Sự ăn mòn điện hoá sắt. Chuẩn bị: Hoá chất: đinh sắt mới, nước

124

Với giải Hoạt động thí nghiệm trang 103 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Hoạt động thí nghiệm trang 103 Hóa học 12: Sự ăn mòn điện hoá sắt

Chuẩn bị:

Hoá chất: đinh sắt mới, nước.

Dụng cụ: ống nghiệm (hoặc cốc thuỷ tinh), giá ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho đinh sắt vào ống nghiệm. Thêm tiếp khoảng 3 mL nước.

- Đế ống nghiệm trong không khí khoảng 3 ngày.

Thực hiện yêu cầu sau:

Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm và giải thích.

Sự ăn mòn điện hoá sắt trang 103 Hóa học 12

Lời giải:

Hiện tượng: đinh sắt bị gỉ, có lớp chất rắn màu nâu đỏ lắng dưới đáy ống nghiệm.

Giải thích:

Nước có hoà tan khí oxygen và khí carbon dioxide tạo thành dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.

Ở anode, xảy ra quá trình oxi hoá: Fe(s) → Fe2+(aq) + 2e

Ở cathode, xảy ra quá trình khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Do đó, đinh sắt bị ăn mòn tạo thành gỉ sắt.

Lý thuyết Ăn mòn kim loại

1. Khái niệm

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa

2. Các dạng ăn mòn kim loại trong tự nhiên

a) Ăn mòn hóa học

Khi để kim loại trong không khí, có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trực tiếp giữa kim loại với các chất oxi hóa có trong môi trường

b) Ăn mòn điện hóa

Sự ăn mòn điện hóa kim loại xảy ra khi có sự tạo thành pin điện.

Điều kiện của quá trình ăn mòn điện hóa: Hai kim loại khác nhau hoặc một kim loại và một phi kim; Chúng tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn điện và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá