Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương

153

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương

Thực hành trang 53 Chuyên đề Địa Lí 12: Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương

Lời giải:

Làng nghề làm tranh Đông Hồ

Làng nghề nằm tại làng Đông Hồ, nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ với sản phẩm là những bức tranh mộc mạc, vui tươi, hồn nhiên, nội dung gần gũi với đời sống thường ngày của con người. Phản ánh sâu đậm những nguyện vọng, ước mơ của người dân lao động. Miêu tả những phong tục tập quán lễ thức làng quê cổ xưa. Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh. Qua những năm kháng chiến chống Pháp, do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn. Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục.

Tranh Đông Hồ gồm nhiều thể loại, đề tài khác nhau: Tranh thơ, tranh sinh hoạt thường nhật, tranh lịch sử, tranh vẽ theo những tích truyện, tranh cảnh vật. Tranh Đông Hồ thường dùng nhiều bản khắc để in , mỗi bản là một mầu. Mầu vẽ thường lấy từ thiên nhiên: Trắng từ vỏ con điệp ngoài biển, đỏ son lấy từ sỏi son trên đồi núi, vàng lấy từ hoa hoè, đen từ tro lá tre... Tranh Đông Hồ được in trên giấy Dó, một loại giấy được làm thủ công từ nguyên liệu là cây Dó mọc trên rừng giống như vỏ cây Bạch đàn. Cây Dó đem về cho vào cối giã nhỏ, rây thành bột mịn, sau đó dùng bột này chế biến thành giấy Dó. Do trên nền giấy thường được quét bằng một lớp hồ hoặc nhựa thông có pha loại bột từ vỏ sò Điệp giã nhỏ tạo màu sáng lấp lánh nên còn được gọi là giấy Điệp.

Làng nghề đã thu hút được hầu hết số lao động vào các khâu sản xuất, không chỉ vào thời gian nông nhàn, mà nay đã là một nghề sản xuất quanh năm của số đông các gia đình trong làng với tổng doanh thu hàng tỷ đồng/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng nghề ngày được nâng cao, làng quê đã ngói hoá 100%, nhiều gia đình xây nhà kiên cố, nhà nhiều tầng, trong nhà tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ và là một trong những làng có tốc độ đô thị hoá nhanh ở huyện Thuận Thành. Hiện nay tại làng nghề đã hình thành Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian tranh Đông Hồ” rộng đến 5.500m². Trung tâm đã tạo ra được một không gian văn hóa độc đáo, trở thành địa chỉ không thể thiếu đối với các tour du lịch làng nghề. Mỗi năm trung tâm đã đón hàng chục nghìn lượt khách cả trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu và mua sản phẩm.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 54 Chuyên đề Địa Lí 12: Việc bảo tồn và phát triển làng nghề có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?

Lời giải:

Bảo tồn và phát triển làng nghề có ý nghĩa gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Luyện tập 2 trang 54 Chuyên đề Địa Lí 12: Lập sơ đồ thể hiện tác động của làng nghề đến kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường ở nước ta.

Lời giải:

Lập sơ đồ thể hiện tác động của làng nghề đến kinh tế xã hội và tài nguyên

Vận dụng trang 54 Chuyên đề Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, hãy viết bài giới thiệu và quảng bá về sản phẩm của một làng nghề ở nước ta đến du khách quốc tế.

Lời giải:

Làng nón Chuông

Làng nón Chuông tọa lạc tại xã Quốc Trung huyện Thanh Oai cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Làng Chuông thường được biết với tên gọi khác là làng nón lá Thanh Oai với diện tích trên 481 ha gồm 8 thôn dân cư là Tây Sơn, Liên Tân, Quang Trung, Mã Kiều, Chung Chính, Tân Tiến, Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Là một làng nghề ở hà nội lâu đời, từ thế kỉ thứ 8 thì làng đã bắt đầu sản xuất nón. Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông Hà Nội là nơi cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng. Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Hà Thành. Hiện tại, có hơn 4000 hộ dân ở làng Chuông đan nón lá đem đến những sản phẩm giá rẻ, mẫu mã phong phú cho khách hàng trong nước và quốc tế.

Nguyên liệu chính để làm cái nón lá là lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, còn chỉ và khung nón đan bằng nan tre có ở địa phương. Để tạo ra nón đẹp trước hết cần có khung vững chắc. Khung chủ yếu được đan bởi nan nứa và vật liệu này có nhiều dọc hai bờ đê sông Đáy. Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón. Cái tài của người thợ làng Chuông là các mối kết nối dây đan đều giấu kín bằng từng đường chỉ tinh tế. Sợi dây đan theo các đường kim với 16 lớp vòng thì chiếc nón mới thành hình. Khi chiếc nón đã đan xong, người ta hơ với hơi diêm để làm màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Trong khi làm nón, các cô gái làng Chuông trang trí thêm bằng việc dán vào thân nón những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Tinh tế hơn là dùng chỉ màu may chéo ở hai điểm đối diện trong lòng nón để sau đó có thể gắn quai nón bằng những dải lụa mềm, nhiều màu sắc, làm tôn lên nét duyên dáng của mỗi cô gái dưới vành nón.

Đến nơi đây, ngoài khám phá nghề làm nón làng chuông xưa, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động khác như lễ hội làng Chuông, hội chợ làng Chuông là địa điểm hội tụ và diễn ra nhiều hoạt động văn hoá dân gian trong vùng, là nơi để du khách có thể đi đi chơi, để xem trò chơi dân gian độc đáo là đánh cờ nghệ thuật và thổi cơm thi. Bên cạnh đó còn được tham quan các công trình như đình làng Chuông có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” đặc trưng triều Nguyễn, chùa làng nón Chuông khoác trên mình một nét cổ kính nhuộm màu thời gian mang đặc trưng của những ngôi làng cổ ở Hà Nội.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Những vấn đề chung

II. Phát triển làng nghề và các tác động

III. Thực hành: Tìm hiểu làng nghề ở địa phương

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá