khi đó, kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn bị ăn mòn.

2. Phương pháp phủ bề mặt

 - Phủ kim loại cần bảo vệ bằng các kim loại khác không bị gỉ như Au, Sn, Zn.

- Phủ kim loại cần bảo vệ bằng các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ như sơn, dầu, mỡ,…

 
Đánh giá

0

0 đánh giá