Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá. Chuẩn bị: Hoá chất: hai đinh sắt mới, dây kẽm

100

Với giải Hoạt động thí nghiệm trang 104 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Hoạt động thí nghiệm trang 104 Hóa học 12: Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá

Chuẩn bị:

Hoá chất: hai đinh sắt mới, dây kẽm, nước máy hoặc nước tự nhiên.

Dụng cụ: hai ống nghiệm đánh số (1) và (2).

Tiến hành:

- Cho đinh sắt thứ nhất vào ống nghiệm (1).

- Quấn dây kẽm quanh đinh sắt thứ hai, sau đó cho vào ống nghiệm (2).

- Thêm nước máy vào mỗi ống nghiệm đến ngập đinh sắt.

- Để các ống nghiệm trong không khí khoảng 3 ngày.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau: Đinh sắt có gắn kẽm bị ăn mòn nhanh hơn hay chậm hơn đinh sắt không gắn kẽm? Giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Đinh sắt có gắn kẽm ăn mòn chậm hơn đinh sắt không gắn kẽm.

Giải thích: Quấn dây kẽm quanh đinh sắt và để vào trong ống nghiệm sau đó cho nước máy đến ngập đinh sắt có sự tạo thành pin điện. Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt nên đóng vai trò là anode và bị ăn mòn trước.

Lý thuyết Chống ăn mòn kim loại

1. Phương pháp điện hóa

Nguyên tắc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng phương pháp điện hóa là gắn kim loại cần bảo vệ một kim loại khác hoạt động hóa học mạnh hơn. Khi đó, kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn bị ăn mòn.

2. Phương pháp phủ bề mặt

 - Phủ kim loại cần bảo vệ bằng các kim loại khác không bị gỉ như Au, Sn, Zn.

- Phủ kim loại cần bảo vệ bằng các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ như sơn, dầu, mỡ,…

 
Đánh giá

0

0 đánh giá